Bố mẹ chồng nói tôi tàn nhẫn khi muốn đưa con sống riêng sau 8 năm chồng mất
Bố chồng tôi còn đổ ốm, mẹ chồng đòi tự tử nếu tôi dọn khỏi nhà. Tôi thật sự khó nghĩ quá
Bước vào đời sống hôn nhân chưa lâu thì Dũng, chồng tôi qua đời sau một vụ tai nạn giao thông. Ở tuổi đôi mươi và đang quện hơi ấm với người chồng vừa mới gắn bó, tôi như người ngã ngựa. Đúng lúc ấy thì tôi hay tin trong mình đang mang mầm sống của anh. Vừa bấn loạn vừa tủi cực, may nhờ có bố mẹ đôi bên xốc lại tinh thần, tôi mới dần hồi phục và bình tâm xác định con đường phía trước cho mình.
Bố mẹ chồng sợ tôi có quyết định dại dột với số phận sinh linh bé bỏng nên ra sức yêu chiều dỗ dành tôi. Họ nói chỉ cần tôi vững tâm sinh cháu cho ông bà, rồi tương lai sau đó của bản thân tự tôi định đoạt. Thực ra tôi chưa bao giờ có ý định bỏ con. Một phần vì đó là những gì may mắn Dũng để lại sau khi ra đi, phần vì đó chính là mầm sống, là động lực nuôi dưỡng tôi đi qua những tháng ngày mất phương hướng này.
Bố mẹ chồng tôi được an ủi vì cháu trai bù đắp phần nào nỗi đau mất con. Ảnh minh họa
Hằng đêm gạt nước mắt khi nằm vò võ một mình, tôi trò chuyện với đứa con ngày một lớn lên trong bụng mình, rồi tự đối thoại với bản thân. Rằng tôi đang may mắn có những gì trong tay và cần cố gắng tự mình chèo chống qua cơn hoạn nạn này theo cách nào đỡ bi kịch nhất.
Con trai tôi ra đời giống bố như đúc khiến ông bà nội vui sướng bội phần. Như được ông trời bù đắp những tổn thương khi đứa con trai chẳng may vắn số ra đi, họ ra sức dồn tình thương và sự chăm sóc cho đứa cháu bé bỏng. Tôi thở phào vì mình đã hoàn thành tâm nguyện của ông bà. Chắc hẳn nơi xa, chồng tôi cũng mãn nguyện khi thấy con trai khỏe mạnh bình yên như vậy.
Thời gian giúp tôi dần nguôi ngoai nỗi đau mất chồng. Những lần hiếm hoi có chút thời gian cho riêng mình, tôi ngắm nhìn hình ảnh bản thân phản chiếu trong gương và biết mình vẫn còn quá trẻ. Bản thân cũng cần có những dự định tương lai cho mình khi con cứng cáp.
Nhưng ông bà nội dần bộc lộ bản tính ích kỷ. Họ muốn giữ lại tôi cho gia đình, muốn tôi chung thủy ở vậy nuôi con và gắn bó lâu dài với ông bà. Chính vì thế, mỗi khi thấy tôi chăm chút hình thức và chuẩn bị đi ra ngoài, dù chỉ là gặp gỡ bạn học hay về nhà ngoại là họ nhìn theo thở dài bóng gió xa xôi.
Nếu có đối tượng nọ kia cũng lâm vào cảnh “gà trống nuôi con” muốn gặp gỡ tiến tới tìm hiểu tôi, họ ngăn chặn ngay từ đầu với câu nói ráo hoảnh: “Nó đang còn con nhỏ và tâm nguyện ở lại thờ chồng”.
Cuộc sống dần bí bách vì tôi chìm sâu vào sự quản thúc gắt gao của bố mẹ chồng. Tôi đi đâu, làm gì cũng phải trình diện ông bà. Nếu không, khi tôi trở về sẽ gặp phải sự soi xét chất vấn cùng những lời lẽ không thể nặng nề hơn được nữa: “Con còn nhỏ dại đã muốn cao chạy xa bay. Tôi nghiệp thằng Dũng vắn số”.
Video đang HOT
Có lần tôi đánh bạo xin bố mẹ chồng cho tôi đi học nghề. Tôi muốn ổn định cuộc sống, tự chủ về kinh tế để có thể lo cho bản thân và con nhỏ sau này. Nhưng ông bà cương quyết phản đối. Họ nói tôi cứ yên tâm ở vậy nuôi con, họ sẽ có trách nhiệm cho cháu trai tới cuối đời.
Tôi thật sự rối bời. Ảnh minh họa
Ông bà đã có tuổi, ai dám đảm bảo họ sẽ theo con tôi bao bọc được cháu mãi mãi? Tôi cần có sự chuẩn bị tinh thần để trong hoàn cảnh nào cũng có thể sống ổn. Tuy ông bà nói thế nhưng trong thâm tâm tôi biết họ sợ tôi đi ra, tầm nhìn thay đổi, sẽ đủ lông đủ cánh tự chủ và rời bỏ gia đình họ.
Tôi cứ dùng dằng khổ sở như thế 8 năm sau ngày chồng mất. Con trai đã lớn, sức khỏe, thời gian và cả ý chí tôi đều có, nhưng rồi lại bị giam cầm với những lý lẽ và sự độc đoán của ông bà nói riêng và của cả người đời. Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ với người dì ở Sài Gòn ra chơi đã làm tôi thay đổi hoàn toàn tư duy.
Dì nói: Cháu cần cương quyết với bên nội một lần. Việc chẳng may chồng mất sớm là điều không ai mong muốn. Cháu đã ở vậy chăm nuôi con khôn lớn, giờ là lúc cần hoạch định lại đời mình, tự chủ theo cách bản thân mong muốn.
Nếu cứ mãi ở vậy trong sự giam lỏng của hệ tư tưởng cũ bên nội, sẽ chẳng người đàn ông nào dám tiến tới với cháu cả. Hãy bàn với bố mẹ đẻ để tăng thêm tiếng nói, dứt khoát đưa con về và nhờ sự chăm sóc của ông bà ngoại. Từ đó cháu mới có thời gian tâm sức để làm những việc mà bản thân lâu nay tạm thời gác lại”.
Tôi đã cương quyết bày tỏ nguyện vọng cá nhân với bố mẹ chồng theo cách mà dì tư vấn. Có cả bố mẹ đẻ ở đó, trò chuyện nhũn nhặn theo cách “đưa mẹ con về chăm sóc đỡ đần thêm, lâu nay ông bà đã vất vả nhiều rồi”.
Cũng không ngoài dự tính của tôi, ông bà nằng nặc không đồng ý, còn khóc lóc, trách móc tôi tàn nhẫn, họ đã khổ vì mất con, nay còn mất đi hạnh phúc được vui vầy với cháu. Ông đổ ốm, bà dọa sống dọa chết khiến tôi không thể nào ra đi được.
Tôi muốn cuộc sống riêng của mình nhưng tôi cũng không muốn tàn nhẫn thấy hai bố mẹ chồng đã già rồi còn phải buồn bã đến mức đau ốm. Liệu việc ra đi của tôi có sai? Tôi cần làm gì để bố mẹ chồng tôi hiểu bây giờ?
Gianglam91@gmail.com
Theo docbao.vn
Làm dâu với danh hão "mèo mù vớ cá rán", vợ trẻ bị tát xây xẩm mặt mày vì lỡ lời khi nhờ chồng trông con
Hằng chưa bao giờ nghĩ chồng lại có thể tát mình đến xây xẩy mặt mày như vậy chỉ vì một câu lỡ lời.
Vợ chồng Hằng và Nam lấy nhau được gần 2 năm nay và đã có 1 bé gái 7 tháng tuổi. Nam là con một nên họ ở chung với bố mẹ chồng như một lẽ tất yếu. Hơn thế nữa, nhà cô lại ở xa nên cũng phải nhờ ông bà nội chuyện con cái.
Còn nhớ ngày cả hai quyết định kết hôn, mọi người xung quanh đã ngạc nhiên thế nào. Điều này cũng dễ hiểu thôi khi mà Hằng chỉ là một đứa con gái tỉnh lẻ, nhan sắc bình thường còn Nam lại đẹp trai, nhà mặt phố và gia đình giàu có. Lúc đó cô phải chịu không biết bao nhiêu lời bàn tán. Đó có khi chỉ là lời trêu đùa như mèo mù vớ cá rán hay chuột sa chĩnh gạo nhưng cũng có khi lại là sự ác ý rằng Hằng đã "bẫy" Nam.
Cuối cùng Hằng và Nam cũng vượt qua mọi lời ra tiếng vào để đến với nhau bằng một đám cưới hoành tráng. Lúc cùng chồng bước vào sân khấu với ánh mắt ngưỡng mộ của mọi người, cô đã nghĩ mình chính là cô dâu hạnh phúc nhất. Ai ngờ đó chỉ khúc dạo đầu của những ngày tháng mệt mỏi phía sau.
(Ảnh minh họa)
Nhà chồng Hằng không chê con dâu nghèo nhưng lại luôn cho rằng cô là đứa lười biếng, vụng về chuyện nấu ăn và có làm gì cũng chỉ nhận về toàn chê bai mà thôi. Vì vậy mà nhiều khi cô cũng chẳng muốn cô gắng trở thành dâu hiền vợ đảm nữa.
Không chỉ có thế, Nam cũng như thay đổi hoàn toàn. Khi yêu anh chiều chuộng cô bao nhiêu thì bây giờ lại vô tâm bấy nhiêu. Được bố mẹ chiều chuộng từ nhỏ nên anh hoàn toàn ỷ lại mọi việc vào vợ và luôn luôn coi lời mẹ là số 1. Ngược lại bố mẹ chồng Hằng cũng chỉ một mực bênh vực con trai, có gì không bằng lòng là ông bà đều đổ tại con dâu mà thôi.
Suy cho cùng đó đều là do sự lựa chọn của cô nên suốt gần 2 năm qua, Hằng luôn cố gắng nhẫn nhịn mọi việc. Dù nhiều lần bị mắng oan, dù đôi khi ấm ức phát khóc đi được nhưng cô vẫn im lặng. Nhưng đến chuyện mới xảy ra hôm qua thì cô khó lòng mà chấp nhận được.
Chẳng là bình thường Hằng sẽ cho con ăn trước cả nhà nên sau khi mọi người ăn xong thì cô dọn ngay luôn được. Thế nhưng chiều qua con bé cứ khóc mãi mà không chịu ăn nên cô đành để xong bữa tối mới cho ăn thêm. Nhưng bố chồng cô thì khó tính, thấy mãi mà con dâu chưa kịp rửa bát nên lớn tiếng mắng: "Có mấy cái bát, chúng mày không rửa thì để tao rửa, để đó tao làm hết!"
(Ảnh minh họa)
Thấy bố chồng giận dữ nên Hằng vội vàng bảo chồng trông con để mình đi dọn dẹp. Đúng lúc Nam đang xem bóng đá nên cô gọi mãi không được. Khó chịu vì chồng nghe thấy mà không chịu trả lời, cô bế con vào đặt ngay cạnh chồng và xẵng giọng:
- Anh trông con đi cho em đi rửa bát!
- Vợ với con! Không lúc nào được yên cả.
- Ơ. Anh vô lý thế! Bát đũa chưa rửa, bếp núc chưa dọn, mẹ không ở nhà mà bố thì cáu. Anh không trông con thì đi rửa bát đi.
- Cô nói ai vô lý thế hả?
- Em nói anh đấy! Anh thử xem làm chồng làm cha mà anh có bao giờ nghĩ đến việc đỡ đần vợ con không? Vô trách nhiệm cũng vừa vừa...
- Láo toét!
Vừa nói Nam vừa vung tay tát vợ một cái xây xẩm mặt mày. Lúc đó không đứng vững chắc Hằng đã ngã ra sàn lúc nào không biết. Biết mình mạnh tay nên anh có vẻ ái ngại nhưng tuyệt nhiên không một lời xin lỗi. Đau đến ù tai nhưng Hằng không hề hé răng nói 1 lời cũng chẳng rơi 1 giọt nước mắt mà chỉ nhìn chồng với ánh mắt căm ghét rồi quay lưng đi dọn dẹp.
Đến đêm, khi tỉnh dậy cho con bú, Hằng đã thấy chồng nằm cạnh từ lúc nào. Bình thường anh chẳng mấy khi ngủ cùng 2 mẹ con nên đây hoàn toàn là chuyện lạ. Một lúc sau, Nam hỏi: "Lúc tối có đau lắm không?". Nước mắt cô cứ thế trào ra nhưng nhất quyết không nói một lời nào với chồng. Thấy vợ cự tuyệt, anh chẳng nói thêm nữa chứ đừng nói chuyện xin lỗi.
Sáng nay, Hằng không buồn chuẩn bị quần áo cho chồng đi làm như mọi khi nữa, 2 vợ chồng cũng không đi cùng nhau. Nam tỏ ý muốn làm lành như cô chưa muốn. Những ngày thế này cô chỉ muốn tìm một nơi nào đó yên tĩnh, ngủ một giấc thật thoải mái mà thôi.
Theo afamily.vn
Vợ chồng "mặt nặng mày nhẹ" vì tranh cãi nghỉ 30/4 về quê nội hay ngoại Nhìn bạn bè, đồng nghiệp vui vẻ và háo hức lên kế hoạch đi nghỉ dịp 30/4 tới mà Lan cảm thấy buồn và chạnh lòng. Lấy chồng đã 6 năm nay nhưng lần nào nghỉ lễ dài hoặc Tết là vợ chồng Lan (quê Quế Võ - Bắc Ninh) lại tất tả đưa con về quê chồng ở Hà Tĩnh. Hai vợ...