Bộ không hướng dẫn, nếu địa phương xếp lương giáo viên sai, ai chịu trách nhiệm?
Năm 2021, ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đặt mục tiêu xây dựng 85 trường công lập đạt chuẩn quốc gia. Tuy vậy, diễn biến phức tạp và kéo dài của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ triển khai.
Song, với quyết tâm xây dựng môi trường giáo dục đạt chuẩn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, các đơn vị, trường học thuộc thành phố Hà Nội đã và đang nỗ lực khắc phục khó khăn, ưu tiên cao nhất mọi nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ để về đích đúng hẹn.
Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia góp phần quan trọng vào công tác nâng cao chất lượng dạy và học. Trong ảnh: Một giờ học ngoại ngữ trong năm học 2020-2021 của học sinh Trường Trung học cơ sở Hoàn Kiếm (quận Hoàn Kiếm) – trường đạt chuẩn quốc gia năm 2020. Ảnh: Thanh Tùng
Khắc phục khó khăn, bảo đảm tiến độ
Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, toàn thành phố hiện có 1.696 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, chiếm 77% số trường công lập của Thủ đô. Năm 2021, toàn ngành phấn đấu xây dựng 85 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, gồm 30 trường mầm non, 26 trường tiểu học, 24 trường trung học cơ sở và 5 trường trung học phổ thông. Đến thời điểm này, các đơn vị đã hoàn thành việc tự đánh giá theo quy định và đang hoàn thiện hồ sơ.
Là trường mới được đoàn kiểm tra của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đánh giá đạt các tiêu chuẩn quy định của trường đạt chuẩn quốc gia, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Tự Lập (huyện Mê Linh) Đào Xuân Đoàn cho biết, nhiều hạng mục đã xuống cấp nên trường được huyện Mê Linh đầu tư 41 tỷ đồng để cải tạo, xây dựng mới. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Mê Linh, đơn vị thi công và nhà trường đã khắc phục nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 để đẩy nhanh tiến độ xây dựng, mua sắm trang thiết bị. Hiện tại, nhà trường đang chờ quyết định công nhận đạt chuẩn quốc gia…
Trong khi đó, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Long Biên Vũ Thị Thu Hà thông tin, năm 2021, kế hoạch của quận Long Biên là xây dựng 5 trường đạt chuẩn. Sau một thời gian tạm dừng để phòng, chống dịch, các dự án đang tăng tốc triển khai và đã cơ bản hoàn thiện 5 tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia. Với tiến độ này, hết năm nay, toàn quận sẽ có 70 trường chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ hơn 83% số trường công lập của quận.
Song, không phải đơn vị nào cũng thuận lợi như vậy. Theo Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông Phạm Thị Lệ Hằng, ngoài nguy cơ chậm tiến độ do ảnh hưởng của dịch bệnh, việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia của quận còn gặp khó khăn do quỹ đất của một số trường hạn chế. Việc mở rộng, cải tạo một số trường chưa đáp ứng kịp tốc độ gia tăng học sinh hằng năm, dẫn đến sĩ số học sinh/lớp cao hơn quy định, nhất là tại địa bàn có nhiều khu đô thị…
Tập trung mọi nguồn lực
Khu giáo dục thể chất của Trường Trung học cơ sở Cao Bá Quát (huyện Gia Lâm), một trong 85 trường phấn đấu xây dựng đạt chuẩn quốc gia năm 2021 của thành phố Hà Nội. Ảnh: Nhật Nam
Video đang HOT
Để hỗ trợ các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia năm 2021, thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều giải pháp, như hỗ trợ kinh phí cho một số huyện khó khăn, ưu tiên quỹ đất để mở rộng, xây dựng trường học… Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng đã kịp thời hỗ trợ các đơn vị trong quá trình triển khai. Đặc biệt, các đơn vị, trường học đã đẩy nhanh tiến độ, ưu tiên cao nhất cho công tác này để về đích đúng hẹn.
Theo Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ba Vì Phùng Ngọc Oanh, toàn huyện đang nỗ lực để được UBND thành phố Hà Nội công nhận 14 trường đạt chuẩn quốc gia vào cuối năm nay. Hiện tại, các dự án đã hoàn thành khoảng 80% khối lượng công việc. Các đơn vị thi công sẽ tận dụng tối đa thời gian còn lại của năm để đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các hạng mục đủ theo 5 tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo…
Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông Phạm Thị Lệ Hằng cho biết, để giải quyết bài toán quá tải trường học, giảm dần sĩ số học sinh/lớp ở những nơi có quy mô lớn, quận Hà Đông đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, ưu tiên kinh phí, bổ sung quỹ đất để xây dựng thêm trường học, tách trường với những đơn vị có quy mô lớn và nâng tầng ở một số trường…
Còn theo Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình Lê Đức Thuận, công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là một trong các chỉ tiêu kinh tế – xã hội rất quan trọng. Các trường trong kế hoạch đều được ưu tiên dành kinh phí rất lớn, như: Trường Tiểu học Kim Đồng được đầu tư 120 tỷ đồng, Trường Tiểu học Thành Công B được đầu tư 80 tỷ đồng… Đến hết năm nay, quận sẽ có thêm 4 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, để có tổng cộng 40 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm gần 82% số trường công lập của quận.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Thúy Lĩnh (quận Hoàng Mai) chia sẻ: “Chúng tôi đang nỗ lực đồng hành cùng nhà trường hoàn thiện các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất để đạt trường chuẩn, như sân chơi, cây xanh…, giúp các con sớm được học tập ở môi trường tốt”.
Liên quan đến vấn đề này, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến cho biết, từ nay đến cuối năm 2021, Sở tiếp tục đôn đốc các đơn vị, nhà trường thực hiện các thủ tục theo quy định, kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh, tận dụng tối đa thời gian để hoàn thành kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia năm 2021 ở mức cao nhất.
Dù có áp lực về thời gian, song quan điểm của Sở là không vì đạt chỉ tiêu mà tổ chức đánh giá, thẩm định qua loa. Các trường đạt chuẩn quốc gia phải bảo đảm sĩ số học sinh/lớp theo đúng Điều lệ trường học ở từng cấp học. Cụ thể, không quá 35 học sinh/lớp đối với các trường tiểu học; không quá 45 học sinh/lớp đối với trường trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Số địa phương cho học sinh đến trường giảm, Bộ GD-ĐT có giải pháp gì?
Dù tình hình chống dịch Covid-19 trên cả nước được đánh giá là kiểm soát tốt hơn, các dịch vụ thiết yếu đang dần mở cửa trở lại, nhưng số lượng địa phương mở cửa trường cho học sinh đến trường đang giảm.
Trước tình hình này, Bộ GD-ĐT đã đưa ra giải pháp để kết thúc năm học mà chất lượng dạy học không ảnh hưởng quá nặng nề.
Hiện nay học sinh ở hầu hết các địa phương học trực tuyến, học qua truyền hình - NGỌC THẮNG
Ngày đến trường lùi dần
Theo cập nhật thông tin của Bộ từ các sở GD-ĐT, tính đến ngày 8.10, cả nước có 23 tỉnh, TP tổ chức dạy học trực tiếp; 9 tỉnh, TP kết hợp dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình; 31 tỉnh, TP tổ chức dạy học trực tuyến và qua truyền hình.
Phụ huynh sốt ruột, Hà Nội nói "chưa có kế hoạch"
Dù đã đưa ra rất nhiều "dự lệnh" về việc sẵn sàng đón HS trở lại trường từ cuối tháng 9 đến nay nhưng Hà Nội hiện vẫn nằm trong nhóm các địa phương tổ chức dạy học trực tuyến và qua truyền hình. Một số huyện ngoại thành, thuộc vùng xanh suốt mấy tháng qua không có ca bệnh trong cộng đồng như Ba Vì, Sóc Sơn... đã kiến nghị và lên kế hoạch chi tiết cho việc đón HS trở lại trường. Tuy nhiên, Hà Nội vẫn đang áp dụng chung một hình thức học tập trực tuyến với tất cả các trường học trên toàn TP, bất kể là vùng xanh hay vùng đỏ.
Mới đây, một trường tư thục ở H.Sóc Sơn gây xôn xao dư luận khi "vượt rào" tiếp nhận HS đi học trực tiếp, bất chấp việc chưa có quyết định của UBND TP. Trường này đã bị xử lý vi phạm, yêu cầu dừng việc đón HS đến trường và xử phạt hành chính tổng số tiền 60 triệu đồng. Tuy nhiên, phụ huynh thì lên tiếng cho rằng TP cần có giải pháp linh hoạt hơn cho HS ở khu vực an toàn được đến trường vì đây còn là nhu cầu bức thiết của người dân. Họ chỉ ra bất cập khi hết thời gian thực hiện giãn cách, cha mẹ đã đi làm trong khi con vẫn ở nhà không có người trông coi.
Ngày 12.10, trả lời báo chí về việc TP đã tính toán gì về thời điểm cho HS đi học trở lại chưa, ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội, cho hay: "TP chưa có lộ trình và thời điểm cụ thể. Chúng tôi đang rà soát phải tính toán thêm, nhất là khi mở hàng không và các hoạt động vận tải. Khi nào có sự an toàn, TP mới báo cáo Thường trực Thành ủy. Nếu có mở lại việc học trực tiếp cũng sẽ mở các vùng an toàn trước".
Như vậy, so với đầu năm học và 2 tuần trước, số địa phương cho học sinh (HS) đến trường giảm 2 tỉnh, thành; có thêm 6 địa phương tổ chức dạy học trực tuyến và qua truyền hình.
Ghi nhận thực tế cho thấy những địa phương ở phía nam vốn là tâm dịch như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai... đến nay tình hình dịch bệnh kiểm soát tốt hơn nhưng chưa có địa phương nào có thể đón HS trở lại trường. Sở GD-ĐT TP.HCM đưa ra dự kiến phải đến tháng 1.2022 mới có thể mở cổng trường đồng loạt.
Trong khi đó, một số địa phương vốn đang "bình yên" lại xuất hiện các ca F0 ngoài cộng đồng, trong đó nhiều F0 là HS, giáo viên nên buộc phải tạm hoãn hoặc tạm dừng dạy học trực tiếp.
Lấy mẫu xét nghiệm cho trẻ em tại Trường mầm non Sao Mai (Bắc Ninh). Trong số 10 ca mắc Covid-19 mới ghi nhận từ ngày 10.10 đến nay ở Bắc Ninh có 6 ca bệnh là trẻ em Trường mầm non Sao Mai. - CTTĐT BẮC NINH
Tại Bình Định, theo kế hoạch, các trường trong nội thành TP.Quy Nhơn bắt đầu tổ chức dạy và học từ ngày 11.10. Riêng các trường mầm non, tiểu học, THCS tại 2 phường Bùi Thị Xuân và Trần Quang Diệu tổ chức dạy và học từ ngày 18.10. Tuy nhiên, tối 10.10, Sở GD-ĐT tỉnh này phải phát đi thông báo khẩn về việc lùi thời gian đến trường theo dự kiến do xuất hiện một số ổ dịch mới trên địa bàn.
Tỉnh Bắc Ninh trải qua gần 1 tháng không có các ca bệnh mới trong cộng đồng. Trước đó, từ ngày 24.9, tỉnh này cho HS, học viên các cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp trở lại trường và chia ca để đảm bảo giãn cách. Đến ngày 1.10, Bắc Ninh tiếp tục cho phép trẻ mầm non, sinh viên Trường CĐ Sư phạm Bắc Ninh đến trường. Tuy nhiên, sau 10 ngày đi học, đến ngày 10 và 11.10, Bắc Ninh phát hiện chùm ca bệnh Covid-19 gồm 6 trường hợp HS Trường mầm non Sao Mai (P.Võ Cường,
TP.Bắc Ninh). Do vậy, TP.Bắc Ninh đã phải tạm phong tỏa Trường mầm non Sao Mai, tiến hành lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ HS và giáo viên. HS ở các phường Võ Cường và Phong Khê được yêu cầu tạm dừng đến trường từ ngày 11.10 cho đến khi có thông báo mới.
Ngày 13.10, H.Phước Sơn (Quảng Nam) vừa ghi nhận thêm 19 ca dương tính Covid-19 liên quan đến 1 F0 phát hiện trước đó, trong đó có 17 HS, 1 giáo viên, hiện địa phương phải giãn cách xã hội toàn xã hội, tạm thời đóng cửa trường học. Tương tự, H.Mộ Đức (Quảng Ngãi) cũng phải tạm dừng cho HS đến trường học trực tiếp từ ngày 12.10 vì phát hiện có 2 ca F0 là HS tiểu học và THCS tại 2 trường trên địa bàn.
Trước đó, Hà Nam là một trong 25 địa phương cho HS đi học trực tiếp từ đầu năm học. Tuy nhiên, từ cuối tháng 9 đến nay, tỉnh này đã buộc phải chuyển toàn bộ HS các cấp sang học trực tuyến vì phát hiện hàng chục ca F0 là HS và giáo viên ở một số trường trên địa bàn.
Bộ GD-ĐT chấp nhận sẽ phải kéo dài năm học
Mới đây, tại cuộc họp giữa Phó thủ tướng Vũ Đức Đam với một số bộ, ngành về tình hình thực hiện kế hoạch năm học 2021 - 2022, Bộ cũng đã nêu thực tế tình hình dạy học của các địa phương trên cả nước hiện nay, đồng thời xác định sẽ còn nhiều khó khăn ở phía trước.
Chuẩn bị đủ nguồn vắc xin tiêm cho hơn 8 triệu trẻ em từ 12 - 17 tuổi
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thông tin: Bộ Y tế đã lựa chọn được loại vắc xin phù hợp và đang chuẩn bị đủ nguồn vắc xin để sẵn sàng tiêm cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi. Theo Bộ Y tế, cả nước hiện có trên 8 triệu trẻ em từ 12 - 17 tuổi, với số lượng vắc xin cần để tiêm 2 mũi là khoảng 16 triệu liều. Bộ Y tế phấn đấu trong quý 4/2021 sẽ tiêm đủ 2 mũi cho trên 95% trẻ em thuộc đối tượng này. Đối với trẻ em từ 3 - 11 tuổi (khoảng trên 14 triệu em), Bộ Y tế đang tiếp cận nguồn vắc xin phù hợp, đồng thời tham khảo kinh nghiệm thế giới và các chuyên gia, nhà khoa học trong nước để khi đảm bảo điều kiện sẽ sẵn sàng tiêm cho trẻ em lứa tuổi này.
Để bù đắp kiến thức cho HS khi có thể mở cửa lại trường học, ông Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, cho rằng giải pháp đầu tiên được Bộ tính đến là chỉ đạo các địa phương linh hoạt trong việc kết thúc năm học, trong đó chấp nhận việc kéo dài thời gian để bù đắp kiến thức cho HS. Việc này sẽ tùy thuộc vào tình hình từng địa phương để có xử lý cho phù hợp. Giải pháp thứ hai, khi HS trở lại học trực tiếp thì việc học trực tuyến, qua truyền hình vẫn tiếp tục là công cụ duy trì trong việc bù đắp, củng cố kiến thức cho HS.
"Bộ sẽ có những điều chỉnh trong kiểm tra, đánh giá theo hướng phù hợp với tinh thần cốt lõi và khuyến khích tinh thần tự học của HS", ông Sơn khẳng định.
Thống nhất với phương án của Bộ là kế hoạch năm học 2021 - 2022 sẽ kết thúc linh hoạt, tùy vào tình hình của địa phương, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý sự linh hoạt không chỉ ở cấp tỉnh mà phải cả cấp huyện, xã; việc thi cử, đánh giá kết quả học tập định kỳ, cuối năm phải được thực hiện rất linh hoạt.
Ông Đam cũng yêu cầu phải tổ chức tiêm vắc xin sớm và thật an toàn cho HS trong độ tuổi theo quy định của Bộ Y tế, giao Bộ Y tế phối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức ngay việc đăng ký tiêm vắc xin cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi, để khi có vắc xin sẽ tổ chức tiêm nhanh.
Ông Đam cũng đề nghị các tỉnh, thành căn cứ tình hình dịch bệnh, nơi nào không nhất thiết phải sử dụng các cơ sở giáo dục thì sớm tu sửa, củng cố thêm một bước hạ tầng thông tin phục vụ học tập; đảm bảo khi dịch đi qua, HS có môi trường học tập khang trang, sạch sẽ.
Trường dân tộc nội trú 3 lần nhận Huân chương Lao động Trường THPT Dân tộc nội trú (DTNT) tỉnh Thanh Hóa là ngôi trường THPT DTNT đầu tiên trong cả nước được công nhận đạt chuẩn quốc gia và đã 3 lần được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động. Học sinh Trường THPT DTNT tỉnh Thanh Hóa vui tươi trong ngày đầu tuần. Tỷ lệ đậu đại học nguyện vọng 1...