Bộ máy quản lý giáo dục phình to lại đòi thêm phụ cấp, ngân sách nào kham nổi?

Theo dõi VGT trên

Mỗi tỉnh có hàng trăm người ngồi ghế lãnh đạo, chuyên viên của sở và phòng giáo dục mà đều muốn hưởng phụ cấp đứng lớp thì ngân sách nào kham nổi?

Đọc bài viết “Đãi ngộ cán bộ quản lý giáo dục như thế, Bộ sao tuyển được người giỏi?” của tác giả Sông Trà đăng trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 21/10/2017, dù có nhiều điểm đồng cảm với tác giả nhưng tôi lại nghĩ khác tác giả Sông Trà rất nhiều điều.

Bộ máy quản lý giáo dục phình to lại đòi thêm phụ cấp, ngân sách nào kham nổi? - Hình 1

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ giải trình trước Quốc hội hôm 9/6 về một số vấn đề giáo duc. Ảnh chụp màn hình.

Ngành giáo dục không tuyển được người giỏi về làm việc tại sở, phòng là vì các cơ quan chức năng không tổ chức thi tuyển, không muốn đưa những người có năng lực lên thôi.

Bởi lâu nay nhiều nơi không tuyển “người tài” mà vẫn quen “chọn người nhà”, chọn người thân quen của mình để bổ nhiệm, cất nhắc.

Những lãnh đạo sở hay phòng vẫn chủ yếu là “bốc” hiệu trưởng các trường lên, trong khi theo tôi thấy phần lớn những người này là những người “ngoại giao tốt” và “chỉ đạo hay” nên họ rất được lòng cấp trên.

Những cán bộ, chuyên viên ở sở hay phòng giáo dục và đào tạo không được phụ cấp đứng lớp cũng là điều hoàn toàn hợp lí.

Không đứng lớp thì không có phụ cấp âu cũng là một lẽ rất đỗi thường tình.

Trong thực tế, không phải là giáo viên, lãnh đạo các trường không muốn về các cơ quan cao hơn. Ngược lại, nhiều người vẫn tìm cách để chạy về đó chứ.

Bởi bớt vài chục phần trăm phụ cấp nhưng bù lại họ có quyền chức cao hơn thì bổng lộc đi kèm cũng không hề ít.

Chỉ có một số hiệu trưởng đang “làm vua một cõi” mà điều động về làm chuyên viên mới không muốn bỏ những quyền lợi mà mình đang được hưởng, chứ nếu điều động hiệu trưởng về đảm nhận một chức vụ lãnh đạo cụ thể cao hơn thì mấy ai chối từ?

Trước khi viết bài này, chúng tôi đã vào website của một số sở giáo dục và đào tạo trong cả nước để tham khảo.

Người viết nhận thấy, ngoài các thành viên ban giám đốc sở thì còn có rất nhiều các phòng, ban khác như:

Văn phòng; phòng tổ chức cán bộ; phòng thanh tra; phòng kế hoạch – tài chính; phòng chính trị, tư tưởng;

Phòng giáo dục trung học và giáo dục thường xuyên; phòng giáo dục tiểu học; phòng giáo dục mầm non; phòng giáo dục chuyên nghiệp và khảo thí – kiểm định chất lượng giáo dục;

Phòng công nghệ thông tin; phòng quản lý thư viện – thiết bị; ban quản lý đầu tư xây dựng các công trình thuộc sở giáo dục và đào tạo; Công đoàn giáo dục…

Mỗi phòng, ban của sở có số lượng ít nhất cũng phải 5 người, có phòng lên đến trên chục người.

Ở các phòng giáo dục huyện (thành phố trực thuộc tỉnh) cũng được cơ cấu các bộ phận tương tự, chỉ ít hơn về số lượng.

Ngoài ra, các thành viên kiêm nhiệm hội đồng bộ môn các cấp cũng được rải đều ở các địa phương.

Phải nói rằng giáo viên đứng lớp hiện nay có quá nhiều lãnh đạo trực tiếp và gián tiếp.

Vì thế, mỗi tỉnh có hàng trăm, thậm chí những tỉnh lớn lên đến hàng ngàn người ngồi ghế lãnh đạo, chuyên viên của sở và phòng giáo dục mà đều muốn hưởng phụ cấp đứng lớp thì ngân sách nào kham nổi?

Với tình hình kinh tế nước ta hiện nay thì “bầu sữa ngân sách” đâu phải là nồi cơm Thạch Sanh trong truyện cổ tích để chi cho những người không đứng lớp mà lại được hưởng phụ cấp đứng lớp?

Với việc cơ cấu một đội quân quản lý khổng lồ như vậy nên mỗi lần thanh, kiểm tra các đơn vị cơ sở là có cả một đoàn lãnh đạo chuyên trách, kiêm nhiệm đầy đủ các ban bệ đi theo.

Họ về đơn vị nào là đơn vị ấy… khiếp sợ.

Nếu thanh, kiểm tra chuyên đề về hành chính thì chỉ liên quan đến một số người còn thanh, kiểm tra về chuyên môn thì tất tần tật các hoạt động dạy học của nhà trường như hồ sơ chuyên môn, hồ sơ lưu trữ, dự giờ giáo viên trong trường là họ làm rất kĩ lưỡng.

Video đang HOT

Và, dĩ nhiên góp ý thì trên trời dưới bể và phán xét giáo viên đến rất nhiệt tình.

Dù đơn vị cơ sở làm tốt đến đâu cũng không bao giờ vừa ý vì mỗi một “thầy” có một cách đán.h giá, nhận xét khác nhau.

Ngành cứ hô hào đổi mới giáo dục mãi mà mỗi khi về thanh, kiểm tra giáo viên vẫn là tư tưởng “cầm tay chỉ việc” lật giở từng trang giáo án, từng tờ hồ sơ và phán chuyện “đúng, sai” thì làm sao có đổi mới giáo dục được?

Có tinh giản bớt các lãnh đạo phòng, sở được không?

Tại Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) vừa qua, đán.h giá khái quát việc đổi mới tổ chức bộ máy hiện nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ:

“Số lượng cấp phó, số người được hưởng chế độ “hàm” không hợp lý;

Cơ cấu, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn nhiều bất cập;

Số lao động phục vụ gián tiếp quá nhiều trong khi thiếu nhân lực trực tiếp làm chuyên môn nghiệp vụ.

Số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước ở các đơn vị sự nghiệp công và người hoạt động không chuyên trách cấp xã ngày càng nhiều.

Thực tế này cho thấy, việc tinh giản bộ máy, nâng cao hiệu quả lãnh đạo là nhu cầu bức thiết cho mục tiêu kiến tạo phát triển”.

Những lời đán.h giá của Tổng Bí thư cho thấy thực tế những năm qua, chúng ta đã có nhiều quyết sách để tinh giản bộ máy các cơ quan công lập, nhưng rõ ràng việc thực hiện vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

Hiện nay, ở các đơn vị sự nghiệp không chỉ thừa giáo viên mà lãnh đạo gián tiếp ở các sở, phòng cũng được biên chế bộ máy rất cồng kềnh và hoạt động không hiệu quả, gây nhiều lãng phí về ngân sách và phiền nhiễu cho cán bộ và giáo viên dưới cơ sở.

Đã sinh ra nhiều phòng, ban thì tổ chức nào cũng muốn thể hiện vai trò, vị thế của mình với cấp dưới.

Việc chỉ đạo, phát động rất nhiều việc vô bổ và kém hiệu quả, dẫn đến giáo viên phải gồng mình để chạy theo những chỉ đạo, những phát động, những cuộc thi mà không phải cái nào cũng thiết thực với yêu cầu đổi mới giáo dục nước nhà.

Thời gian qua, chúng ta đã thấy nổi lên tình trạng lạm thu ở các trường học.

Vậy tổ chức thanh tra giáo dục đang ở đâu?

Cấp sở quản lí trực tiếp các trường trung học phổ thông và các trung tâm giáo dục thường xuyên- dạy nghề; cấp phòng quản lí trực tiếp các trường trung học cơ sở, tiểu học, mầm non.

Đó là chưa kể các tổ chức thanh tra của các uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, xã, trường học.

Nghĩa là mỗi đơn vị trường học có rất nhiều cơ quan thanh tra giám sát.

Vậy mà, lạm thu vẫn hoành hành, các phòng, ban thanh tra gần như “bất lực” trước vấn nạn lạm thu, dạy thêm trái phép…Họ không phát huy được vai trò, vị trí của mình.

Mặc dù, nhiều tỉnh chỉ có trên dưới 10 huyện, thị. Nhiều huyện (thị) cũng chỉ khoảng từ 10-15 xã (phường).

Việc kiểm tra về tình trạng lạm thu hiện nay nếu các cơ quan chức năng muốn làm có lẽ không phải là quá khó.

Chỉ trừ các huyện miền núi địa bàn rộng nhưng các địa phương miền núi lại ít khi xảy ra lạm thu.

Các trường học ở đồng bằng có khoảng cách từ các cơ quan hành chính đến các đơn vị không phải là quá xa.

Vì thế, đầu năm, các cán bộ thanh tra ngành giáo dục cùng kết hợp với thanh tra ủy ban đi kiểm tra một vòng cũng chỉ hết vài ngày đến một tuần là xong.

Nếu thanh tra sâu sát, đúng với luật thì việc phát hiện ra sai phạm không phải là khó khăn.

Nhưng phần lớn việc đi thanh, kiểm tra đầu năm của các địa phương chỉ dừng lại trên vài kế hoạch hay báo cáo của lãnh đạo nhà trường.

Vì thế, rất hiếm khi phát hiện ra sai phạm. Vì tất cả các loại giấy tờ đều đã hợp thức hóa hết cả rồi.

Chưa kể, mối quan hệ chằng chịt lợi ích giữa lãnh đạo nhà trường với cán bộ thanh, kiểm tra làm cho hoạt động này rất “khó” phát hiện sai phạm.

Trong khi chỉ cần mượn vài quyển sổ chủ nhiệm của giáo viên là biết các khoản thu của nhà trường và tìm ra nhiều vấn đề.

Vậy có phải các tổ chức thanh tra đang hoạt động chồng chéo nhau mà kém hiệu quả không? Lạm thu và dạy thêm trái phép vẫn lan tràn mà thanh tra giáo dục không phát hiện được, thì có còn cần thiết phải nuôi bộ máy thanh tra giáo dục các cấp như hiện nay?

Có phải người giỏi không muốn lên sở, về phòng?

Mấy ngày nay, câu chuyện vị Chủ tịch huyện Yên Dũng (Bắc Giang) bổ nhiệm cán bộ trẻ, năng lực giỏi nhưng không phải con ông cháu cha nên bị Chủ tịch tỉnh yêu cầu kiểm điểm đang xôn xao dư luận.

Bởi người được bổ nhiệm vị trí Phó phòng Giáo dục là thầy giáo Lương Đình Giáp không nằm trong “qui hoạch” nhưng đã vượt qua 20 trường hợp được quy hoạch vào vị trí Phó phòng.

Điều khác biệt là “người thứ 21″ nhưng thầy giáo Lương Đình Giáp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cho chức vụ này.

Đó là, trình độ Đại học chính quy; chuyên ngành khoa học tự nhiên; tốt nghiệp Đại học Sư phạm 1 Hà Nội; đã có kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi.

Thậm chí thầy Giáp còn “thừa tiêu chuẩn” là đã tốt nghiệp Thạc sỹ toán học, đã từng bồi dưỡng cho một học sinh đỗ vào Đại học Y khoa Hà Nội với số điểm cao nhất trong số học sinh tỉnh Bắc Giang thi vào các trường Đại học năm 2015.

Vì thế, có thật là những giáo viên giỏi không muốn về Phòng, Sở hay cơ chế của chúng ta chưa cho phép?

Nên mới dẫn đến tính trạng mà dư luận trong ngành vẫn rỉ tai nhau: “Người giỏi ở dưới trường. Người thường thường lên Sở. Người dở dở làm việc trên Bộ”.

Và, câu chuyện 20 người được qui hoạch vào một chức vụ Phó phòng Giáo dục thì không hẳn là câu chuyện cán bộ không muốn lên Sở lên Phòng.

Vấn đề còn lại là cơ chế tuyển dụng, sử dụng nhân tài như thế nào mà thôi!

Tác giả Sông Trà nêu vấn đề:

“Nhiều cán bộ, chuyên viên ở Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo phản ánh rất đúng:

Họ thường phải tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn lại các chuyên đề chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán ở các đơn vị trường học (cũng soạn bài, lên lớp, giảng dạy như cán bộ, giáo viên ở dưới trường)”.

Điều này có thể đúng, nhưng chưa đủ.

Thử hỏi, mỗi năm các vị chuyên viên tập huấn cho cơ sở được mấy ngày?

Và các hướng dẫn hiện hành ai cũng biết là với ngạch chuyên viên thì mỗi ngày tập huấn – họ được hưởng chế độ bồi dưỡng cũng không hề ít.

Cứ nhìn vào các cuộc tập huấn VNEN, bàn tay nặn bột, trải nghiệm sáng tạo…và hiệu quả triển khai các dự án, chương trình này thời gian vừa qua là đủ thấy chất lượng hoạt động tập huấn của các chuyên viên như thế nào.

Thỉnh thoảng ra đề thi như học kì hay tuyển sinh thì họ đều có chế độ rất cao nhưng nhiều đề thi họ “cắt, dán” từ các đề cơ sở gửi lên mà cũng thường xuyên sai sót.

Chuyện sai sót này ta đã chứng kiến rất nhiều lần qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Ngoài ra, các hội thi, các cuộc thi của giáo viên, học sinh đều cơ cấu các lãnh đạo phòng, ban vào các hội đồng tổ chức, vào ban giám khảo và dĩ nhiên họ có nhiều quyền lợi.

Khi họ đi cơ sở được thêm chế độ công tác phí, phụ cấp trong ngày, qua đêm có tiề.n thuê phòng.

Chúng tôi được biết nhiều khi cán bộ, chuyên viên dù không đến cơ sở nhưng họ vẫn gửi và nhờ các ban giám hiệu chứng nhận, đóng dấu “giấy đi đường” để thanh toán chế độ công tác phí!

Vì thế, quyền lợi, chế độ của họ khi đương chức không hẳn là bị giảm đi so với công tác dưới cơ sở.

Lời kết

Hiện nay, ngành giáo dục có khoảng 1,24 triệu người, đây là ngành có số lượng người hưởng lương từ ngân sách nhiều nhất.

Trong đó, riêng đội ngũ lãnh đạo, chuyên viên cũng chiếm một số lượng khá lớn.

Nên chăng, Nhà nước thúc đẩy tinh giản biên chế ngành giáo dục thì hãy bắt đầu từ chính bộ máy quản lý cồng kềnh của ngành, từ Bộ Giáo dục và Đào tạo xuống các các sở và phòng giáo dục.

Người xưa dạy không sai: “lắm thày nhiều ma, lắm cha con khó lấy chồng”; “một người lo bằng kho người làm”…Bộ máy quản lý cồng kềnh không chỉ gây tốn kém và lãng phí ngân sách, quan trọng hơn nó chính là lực cản của mọi công cuộc đổi mới giáo dục và là nơi phát sinh nhiều tiêu cực.

Nhiều cấp lãnh đạo cả trực tiếp và gián tiếp chỉ làm cho việc chỉ đạo chuyên môn thêm rối và làm khổ thêm cho giáo viên mà thôi.

Theo GDVN

Sau thanh tra, nhân viên trường thành con nợ

Cho rằng các nhân viên Trường Trung cấp nghề Quang Trung hưởng ưu đãi sai đối tượng, thanh tra quận Gò Vấp lập danh sách truy thu của một số cán bộ và nhân viên với số tiề.n 648 triệu đồng

UBND quận Gò Vấp, TP HCM đã có văn bản gửi chánh thanh tra quận; trưởng các phòng tài chính - kế hoạch, kinh tế; y tế, nội vụ và hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề (TCN) Quang Trung về xử lý sai phạm trong quản lý, điều hành tại Trường TCN Quang Trung. Một trong 4 nội dung mà UBND quận Gò Vấp chỉ đạo Trường TCN Quang Trung là tổ chức thu hồi số tiề.n gần 648 triệu đồng do chi phụ cấp thâm niên và phụ cấp ưu đãi 30% sai quy định. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhận được đơn của cán bộ, nhân viên về các vấn đề này. Họ cho rằng bản thân không nợ nên quận không được truy thu.

Truy thu phụ cấp liệu có đúng?

Theo tìm hiểu của chúng tôi, số tiề.n gần 648 triệu đồng mà UBND quận Gò Vấp yêu cầu truy thu do chi phụ cấp thâm niên và phụ cấp ưu đãi 30% sai quy định kéo dài từ năm 2012 đến 2016, qua 3 đời hiệu trưởng.

Hiệu trưởng đương nhiệm là ông Đặng Thanh Tuấn, cho biết hiện trường chỉ tự chủ một phần vì vẫn đang nhận ngân sách nhà nước. Không phải tự chủ hoàn toàn nên việc thực hiện phụ cấp thâm niên cho nhân viên khối hành chính và phụ cấp ưu đãi 30% cho một số cán bộ không trực tiếp giảng dạy là sai.

Sau thanh tra, nhân viên trường thành con nợ - Hình 1

Trường Trung cấp nghề Quang Trung

Trong khi đó, ông Dương Minh Kiên, nguyên hiệu trưởng nhà trường, khẳng định trường là đơn vị tự chủ hạng 1 (tự chủ hoàn toàn), được quận xác định từ lúc còn là trung tâm dạy nghề. Trường được UBND quận giao tự chủ tài chính theo từng thời kỳ 3 năm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Khi thực hiện tự chủ tài chính, nhà trường thực hiện đúng các quy định về xây dựng đề án tự chủ, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ... Sau khi có nghị quyết của hội nghị công nhân viên chức, nhà trường gửi quy chế chi tiêu nội bộ về phòng tài chính - kế hoạch quận và kho bạc nhà nước theo hướng dẫn; kết quả tài chính hằng năm đều có báo cáo quyết toán và được duyệt quyết toán của cấp trên. Việc thực hiện này là công khai, đều được đưa ra hội nghị cán bộ viên chức thảo luận, được xây dựng trong quy chế chi tiêu nội bộ, có thỏa thuận của Công đoàn cơ sở và gửi về Phòng Tài chính - Kế hoạch để theo dõi, giám sát thực hiện; gửi Kho bạc Nhà nước quận Gò Vấp để làm căn cứ giám sát theo đúng quy định và hằng năm đều được kiểm tra, duyệt quyết toán.

Vấn đề đặt ra là nếu việc phụ cấp thâm niên và phụ cấp ưu đãi là sai thì tại sao phòng tài chính - kế hoạch và kho bạc quận lại không phát hiện trong suốt 5 năm?

Về phần mình, ông Dương Minh Kiên cho biết với vai trò là hiệu trưởng, nếu trong giai đoạn ông quản lý có sai sót, vi phạm gì ông cần nhận được thông tin đầy đủ và có trách nhiệm giải trình với cơ quan chức năng. Thế nhưng, ông không biết và cũng không được giải trình về những vấn đề kết luận cho là sai phạm.

Hiệu trưởng bị phản ánh không đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm

Không chỉ phản ứng về số tiề.n bị truy thu, nhiều cán bộ, giáo viên, nhân viên của Trường TCN Quang Trung còn phản ánh quận Gò Vấp bổ nhiệm người không đủ tiêu chuẩn để làm hiệu trưởng. Cụ thể là ông Đặng Thanh Tuấn - hiệu trưởng đương nhiệm.

Khoản 2, điều 14 Luật Giáo dục nghề nghiệp (có hiệu lực từ ngày 1-7-2015) quy định hiệu trưởng trường trung cấp, cao đẳng phải có đủ 4 tiêu chuẩn. Một trong các tiêu chuẩn đó là hiệu trưởng được bổ nhiệm phải có ít nhất 5 năm làm công tác giảng dạy hoặc tham gia quản lý giáo dục nghề nghiệp; đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục nghề nghiệp; có đủ sức khỏe.... Trường hợp ông Đặng Thanh Tuấn nhận quyết định về làm hiệu trưởng Trường TCN Quang Trung từ tháng 6-2016 sau khi rời ghế Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) quận Gò Vấp với bằng cấp chuyên môn thạc sĩ giáo dục - cử nhân giáo dục chính trị - cử nhân luật; trước khi làm trưởng Phòng GD-ĐT quận, ông Tuấn là hiệu trưởng trường tiểu học.

Làm việc với chúng tôi, ông Đặng Thanh Tuấn cho biết trước đây, ông làm Trưởng Phòng GD-ĐT quận Gò Vấp, có quản lý các trung tâm giáo dục thường xuyên, dạy nghề nên thực tế là có quản lý giáo dục nghề nghiệp. Hơn nữa, ông thuộc đối tượng cán bộ luân chuyển nên không bị ràng buộc quy định tối thiểu 5 năm làm công tác giảng dạy hoặc tham gia quản lý giáo dục nghề nghiệp. Kết luận thanh tra của quận Gò Vấp cũng có ghi việc bổ nhiệm ông Tuấn là đúng quy định.

Lập luận của ông Tuấn đã không được cơ quan quản lý chuyên môn chấp thuận. Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM, cho biết trường học là đơn vị sự nghiệp, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp phải có chuyên môn, kinh nghiệm để triển khai công việc. Luật Giáo dục nghề nghiệp đã quy định rất rõ các tiêu chuẩn của hiệu trưởng được bổ nhiệm nên phải tuân thủ. Quận Gò Vấp là đơn vị quản lý trực tiếp Trường TCN Quang Trung, khi bổ nhiệm hiệu trưởng họ đã không hiệp thương với đơn vị quản lý chuyên môn là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM.

Thiếu kinh nghiệm quản lý giáo dục nghề nghiệp

Theo phản ánh của các cán bộ, giáo viên Trường TCN Quang Trung, do bổ nhiệm một cán bộ không có kinh nghiệm trong quản lý giáo dục nghề nghiệp nên việc điều hành trường được ông Tuấn thực hiện theo kinh nghiệm khi còn làm trưởng phòng GD-ĐT: Không quan tâm đến hội đồng trường, không thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường, không quan tâm đến hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm định trường. Do không quan tâm đến hoạt động của hội đồng trường nên việc định hướng phương hướng, mục tiêu chiến lược, quy hoạch phát triển trường cũng không có, không quan tâm đến việc điều chỉnh, xây dựng chương trình đào tạo, mở rộng ngành nghề đào tạo, phát triển đội ngũ giáo viên để bảo đảm công tác đào tạo nghề theo quy định.

Theo NLD

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Á hậu Việt và cuốn sổ ghi chi tiết từng bữa cafe, trà sữa khi hẹn hò với nam thần showbiz vì sợ một điều
23:20:55 29/09/2024
Vợ cũ Bằng Kiều: "Một mình anh Hoài Linh chấp hết mười mấy ca sĩ"
23:18:15 29/09/2024
'Đệ nhất mỹ nam' Jo In Sung: Lẻ bóng tuổ.i 43, bị đồn yêu Song Hye Kyo
22:11:27 29/09/2024
Nhan sắc gâ.y số.c của Triệu Lệ Dĩnh
23:26:37 29/09/2024
Nhan sắc rực rỡ và những thay đổi trong diva Hồng Nhung sau 2 năm sống ở Paris
22:35:10 29/09/2024
Người đạo diễn tài năng mắc 'tội' quá yêu vợ NSND nổi tiếng
22:38:59 29/09/2024
Mẹ và anh trai lên tiếng về phát ngôn bỏ học của Negav trước 20.000 khán giả
22:08:41 29/09/2024
Thanh Hằng tươi rói khi được chồng nhạc trưởng hôn má, Quách Thu Phương sexy
22:29:34 29/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

1 Anh Trai gặp chấn thương chả.y má.u ngay giữa concert

Sao việt

06:53:14 30/09/2024
Mới đây, người hâm mộ của Captain Boy xó.t x.a khi xem clip nam ca sĩ bị thương, chả.y má.u ở ngón tay khi thực hiện một tiết mục.

Gia thế của Bò Chảnh - bạn gái thiếu gia Xemesis gây tò mò

Netizen

06:52:38 30/09/2024
Sau khi xác nhận chia tay vào tháng 6, thiếu gia Xemesis nhanh chóng có tình mới. Anh chàng được cho đang hẹn hò với hot girl tên là Ý Nhi ( Bò Chảnh).

Điều tra trách nhiệm vụ sập sân khấu thi Miss Cosmo 2024

Tin nổi bật

06:50:47 30/09/2024
Ngày 29/9, Công an quận 11 phối hợp với Sở Xây dựng TPHCM điều tra trách nhiệm các đơn vị liên quan vụ sập sân khấu cuộc thi Miss Cosmo 2024.

Nam diễn viên tự ti vì nói đớt, từng mặc cảm muốn bỏ nghề

Tv show

06:39:18 30/09/2024
Tôi sở hữu một chất giọng khó nghe hay còn gọi là giọng đớt. Khi tôi nói nhanh, khán giả khó nghe kịp những gì tôi nói - Lê Nam chia sẻ.

Lisa nôn nóng công khai bạn trai CEO, làm chuyện chưa từng có trên sân khấu lớn

Sao châu á

06:33:40 30/09/2024
Trong không khí sôi động của Global Citizen Festival, Lisa (BLACKPINK) đã thực sự làm nên một đêm nhạc đáng nhớ. Với tư cách là một trong những nghệ sĩ biểu diễn chính, nữ thần tượng hàng đầu K-pop đã mang đến màn trình diễn mãn nhãn.

45 tuổ.i, mỹ nhân 'Sắc, Giới' được đạo diễn Hàn Quốc mê mẩn vì vẻ ngoài 'hack tuổ.i'

Làm đẹp

06:32:48 30/09/2024
Thang Duy nổi tiếng khắp châu Á với phim Sắc, Giới đóng cùng tài tử Lương Triều Vỹ, hiện tại, ở tuổ.i 45, cô vẫn được khán giả yêu mến bởi vẻ ngoài trẻ đẹp, yêu kiều.

Thời trang của hai công chúa châu Âu khi làm sinh viên

Thời trang

06:27:52 30/09/2024
Công chúa Elisabeth (22 tuổ.i) là người kế vị ngôi vương của Hoàng gia Bỉ. Năm học này, công chúa Elisabeth bắt đầu học thạc sĩ chuyên ngành chính sách công tại Học viện Kennedy thuộc Đại học Harvard (Mỹ).

Loại rau giàu chất xơ xào với con chứa đầy canxi được món ngon ăn mãi chẳng béo, đảm bảo ai cũng thích

Ẩm thực

06:14:04 30/09/2024
Món ăn vừa đơn giản, dễ làm lại thơm ngon, bổ dưỡng, ăn nhiều không béo, chắc chắn cả nhà sẽ thích. Hãy tham khảo ngay công thức dưới đây nhé!

Mỹ nhân đẹp nhất Trung Quốc đóng phim mới nhìn như yêu quái Tây Du Ký: Netizen Trung chê, netizen Việt khen độc đáo

Hậu trường phim

05:55:31 30/09/2024
Mới đây, tạo hình nữ quỷ vương của Địch Lệ Nhiệt Ba ở bộ phim ngôn tình Mộ tư từ đang gây ra những luồng ý kiến trái chiều.

Khởi tố 4 cán bộ thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Quỳ Châu

Pháp luật

05:54:13 30/09/2024
Mặc dù được phân công phụ trách Trạm quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ Châu Bính, thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Quỳ Châu, 4 cán bộ trạm này đã thống nhất nhận tiề.n của hàng chục người để họ được vào rừng khai thác măng...

Top phim Hoa ngữ được xem nhiều nhất tháng 9, bất ngờ với 'Phàm Nhân Ca'

Phim châu á

05:54:13 30/09/2024
Cùng điểm qua những bộ phim Hoa ngữ chiếm vị trí đầu trên bảng xếp hạng với lượt xem nhiều nhất trong tháng 9 này.