Bỏ một thói quen làm giảm 40% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Bỏ hút thuốc làm giảm 30-40% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2, ngăn ngừa các biến chứng.
Theo IDF Diabetes Atlas, 537 triệu người trưởng thành trên thế giới mắc bệnh tiểu đường. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 643 triệu vào năm 2030 và 783 triệu vào năm 2045. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong phổ biến thứ 9 trên toàn cầu với 6,7 triệu ca (năm 2021).
Bệnh tiểu đường tốn kém 966 tỷ USD cho y tế – 9% tổng chi tiêu toàn cầu cho chăm sóc sức khỏe. 44% người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường vẫn chưa được chẩn đoán (240 triệu).
Phần lớn các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 2. Tình trạng này thường liên quan đến các yếu tố lối sống, mặc dù cũng có thể do di truyền. Điều này đồng nghĩa, có thể ngăn ngừa bệnh bằng cách thực hiện một số thay đổi nhất định đối với chế độ ăn uống và thói quen tập thể dục.
Thói quen sinh hoạt lành mạnh góp phần giữ cho đường huyết ở mức tốt. Ảnh minh họa: Times of India
Theo các chuyện gia, bỏ một thói quen cụ thể có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Liên đoàn Tiểu đường Quốc tế (IDF) và Đại học Newcastle (Anh) đã hợp tác để khuyến khích mọi người bỏ thuốc lá vì lý do trên.
Video đang HOT
Theo đó, bỏ hút thuốc có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 từ 30 đến 40%. Các nhà khoa học giải thích: “Bỏ hút thuốc không chỉ làm giảm nguy cơ phát triển bệnh mà còn cải thiện đáng kể việc kiểm soát và giảm nguy cơ biến chứng ở các bệnh nhân”.
Theo Express, bằng chứng cho thấy hút thuốc ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu của cơ thể. Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường như bệnh tim mạch, suy thận, mù lòa; làm chậm quá trình lành vết thương; tăng nguy cơ cắt cụt chi dưới gây gánh nặng đáng kể cho hệ thống y tế.
Giáo sư Akhtar Hussain, Chủ tịch IDF, cho biết: “Liên đoàn Tiểu đường Quốc tế kêu gọi các chính phủ đưa ra các biện pháp chính sách nhằm hạn chế người dân hút thuốc và loại bỏ khói thuốc khỏi tất cả các không gian công cộng”.
Bệnh tiểu đường loại 2 là tình trạng cơ thể gặp vấn đề khi điều chỉnh và sử dụng đường làm nhiên liệu, dẫn đến quá nhiều đường lưu thông trong máu. Lượng đường huyết cao dễ dẫn đến rối loạn hệ tuần hoàn, thần kinh và miễn dịch.
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 thường phát triển chậm. Một người có thể mắc bệnh nhiều năm mà không hề biết. Triệu chứng khi bộc lộ bao gồm cơn khát tăng dần, đi tiểu thường xuyên, nhanh đói, sụt cân nhanh chóng, mệt mỏi, nhìn mờ, vết thương lâu lành, nhiễm trùng thường xuyên, tê hoặc ngứa ran ở tay chân, da sẫm màu (nách, cổ),
Ba 'không' khi ngủ trưa tốt cho sức khỏe
Ngủ trưa đem lại nhiều tác dụng nhưng bạn nên tránh ngủ quá lâu, ngay sau bữa ăn và nằm gục trên bàn làm việc.
Nếu thiếu ngủ hoặc đang muốn thư giãn, bạn có thể nghĩ đến việc ngủ trưa. Tuy nhiên, chợp mắt không đúng cách có thể phản tác dụng. Bạn lưu ý áp dụng 3 điều dưới dưới đây để tận dụng tối đa giấc ngủ ngắn.
Không ngủ trưa quá lâu
Nghiên cứu đã ghi nhận thời gian ngủ trưa tốt nhất nên ở mức 30 phút, sẽ giúp giảm tỷ lệ mắc một số bất ổn sức khỏe như bệnh tim mạch.
Đại học Sơn Đông (Trung Quốc) từng tiến hành nghiên cứu về mối liên hệ giữa ngủ trưa và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Kết luận ghi nhận, ngủ trưa càng dài thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường càng cao, đặc biệt đối với những người béo phì ngủ hơn 90 phút mỗi lần. Ngủ trưa quá lâu sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người có mỡ máu cao.
Ngủ trưa giúp bạn lấy lại năng lượng nhưng bạn nên chọn chỗ ngủ thoải mái. Ảnh minh họa: Creativethinking
Không đi ngủ ngay sau bữa trưa
Theo Aboluowang, khi bạn ăn xong, máu trong cơ thể tập trung hỗ trợ quá trình tiêu hóa, ảnh hưởng lượng máu tới các cơ quan khác. Thiếu máu lên não dễ khiến bạn buồn ngủ như câu nói "căng da bụng, chùng da mắt". Tuy nhiên, bạn đừng vội ngủ ngay.
Nếu bạn ngủ sau khi ăn, quá trình lưu thông máu sẽ chậm lại, hiệu quả làm việc của đường tiêu hóa bị ảnh hưởng. Điều này dễ gây trào ngược axit và làm tổn thương đường tiêu hóa và thực quản.
Với những người trên 50 tuổi, chức năng tiêu hóa không tốt. Đi ngủ ngay sau khi ăn sẽ chuốc thêm rắc rối. Bạn có thể đọc báo, nghỉ ngơi một chút trước khi ngủ.
Không ngủ gục trên bàn
Nếu cơ thể không được duỗi thẳng khi ngủ, máu lưu thông kém, tay chân sẽ lạnh và tê, cuối cùng có thể dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ. Nếu không có giường, bạn có thể mua một chiếc ghế tựa, bịt mắt, một chiếc chăn nhỏ để ngủ thoải mái hơn.
Tác dụng và hạn chế của ngủ trưa
Theo Mayo Clinic, ngủ trưa mang lại nhiều lợi ích khác nhau cho người lớn khỏe mạnh, bao gồm thư giãn, giảm mệt mỏi, tăng sự tỉnh táo, cải thiện tâm trạng, phản ứng nhanh hơn và trí nhớ tốt hơn.
Tuy nhiên, nhiều người không thể ngủ vào ban ngày hoặc khó ngủ ở những nơi khác ngoài giường của họ. Ngoài ra, một số người cảm thấy choáng váng và mất phương hướng khi thức dậy sau một giấc ngủ ngắn.
Thông thường, chợp mắt vào buổi trưa không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ ban đêm. Nhưng nếu bạn bị mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc vào ban đêm thì ngủ trưa có thể khiến vấn đề trở nên trầm trọng hơn.
Ăn nhiều thịt đỏ tăng nguy cơ mắc tiểu đường? Bệnh tiểu đường loại 2 ngày càng có xu hướng gia tăng và trẻ hóa, vậy ăn nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường loại 2? Bệnh tiểu đường là căn bệnh khá nhiều người mắc phải, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm về tim mạch, thận, ung thư và chứng mất trí nhớ. Nguyên nhân dẫn tới căn...