Bộ khoán tập huấn cho các nhà xuất bản, giáo viên như cưỡi ngựa xem hoa
Nếu Bộ không thay đổi cách làm, vẫn giao toàn bộ việc tập huấn cho các nhà xuất bản thì chúng tôi tin rằng không chỉ lớp 1 mà các lớp còn lại cũng sẽ như vậy.
Dù cho chương trình, sách giáo khoa mới có hay, có tốt như thế nào đi chăng nữa nhưng nếu tập huấn cho giáo viên mà sơ sài, chiếu lệ thì việc thay đổi chương trình lần này cũng sẽ khó thành công như mục tiêu đã đề ra.
Cho dù, từ nhiều năm qua thì Bộ Giáo dục đã chỉ đạo lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên chỉ là người dẫn dắt, gợi mở, định hướng vấn đề nhưng thực tế không mấy trường và giáo viên làm được điều này liên tục.
Bởi, những tiết như vậy thì chủ yếu mới dừng lại ở các tiết thao giảng chuyên đề, thi giáo viên giỏi hoặc khi có giáo viên dự giờ lẫn nhau nên đa phần đã được làm nháp trước…
Trong khi, việc triển khai chương trình, sách giáo khoa lớp 1 năm nay thì khâu tập huấn cho giáo viên còn quá ít nên ngay năm đầu tiên nhưng đã bộc lộ nhiều hạn chế trong quá trình giảng dạy ở các nhà trường.
Việc tập huấn cho giáo viên lớp 1 ở năm học này chưa được nhiều – (Ảnh minh họa: Báo Giáo dục và Thời đại)
Việc tập huấn chưa được chú trọng
Điều mà ai cũng biết là việc Bộ chủ trương chỉ thực nghiệm một số đơn vị kiến thức khó, kiến thức mới cho chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã là một hạn chế nhất định.
Bởi, việc thực nghiệm chỉ dừng lại ở một số nhà trường, khi thực nghiệm có nhiều thành phần xây dựng, dự giờ có lãnh đạo Sở, Phòng, các nhà biên soạn đi cùng thì đương nhiên những giáo viên được giao thực nghiệm khó nói hết được những khó khăn, hạn chế của chương trình mới.
Nhất là việc thực nghiệm, tập huấn chương trình, sách giáo khoa mới lần này thì Bộ gần như đã giao hết công việc này cho các nhà xuất bản…
Thực hiện công văn số 2058/BGDĐT-GDTH của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở đã phối hợp với các nhà xuất bản tập huấn sách giáo khoa cho giáo viên nhưng nhiều môn học chỉ được tập huấn trực tiếp từ 1 buổi đến 1 ngày…
Vì vậy, chủ yếu là các cán bộ tập huấn cũng chỉ giới thiệu lướt qua được bộ sách mà giáo viên tập huấn mà thôi.
Video đang HOT
Giáo viên thì được tập huấn trực quá ít thời gian nhưng phải thực hiện bài tập ngay trong ngày hôm đó để gửi đến địa chỉ của đơn vị tập huấn rồi vội vàng bước vào giảng dạy ở trên lớp.
Chính vì thế, nhiều giáo viên dạy chương trình mới gặp muôn vàn khó khăn. Họ không chỉ tiếp cận với các bài học mới, phương pháp mới mà tự mày mò tìm cách đi…
Chưa bao giờ, một chương trình phổ thông khi đem ra áp dụng dạy đại trà cho hàng triệu học sinh trên cả nước mà lại có cách làm lạ lẫm như lần này.
Giáo viên thì cũng có nhiều hệ đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng ở nhiều thời điểm khác nhau chứ đâu phải ai cũng nhanh nhạy, ai cũng có thể lên mạng internet để bồi dưỡng trực tuyến, xem các clip bài giảng mẫu…
Vậy nên, khi đi vào thực tế giảng dạy thì nhiều người gặp khó là điều đương nhiên, khó là điều mà đa số giáo viên đang phải đối mặt nhưng họ ít dám lên tiếng vì nhiều lý do ràng buộc họ.
Nói thật thì lãnh đạo cho là thoái thác nhiệm vụ, ngại khó, ngại phiền mà im lặng thì chầy chật trong từng tiết dạy. Trong khi đó, một số địa phương mãi cuối tháng 9 thì sách giáo viên mới được cấp trên đưa về.
Công tác truyền thông cũng chưa tốt
Việc áp dụng chương trình, sách giáo khoa lớp mới vừa được triển khai ở lớp 1 trong năm học này là bước đi đầu tiên cho một vòng đời của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
Nhưng, ngay khi vừa giảng dạy chương trình mới thì dư luận cả nước đã nóng lên theo chiều hướng phản đối với nội dung kiến thức nặng và có những nội dung, câu chữ không phù hợp.
Nhiều người lên tiếng không đồng tình, trong đó có cả những thầy cô giáo đang đứng lớp cho thấy việc tập huấn và công tác truyền thông của Bộ thực hiện chưa tốt và chưa thấu đáo.
Nếu được tập huấn kĩ lưỡng và được tuyên truyền, khích lệ thì giáo viên họ sẽ không phải lên tiếng như bây giờ.
Thế nhưng, trong thời gian qua thì việc tuyên truyền ở các trường học chưa được coi trọng, nhất là khi ban hành chương trình tổng thể, chương trình môn học.
Khi các bộ sách giáo khoa được thẩm định và phê duyệt thì các đơn vị xuất bản, các tác giả biên soạn sách giáo khoa nói nhiều về những ưu điểm của bộ sách mà mình viết, phát hành.
Thậm chí có cả việc đề cao bộ sách của mình để nhằm hướng tới việc các địa phương dạy sách của mình…
Vì thế, ngay từ khi vừa bước vào năm học mới thì dư luận cả nước đã nóng lên về chuyện những cuốn sách bổ trợ, tham khảo đi kèm. Khi bước vào giảng dạy thì nổi lên những tranh luận về về nội dung sách giáo khoa đề cập.
Nếu Bộ không thay đổi cách làm, vẫn giao toàn bộ việc tập huấn cho các nhà xuất bản thì chúng tôi tin rằng không chỉ lớp 1 mà các lớp còn lại cũng sẽ giống như năm học này.
Bởi, suy cho cùng giáo viên vẫn đang là trung tâm, là chủ thể trong mỗi tiết dạy để truyền đạt kiến thức, định hướng cho học trò nhưng chương trình, sách giáo khoa mới thì không được tập huấn cẩn thận…!
Xã hội hóa biên soạn SGK: Giảm chi ngân sách, chống độc quyền
Trên cơ sở 5 bộ sách giáo khoa (SGK) lớp 1 của 3 nhà xuất bản thực hiện theo phương thức xã hội hóa, nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất nên tiếp tục thực hiện theo hướng này ở các lớp học còn lại.
Ảnh minh họa/INT
Việc này cũng nhằm giảm chi ngân sách Nhà nước và chống độc quyền về SGK.
Hướng đi phù hợp
Theo đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc (Đoàn Đồng Nai), Nghị quyết 88 của Quốc hội "Về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông" có nêu: Khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn SGK trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông. Để chủ động triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT tổ chức việc biên soạn một bộ SGK. Bộ SGK này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các SGK do tổ chức, cá nhân biên soạn.
Tuy nhiên, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho rằng: Bộ GD&ĐT không nhất thiết phải tổ chức biên soạn một bộ SGK. Vì nếu có thêm bộ sách của Bộ sẽ nảy sinh tâm lý: Các địa phương, trường sẽ lựa chọn sách của Bộ. Khi đó sẽ mất đi tính công bằng, cạnh tranh bình đẳng và làm mất đi ý nghĩa của chủ trương xã hội hóa biên soạn SGK.
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc.
"Bộ GD&ĐT chỉ nên kiểm soát xem các bộ SGK đã bám sát chương trình giáo dục phổ thông hoặc có vi phạm gì về chính trị, xã hội hay không?" - đại biểu Dương Trung Quốc đặt vấn đề, đồng thời nhấn mạnh: Hiện có 5 bộ sách lớp 1 thực hiện theo chủ trương XHH. 5 bộ sách này được biên soạn bởi các chuyên gia, nhà giáo, nhà khoa học có uy tín, kinh nghiệm, và trình độ. Đây là kết quả bước đầu rất đáng ghi nhận. Còn đi vào cụ thể phải qua thực tiễn chứng minh và qua "bộ lọc" là các thầy, cô giáo.
Khẳng định xã hội hóa biên soạn SGK là hướng đi hợp lý, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc viện dẫn: Nhiều nước trên thế giới cũng tổ chức thực hiện theo phương thức này. Tuy nhiên, Nhà nước nên có cơ chế để động viên, khích lệ các tác giả, nhà xuất bản, để những bộ SGK được biên soạn theo hình thức xã hội hóa ngày càng chất lượng, giá thành rẻ, đáp ứng lòng mong mỏi của cử tri và học sinh trên cả nước.
Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân.
Tin tưởng vào chất lượng
Đại biểu Quốc hội Ka H'Hoa (Đoàn Đắk Nông) nêu ưu điểm từ chủ trương xã hội hóa biên soạn SGK: Chống độc quyền và không phải sử dụng đến ngân sách Nhà nước để biên soạn SGK. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta đã tiết kiệm được nguồn ngân sách quốc gia.
Theo đại biểu Ka H'Hoa, chúng ta thực hiện thành công xã hội hóa biên soạn SGK, Bộ GD&ĐT không nhất thiết phải biên soạn thêm một SGK nữa. Bằng chứng là chúng ta có 5 bộ SGK lớp 1 của 3 nhà xuất bản thực hiện theo phương thức này và được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt, ban hành, chuẩn bị sẵn sàng cho năm học 2020 - 2021.
"Tôi tin tưởng về chất lượng các bộ sách này. Vì tác giả biên soạn SGK đều là nhà khoa học có uy tín. Hơn nữa, các bộ sách được thẩm định bởi Hội đồng quốc gia thẩm định SGK do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thành lập theo luật định. Như vậy, với những kết quả bước đầu của SGK lớp 1, theo tôi, chúng ta nên tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa biên soạn SGK giáo dục phổ thông cho các lớp còn lại" - đại biểu Ka H'Hoa nêu quan điểm.
Đại biểu Quốc hội Ka H'Hoa.
Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân (Đoàn Cà Mau) - Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội nhấn mạnh: Xã hội hóa biên soạn SGK chính là thực hiện Nghị quyết 88 của Quốc hội. Đây cũng là giải pháp chống độc quyền về SGK, nhưng đồng thời vẫn bảo đảm chất lượng cả nội dung, lẫn hình thức; đạt được mục đích giáo dục và đáp ứng yêu cầu mà Nhà nước đặt ra.
Theo đại biểu Lê Thanh Vân, nếu đã có bộ SGK được thực hiện theo chủ chương xã hội hóa và đáp ứng được yêu cầu, nội dung phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông nên cân nhắc xem: Bộ GD&ĐT có nhất thiết phải biên soạn thêm một bộ SGK nữa hay không? Bởi nếu Bộ biên soạn có thể sẽ trùng lặp về nội dung, hình thức. Hơn nữa, thị trường SGK sẽ mất cân đối vì có thể xảy ra tình trạng: Nhiều địa phương, cơ sở giáo dục có tâm lý lựa chọn sách của Bộ GD&ĐT cho yên tâm.
Đại biểu Lê Thanh Vân cho rằng: Xã hội hóa biên soạn SGK là cần thiết vì sẽ chống được yếu tố độc quyền, đồng thời tạo cạnh tranh về giá cả và chất lượng. Bộ sách nào phù hợp với phương pháp giảng dạy, đối tượng học sinh sẽ xây dựng được hình ảnh và uy tín. Suy cho cùng, người được thụ hưởng những thành quả từ chủ trương xã hội hóa biên soạn SGK chính là học sinh.
Theo đại biểu Lê Thanh Vân, chúng ta đã có chương trình giáo dục phổ thông thống nhất trên toàn quốc, và được coi là pháp lệnh, còn SGK là phương tiện giảng dạy của giáo viên; vì thế khi việc biên soạn SGK đã ổn định có thể số hóa các bộ sách, đưa lên Internet nhằm tiết kiệm chi phí cho xã hội.
TS Giáp Văn Dương: Lỗi trong Tiếng Việt 1 có thể lặp lại ở SGK khác Dù có cái nhìn lạc quan về các bộ sách giáo khoa lớp 1 năm nay, TS Giáp Văn Dương cho rằng quá trình biên soạn, thẩm định, chọn sách giáo khoa hiện nay còn có nhiều lỗi. Sách Tiếng Việt 1, bộ Cánh diều, bộc lộ nhiều vấn đề về ngữ liệu, sau một thời gian đưa vào sử dụng. Nhiều người...