Bộ không bắt buộc dạy tiếng Hàn, tiếng Đức, chỉ thêm lựa chọn cho học trò
Hiện nay “Ngoại ngữ 1″ có 7 thứ tiếng gồm: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn, Tiếng Đức.
Ngày 4/3/2020, nhiều bài báo đặt tít với nội dung, tiếng Hàn là ngoại ngữ bắt buộc cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 12 khiến dư luận xôn xao.
Có thể liệt kê như sau:
Báo điện tử VietNamNet: Tiếng Hàn trở thành môn học “bắt buộc” từ lớp 3?
Báo điện tử Người Lao Động: Tiếng Hàn, tiếng Đức trở thành môn học bắt buộc từ lớp 3 đến 12?
Báo điện tử VTC News: Bộ Giáo dục và Đào tạo: Học sinh từ lớp 3 đến lớp 12 bắt buộc học tiếng Hàn
…
Thông tin trên lập tức gây tranh cãi trái chiều xuất phát từ nhiều cách hiểu khác nhau: Tiếng Hàn sẽ trở thành môn học ngoại ngữ bắt buộc chứ không phải tiếng Anh như hiện nay; kể cả học sinh không có nhu cầu học tiếng Hàn cũng sẽ phải học ngoại ngữ này như một môn học bắt buộc.
Thông tin tiếng Hàn là ngoại ngữ bắt buộc phải hiểu thế nào cho đúng?
Ngày 9/2/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Hàn, tiếng Đức hệ 10 năm thí điểm.
Theo đó, môn Tiếng Hàn và Tiếng Đức được Bộ Giáo dục xác định là ngoại ngữ 1. “Môn Tiếng Hàn – ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc trong chương trình phổ thông, giảng dạy từ lớp 3 đến lớp 12″, phần Đặc điểm môn học cho biết.
Cùng ngày, thông tin với báo chí, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: “Tiếng Hàn và tiếng Đức không phải môn bắt buộc. Hai môn này được dạy theo hệ 10 năm thí điểm, kể từ ngày 9/2/2021″.
Video đang HOT
Tiếng Hàn là ngoại ngữ bắt buộc, hiểu thế nào cho đúng? (Ảnh minh hoạ: duhoctinphat.edu.vn)
Theo Quyết định 712/QĐ-BGDĐT, học sinh học tiếng Hàn với tổng thời lượng chương trình là 1.155 tiết (mỗi tiết 45 phút) bao gồm cả các tiết ôn tập và kiểm tra đánh giá.
Học sinh được học môn Tiếng Hàn ở bậc tiểu học (từ lớp 3 đến lớp 5), trung học cơ sở (lớp 6 đến lớp 9) và trung học phổ thông (từ lớp 10 đến lớp 12).
Theo Bộ Giáo dục, việc dạy học tiếng Hàn giúp cho học sinh bước đầu hình thành và phát triển năng lực giao tiếp cơ bản thông qua 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; trong đó chú trọng nhiều hơn đến 2 kỹ năng nghe và nói.
Khi học sinh kết thúc lớp 5 sẽ đạt bậc 1, kết thúc cấp trung học cơ sở (lớp 9) đạt bậc 2 và kết thúc cấp trung học phổ thông (lớp 12) đạt bậc 3.
Đối với chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Đức, được dạy từ lớp 3 đến lớp 12 với tổng thời lượng chương trình là 1.155 tiết.
Sau khi kết thúc giai đoạn 1 (cấp tiểu học) học sinh cần đạt được trình độ tiếng Đức bậc 1 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
Sau khi kết thúc giai đoạn 2 (cấp trung học cơ sở), học sinh cần đạt được trình độ tiếng Đức bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
Sau khi kết thúc giai đoạn 3 (cấp trung học phổ thông), học sinh cần đạt được trình độ tiếng Đức bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Nói tóm lại, cần phải hiểu, “Ngoại ngữ 1″ là ngoại ngữ bắt buộc. Sau khi Bộ Giáo dục ban hành Quyết định 712, với việc ban hành thêm 2 thứ tiếng (tiếng Hàn và Đức), thì hiện nay “Ngoại ngữ 1″ có 7 thứ tiếng gồm: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn, Tiếng Đức. Các trường sẽ bắt buộc chọn dạy 1 trong 7 thứ tiếng trên.
Còn “Ngoại ngữ 2″ là ngoại ngữ tự chọn, không bắt buộc, tùy theo nhu cầu của người học và điều kiện dạy học, các trường phổ thông có thể bố trí dạy học đáp ứng nhu cầu của học sinh.
Chẳng hạn như, học sinh đã học tiếng Anh là Ngoại ngữ 1 thì có thể chọn học tiếng Nga hoặc tiếng Pháp hoặc tiếng Nhật hoặc tiếng Trung Quốc hoặc tiếng Hàn hoặc tiếng Đức như Ngoại ngữ 2.
Cần biết thêm, Thông tư 32 ban hành Chương trình giáo dục phổ thông (ngày 26/12/2018) thì môn Ngoại ngữ có vai trò “giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ (ngoại ngữ) để sử dụng một cách tự tin, hiệu quả, phục vụ cho học tập và giao tiếp, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước.
Học sinh phổ thông bắt buộc phải học một ngoại ngữ (gọi là Ngoại ngữ 1) và được tự chọn thêm ít nhất một ngoại ngữ khác (gọi là Ngoại ngữ 2) theo nguyện vọng của mình và khả năng đáp ứng của cơ sở giáo dục.
Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc từ lớp 3 đến lớp 12. Cơ sở giáo dục có thể tổ chức học Ngoại ngữ 1 bắt đầu từ lớp 1, nếu học sinh có nhu cầu và cơ sở giáo dục có khả năng đáp ứng.”
Việc học tiếng Hàn mang lại lợi ích gì?
Theo Bộ Giáo dục, bên cạnh việc hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Hàn, môn học này còn trang bị kiến thức và kĩ năng học tập ngoại ngữ nói chung, giúp cho học sinh có thể vận dụng ngoại ngữ một cách có hiệu quả trong giao tiếp, học tập, đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế của đất nước.
Môn tiếng Hàn đem đến cho học sinh một ngoại ngữ mới, một công cụ cho các em có thể giao tiếp, trao đổi thông tin với người Hàn, tìm hiểu về đất nước Hàn Quốc, so sánh với Việt Nam, góp phần tăng cường quan hệ hiểu biết giữa hai dân tộc, phát triển phẩm chất và năng lực cá nhân, hình thành ý thức công dân toàn cầu.
Thông qua việc học tiếng Hàn và tìm hiểu các nền văn háo khác nhau, học sinh sẽ càng hiểu rõ hơn, thêm yêu quý hơn về ngôn ngữ và văn hóa của dân tộc mình.
Ngoài ra, với tư cách là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Tiếng Hàn còn có liên quan và tác động qua lại với một số môn khác như: Ngữ văn, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử và Địa lí…
Tài liệu tham khảo:
[1] //vietnamnet.vn/vn/giao-duc/goc-phu-huynh/tieng-han-tro-thanh-mon-hoc-bat-buoc-o-viet-nam-tu-lop-3-den-12-717038.html
[2] //nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/tieng-han-tieng-duc-tro-thanh-mon-hoc-bat-buoc-tu-lop-3-den-12-20210304075011988.htm
[3] //vtc.vn/bo-gd-dt-hoc-sinh-tu-lop-3-den-lop-12-bat-buoc-hoc-tieng-han-ar599156.html
[4] //luatvietnam.vn/giao-duc/quyet-dinh-712-qd-bgddt-chuong-trinh-gd-pho-thong-tieng-han-va-tieng-duc-he-10-nam-thi-diem-199305-d1.html?fbclid=IwAR1odwwEA6bAhcFys1asysSQSW7opaEcpNqdY6ePIv8l8ngoW0KCv8W27HM
[5] //luatvietnam.vn/giao-duc/thong-tu-32-2018-tt-bgddt-ban-hanh-chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-moi-169745-d1.html
[6] //baotintuc.vn/giao-duc/tieng-duc-tieng-han-co-phai-la-ngoai-ngu-bat-buoc-trong-bac-pho-thong-20210304132607842.htm
Nhà trường chọn 1 trong 7 thứ tiếng làm ngoại ngữ 1
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ vừa ký Quyết định số 712/QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Hàn và tiếng Đức - "ngoại ngữ 1", hệ 10 năm thí điểm.
Ảnh minh họa
Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định môn tiếng Hàn và tiếng Đức là ngoại ngữ 1 được tổ chức giảng dạy từ lớp 3 đến hết lớp 12. Bên cạnh việc hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hai môn học này còn trang bị kiến thức, kỹ năng học tập ngoại ngữ nói chung, đáp ứng được nhu cầu về đào tạo nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế của đất nước.
Tổng thời lượng học tập môn tiếng Đức của học sinh từ lớp 3 đến lớp 12 là 1.155 tiết. Trong đó, học sinh tiểu học học 4 tiết/tuần; học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông học 3 tiết/tuần. Môn tiếng Hàn cũng có thời lượng học tập tương tự.
Trước một số ý kiến băn khoăn, lo lắng về việc môn tiếng Đức, tiếng Hàn sẽ trở thành môn học bắt buộc đối với học sinh từ lớp 3 đến lớp 12, đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin rõ: Đây là cách hiểu chưa đầy đủ. Khái niệm "ngoại ngữ 1" là ngoại ngữ bắt buộc. Theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2006, nhà trường chọn 1 trong 4 ngoại ngữ làm ngoại ngữ 1, gồm: Tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc. Năm 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ sung quy định về việc tiếng Nhật được dạy học trong trường phổ thông như ngoại ngữ 1 hoặc ngoại ngữ 2, tùy theo nhu cầu, lựa chọn của các địa phương, nhà trường.
Như vậy, sau khi ban hành Quyết định số 712/QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Hàn và tiếng Đức - ngoại ngữ 1, hệ 10 năm thí điểm, hiện ngoại ngữ 1 gồm có 7 thứ tiếng gồm: Tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Đức. Tùy theo điều kiện cụ thể, các địa phương, nhà trường bắt buộc chọn 1 trong 7 thứ tiếng trên để tổ chức giảng dạy.
Còn khái niệm "ngoại ngữ 2" là ngoại ngữ tự chọn, không bắt buộc. Tùy theo nhu cầu của người học và điều kiện thực tế, các nhà trường có thể tổ chức giảng dạy đáp ứng nhu cầu của học sinh.
Sẽ dạy tiếng Hàn, tiếng Đức: Tránh áp đặt! "Gioi tiêng Anh thi đên nươc nao cung sử dụng đươc. Dạy tiếng Anh thông dụng loay hoay mãi chưa tới đâu, nay lại chọn thêm tiếng Hàn, tiếng Đức..."... Thông tin Bộ GD-ĐT sẽ thí điểm dạy tiếng Hàn, tiếng Đức trong chương trình giáo dục phổ thông (từ lớp 3 đến hết lớp 12). Môn tiếng Hàn và tiếng Đức sẽ...