Bố mẹ mừng rớt nước mắt: “Con em có chỗ học lớp 1 rồi!”
Sau những ngày lo âu khi sắp tựu trường mà con vẫn không có chỗ học, nhiều phụ huynh ở Quận 12, TPHCM thở phào khi con có tên trong danh sách. Nhưng đi cùng niềm vui này là lo lắng sĩ số lớp quá cao.
Chị Đặng Thị Thanh thở phào khi con sẽ có chỗ đi học lớp 1
Chia sẻ với PV Dân trí, chị Đặng Thị Thanh, ngụ Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TPHCM rối rít kể, chị vừa lên phường cập nhật lại danh sách vào lớp 1 cho con là cháu Nguyễn Minh Trí.
Sáng sớm 25/8, chị cùng rất nhiều phụ huynh đến UBND Phường được người phụ trách hướng dẫn lấy giấy báo từ tổ dân phố, chắc chắn sẽ có giấy báo trước ngày nhập học.
“Hiện tại, chưa biết cháu được phân bổ vào trường nào nhưng có chỗ để học là gia đình tôi mừng lắm rồi”, người mẹ cho hay.
Chị Thanh kể, hành trình làm hồ sơ cho con đi học lớp 1 của chị và không ít phụ huynh thời gian qua vô cùng gian nan, toàn gặp cảnh “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”.
Lên hỏi nơi này thì chỉ đến nơi kia, nơi khác thì bảo chờ, chờ đến ngày không thông báo kết quả, đến sát ngày tựu trường thì phía Phòng Giáo dục… nói đem con về quê học hoặc học trường tư. Cả gia đình ăn ngủ không yên, không biết phải thế nào.
“Tôi cũng lưu ý với người thân, người quen nên cân nhắc, tính toán đến việc học của con từ sớm nếu có ý định chuyển về TPHCM sinh sống, lập nghiệp”, anh Nguyễn Văn Tuấn cho biết.
Lo lắng quá tải sĩ số
“Sau khi cân nhắc, chúng tôi quyết định cho con theo học trường tư. Dù điều này nằm ngoài kế hoạch của gia đình cũng như thêm gánh nặng tài chính”, anh Tuấn nói.Anh Nguyễn Văn Tuấn, ngụ ở Quận 12, TPHCM cho biết, gia đình anh cũng là trường hợp KT3 dưới 12 tháng, đến gần ngày con không có tên trong danh sách nhập học lớp 1.
Nhiều địa bàn ở TPHCM bị áp lực rất lớn về sĩ số học sinh (Ảnh minh họa)
Mới đây, anh biết quận sẽ bố trí nhận hết học sinh trên địa bàn bằng cách tăng sĩ số, giảm hai buổi. Chưa kịp mừng vì con sẽ được nhận học, vợ chồng anh lo lắng khi thấy sĩ số lớp học quá kinh khủng. Kế hoạch hiện tại đã là 50 học sinh/lớp, tăng nữa thì không biết thế nào.
Chị Đặng Thị Thanh bày tỏ, phụ huynh vừa chủ quan, vừa bị động trong việc này. Danh sách trẻ trên địa bàn, quận đã cập nhật từ lâu, nắm được số lượng… nhưng đến sát ngày nhập học mới báo không có chỗ học thì phụ huynh xoay không kịp. Tình hình hay quyết định thế nào, cần thông báo sớm để phụ huynh có kế hoạch.
Tốc độ xây dựng trường lớp ở TPHCM “đuổi không kịp” với tốc độ tăng dân số cơ học (Ảnh minh họa)
Về phía phụ huynh, nghe thông tin phổ cập, thành phố có đủ chỗ học cho học sinh, tâm lý cũng chủ quan.
Người mẹ cũng lo lắng trước phương án quận tăng sĩ số lớp để tiếp nhận học sinh lớp, trong khi hiện tại đã là 50 học sinh/lớp. Theo chị Thanh, đây chỉ nên là phương án trước mắt để trẻ nhập học, còn sau đó cần mở rộng trường lớp để giảm tải.
Tốc độ xây trường “đuối” trước tốc độ tăng dân số cơ học
Trước sự việc hàng ngàn học sinh ở quận 12 không có chỗ học lớp 1, mới đây TPHCM thống nhất phương án trước mắt là tăng sĩ số lớp, giảm tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày để tiếp nhận học sinh.
Một số địa bàn ở TPHCM, tốc độ xây dựng trường lớp không theo kịp tốc độ tăng dân số cơ học. Nhiều nơi, tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày rất thấp, chỉ khoảng 30%, không đáp ứng được yêu cầu của chương trình mới.
Về công tác đầu tư xây dựng trường lớp chuẩn bị cho khai giảng năm học mới 2020-2021 và các công trình dự kiến hoàn thành cuối năm 2020 là 90 dự án với trên 1.370 phòng học mới. Theo báo cáo của Sở GD&ĐT TPHCM, năm học này tăng thêm 54.000 học sinh ở tất cả các bậc học.
TPHCM hiện đạt 291 phòng học/10.000 dân số trong độ tuổi đi học (3-18 tuổi), gần đạt mốc 300 phòng học/10.000 dân số theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ X.
Tuy nhiên, không đồng đều ở các quận huyện, có nơi chỉ có 230 phòng học/10.000 dân, không đáp ứng được việc tổ chức cho học sinh học 2 buổi/ngày.
Đối với ba quận áp lực nhất, trong buổi làm việc với Đoàn đại biểu Quốc hội vào giữa tháng 7/2020, ông Lê Hoài Nam, Phó GĐ Sở GD&ĐT TPHCM cho biết, để thực hiện cuốn chiếu chương trình giáo dục phổ thông mới, từ nay đến 2025, Q. Bình Tân cần xây thêm 947 phòng học, Q. Tân Phú cần thêm 777 phòng học, Q.12 cần xây thêm 989 phòng học.
Đề xuất hỗ trợ học phí cho học sinh ngoài công lập
Tại buổi làm việc về tình hình tuyển sinh đầu cấp năm học 2020-2021 ngày 24/8, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TPHCM đề nghị Sở GD&ĐT TPHCM chủ trì, tham mưu UBND TPHCM phương án, kế hoạch hỗ trợ học phí cho học sinh tiểu học khối ngoài công lập. Căn cứ theo Luật Giáo dục và dựa trên nguồn lực thực tế của thành phố, xem xét cụ thể đối tượng, hình thức và định mức hỗ trợ phù hợp.
Đại diện Sở GD&ĐT TPHCM đang nghiên cứu, tham mưu UBND TP đề án hỗ trợ học phí cho đối tượng học sinh tiểu học ngoài công lập để trình HĐND TP xem xét.
100% học sinh lớp 1 học 2 buổi/ngày là không thể!
Để đảm bảo triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, học sinh lớp 1 được học 2 buổi/ngày, nhiều quận huyện ở TP.HCM đã cắt các lớp bán trú, 2 buổi/ngày của các khối lớp trên dồn phòng cho lớp 1.
TP.HCM lập kế hoạch chuẩn bị trường lớp để đáp ứng thực hiện chương trình giáo dục mới cho học sinh lớp 1 và các lớp khác những năm sau -ẢNH: NGUYỄN LOAN
Sáng 24.8, UBND TP.HCM đã họp với Sở GD-ĐT và các sở, ngành liên quan để tìm cách giải quyết khó khăn trong vấn đề tuyển sinh và triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới cho học sinh (HS) lớp 1. Đến nay, khi năm học mới đã cận kề nhiều quận, huyện vẫn chưa sắp xếp ổn thỏa việc triển khai chương trình mới.
Số lượng trường lớp hạn chế
Chia sẻ tại buổi họp, ông Tạ Tân, Trưởng phòng Phòng GD-ĐT Q.Tân Phú, cho biết đây là quận có dân số rất đông trong khi số lượng trường lớp hạn chế. Hiện bậc tiểu học chỉ có 30% HS được học 2 buổi/ngày.
"Năm nay, quận có thêm 7.097 HS lớp 1. Nếu xóa hết số lớp 2 buổi/ngày của cả quận thì số phòng dư ra chỉ vừa đáp ứng đủ 100% lớp 1 năm nay được học 2 buổi/ngày. Nhưng bài toán đặt ra là năm tới HS lớp 5 ra trường chỉ có 5.100 em, vậy thì quận cũng chỉ nhận được số HS vào lớp 1 tương đương và các em chỉ được học 1 buổi vì đã xóa hết các lớp 2 buổi để ưu tiên cho lớp 1 năm nay rồi. Đây là bài toán mà chúng tôi tính hoài không ra", ông Tân nói.
Thấp thỏm vì hàng ngàn em bé ở TP.HCM có nguy cơ không được học lớp 1
"Quận tôi thì không có chừa em nào hết, cứ em nào đến độ tuổi đi học, sinh sống trên địa bàn quận là chúng tôi nhận hết, không cần thiết phải có sổ tạm trú hay hộ khẩu vì đây là đối tượng ưu tiên, cần phải được đi học. Nhưng để đảm bảo 100% HS lớp 1 đều học 2 buổi/ngày là không thể", ông Tân thẳng thắn nói.
Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, do áp lực tăng dân số nên hiện nay vẫn còn 6 quận, huyện chưa đạt tỷ lệ 100% HS lớp 1 được học 2 buổi/ngày gồm Gò Vấp, Tân Phú, Bình Tân, Thủ Đức, Q.12 và H.Bình Chánh.
Tăng tốc xây dựng trường lớp
Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ thực hiện cuốn chiếu, năm nay bắt đầu từ lớp 1 sau đó sẽ triển khai tiếp đến các khối lớp khác, do vậy phải có phương án lâu dài trong việc đảm bảo trường lớp.
Theo ông Hiếu, dù Bộ GD-ĐT vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện chương trình mới, nhưng dựa trên khung ban hành của Bộ thì HS lớp 1 phải học ít nhất 6 buổi/tuần. Do vậy, những trường đáp ứng đủ phòng ốc thì HS được học 2 buổi/ngày, còn với những trường gặp khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất, phòng học thì sẽ không dạy 2 tiết tự chọn là: ngoại ngữ 1, tiếng dân tộc thiểu số. Nhưng tất cả các trường phải dạy ít nhất 6 buổi/tuần.
Tương tự, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho rằng những năm trước TP đã chịu áp lực trong vấn đề sắp xếp trường lớp, chỗ học cho HS. Năm nay, do thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới nên càng áp lực hơn.
"Trước mắt để giải quyết vướng mắc trong năm học này thì chúng ta phải giảm 2 buổi/ngày của các khối khác để đảm bảo cho lớp 1 thực hiện chương trình mới. Về giải pháp lâu dài thì phải tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất theo kế hoạch TP đã đề ra trong giai đoạn 2020 - 2025", ông Nguyễn Hoài Nam nói.
Ngoài ra, Sở sẽ nghiên cứu hướng tập trung phát triển các trường tiểu học ngoài công lập, đồng thời sẽ tham mưu UBND TP xây dựng đề án hỗ trợ học phí cho những HS khó khăn phải học các trường ngoài công lập trình Hội đồng nhân dân TP.HCM để đảm bảo công bằng cho HS. Đây là kế hoạch lâu dài.
Lắng nghe ý kiến của các quận, huyện cũng như của Sở GD-ĐT, ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho rằng để giải quyết những khó khăn này, Sở Kế hoạch - đầu tư và Sở Xây dựng quan tâm đến việc thực hiện các công trình giáo dục, bởi vì trong tình hình mới, tỷ lệ tăng dân số cơ học rất lớn do vậy phải đẩy nhanh tốc độ phát triển cơ sở vật chất. Ông cũng đề nghị Sở GD-ĐT TP.HCM đề xuất đề án hỗ trợ học phí cho những HS khó khăn đi học ở các trường ngoài công lập.
Tuy nhiên, theo ông Đức, cứ 5 năm TP.HCM có thêm khoảng 1 triệu người, với mức độ tăng đột biến như vậy thì không cách nào xây dựng trường lớp bắt kịp tốc độ này. Người dân lại phân bố không đều, tập trung nhiều ở các quận có khu công nghiệp. Do vậy, người dân cũng phải phân tích tình hình, khi đến TP làm việc phải cân nhắc nơi ở phù hợp với việc làm và cả chỗ học của con cái.
Quận 12 sẽ nhận hết số HS chưa được vào lớp 1
Chia sẻ về vấn đề tuyển sinh của Q.12 tại buổi họp, ông Nguyễn Văn Đức, Phó chủ tịch UBND Q.12, cho biết năm nay qua rà soát thống kê, Q.12 có khoảng 10.093 HS vào lớp 1. Để nhận hết số HS, quận sẽ tiếp tục rà soát số lượng, đồng thời giảm số lớp học 2 buổi/ngày ở tất cả các khối lớp bậc tiểu học.
Ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, chỉ đạo Sở GD-ĐT TP.HCM hướng dẫn, hỗ trợ để Q.12 sắp xếp, nhận hết số HS còn lại trên địa bàn quận khi các em đã đến tuổi vào lớp 1 nhưng vẫn phải đảm bảo triển khai chương trình giáo dục mới.
TP.HCM sẽ nhận hết số học sinh chưa được vào lớp 1 ở quận 12 Trong buổi họp với Sở GD-ĐT về công tác tuyển sinh lớp 1, ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết sẽ sắp xếp để nhận hết số học sinh chưa được vào lớp 1 ở quận 12. Trước đó, nhiều phụ huynh ở quận 12 đã 'ngồi trên đống lửa' khi cận kề năm học mới vẫn chưa xin...