Bộ hướng tới giáo dục tích cực, nhưng nhiều trường đang làm ngược lại
Chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng tới giáo dục và kỷ luật tích cực thì ở cấp trường tại địa phương lại đi ngược lại.
Giai đoạn 2010-2020 được xem là giai đoạn quan trọng của giáo dục Việt Nam, trong đó tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân.
Năm 2020 khép lại với nhiều kết quả đáng ghi nhận của ngành Giáo dục. Nhưng cũng còn nhiều trăn trở về những việc cần được triển khai mạnh mẽ và làm tốt hơn trong thời gian tới đặc biệt là ngăn ngừa bệnh thành tích.
Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, chuyên gia giáo dục Nguyễn Sóng Hiền – Thành viên liên đoàn giáo dục độc lập Australia khẳng định, sính thành tích, ngụy thành tích đã trở thành căn bệnh trầm kha hàng chục năm nay vì đã ăn sâu vào tiềm thức đội ngũ giáo viên cũng như cán bộ quản lý nhà trường, đặc biệt là ở bậc phổ thông.
Đánh giá về căn bệnh này, ông Nguyễn Sóng Hiền chỉ ra 2 lý do.
Thứ nhất, yếu tố chủ quan là chính sách giáo dục của chúng ta chưa thật sự đi sâu vào đời sống trường học. Chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục đã được ban hành từ năm 2013 tới nay đã gần 10 năm, nhưng dường như hệ thống trường học chưa có nhiều biến chuyển. Vẫn cách làm cũ kỹ theo mệnh lệnh hành chính, thiếu đột phá.
Trường học chưa thực sự là đời sống của một xã hội văn minh thu nhỏ, nơi mà học sinh được tôn trọng, được lắng nghe, được chia sẻ, được theo đuổi những đam mê và sở thích của chính mình.
Phiếu đánh giá học sinh hàng tuần của một trường Trung học cơ sở ở Nghệ An (ảnh: NVCC)
Thay vào đó trường học của chúng ta vẫn còn tồn tại như một bộ máy hành chính quan liêu và lạc hậu. Nơi gieo rắc cho học sinh những nỗi sợ hãi và ám ánh về điểm số, về áp lực chỉ tiêu thi đua, về áp lực thành tích.
Video đang HOT
Chúng trở thành công cụ để thỏa mãn cho những tham vọng của bố mẹ, của thầy cô. Nhiều lãnh đạo vẫn còn tư duy bao cấp, thiếu dân chủ và trì trệ trong việc thực thi các chính sách giáo dục.
“Mới đây tôi mới nhận được phiếu đánh giá học sinh hàng tuần của một trường Trung học cơ sở ở Nghệ An. Tôi phải giật mình với nội dung trong phiếu đánh giá đó vì nó giống phiếu đánh dành cho các phạm nhân trong trại cải tạo.
Trong phiếu đó chỉ dành 2 dòng cho nhận xét ưu điểm của học sinh. Còn lại có đến 10 mục để ghi những tồn tại và khuyết điểm học sinh. Chẳng hạn như lỗi cô nhắc nhở, lỗi đi học muộn, lỗi không mặc đồng phục, lỗi ban cán sự lớp nhắc, lỗi không làm bài tập, lỗi thiếu đồ dùng học tập,….
Tiếp sau đó là điểm học tập trong tuần, điểm thi đua và xếp thứ. Tôi không hiểu với phiếu đánh giá này thì mục tiêu mà Bám giám hiệu nhà trường này hướng tới để hình thành phẩm chất và năng lực gì ở học sinh? Hay họ muốn thể hiện quyền lực của thầy cô?
Trong khi đó, chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng tới giáo dục và kỷ luật tích cực thì ở cấp trường tại địa phương lại đi ngược lại chủ trương của cấp trên”, ông Nguyễn Sóng Hiền nhận định.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành các thông tư hướng dẫn về đánh giá học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông với yêu cầu đánh giá dựa trên nhiều hình thức không chỉ đơn thuần điểm số.
Tuy nhiên, hoặc do nhận thức và năng lực của đội ngũ giáo viên, và lãnh đạo các sở, phòng giáo dục và trường học yếu kém trong việc thực thi, hoặc họ có tư tưởng ngại thay đổi, hoặc có thể đánh giá theo hình thức này dễ hơn và có động cơ cá nhân trong đó, nên cách đánh giá vẫn không thay đổi theo hướng dẫn của Bộ.
Nguyên nhân thứ hai đến từ yếu tố khách quan đó là bệnh háo danh trong xã hội chúng ta. Đặc biệt các phụ huynh vẫn có quan niệm muốn con mình phải xuất sắc nhất, điểm số cao nhất, phải giỏi toàn diện.
Dù nhìn nhận ở góc độ nào thì đây là mối nguy cho nền giáo dục nước nhà khi đất nước đang chuyển mình vào vận hội mới. Nó đòi hỏi cần có một nguồn nhân lực phù hợp đáp ứng được yêu cầu mới của đất nước.
Tuy nhiên, cá nhân chuyên gia này cho rằng nền giáo dục chúng ta hiện nay đang chậm nhịp so với đòi hỏi phát triển mới hiện nay của đất nước.
Mỗi học sinh được nhận xét 26 lần trong năm!
Nếu giáo viên nhận xét đúng và ý nghĩa, thì sẽ khích lệ và tạo động lực cho học sinh phát triển năng lực tốt hơn. Tuy nhiên, việc nhận xét nhiều học sinh sẽ khiến giáo viên vất vả, mất thời gian.
Cần đa dạng hình thức học tập để thay đổi cách đánh giá - BẢO CHÂU
Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông. Theo đó, điểm mới của thông tư 26 so với 58 trước đây về đánh giá học sinh trung học là tất cả các môn học đều kết hợp cho điểm số và nhận xét. Từ đây, nhiều giáo viên đã đưa ra ý kiến từ công việc thực tế của mình.
Nhận xét đúng giúp học sinh phấn đấu hơn
Thạc sĩ Phạm Lê Thanh, giáo viên Trường THPT Ngô Quyền (Q.7, TP.HCM), cho rằng sự kết hợp giữa định lượng (điểm số) và định tính (nhận xét) là phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất người học. Mục đích cuối cùng là giáo viên phải nắm được quá trình học tập, tiến bộ của học sinh, nhận xét qua từng hoạt động học nhằm khích lệ hoặc hỗ trợ học sinh khắc phục khó khăn.
Một lời nhận xét đúng và ý nghĩa sẽ khích lệ và tạo động lực cho học sinh phát triển năng lực, phẩm chất một cách tối ưu. Trước đây nếu giáo viên chỉ đánh giá học sinh bằng những con số thì học trò sẽ không biết mình đang đứng ở đâu. Nhưng nếu kết hợp định lượng điểm số và định tính nhận xét thì học sinh sẽ biết mình còn khuyết điểm, yếu điểm nào để cải thiện và phấn đấu.
Đơn cử với môn hóa học, thạc sĩ Thanh cho rằng có thể học sinh đó có tố chất làm nghiên cứu khoa học, thao tác thực hành rất chuẩn xác, tư duy rất tốt nhưng khả năng tái hiện kiến thức khi làm bài kiểm tra trên giấy thì điểm số không cao vì không học thuộc bài kỹ, vả lại mức đánh giá trên đề kiểm tra viết chỉ ở mức độ chuẩn đoán, cảm tính tại thời điểm đó, nó không bao quát cả một quá trình học tập.
"Khi đó một lời nhận xét của tôi dành cho học sinh 'em có năng lực và phẩm chất làm nghiên cứu khoa học và có thể mang hóa học ứng dụng vào cuộc sống nhưng cần phải rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ và siêng năng học bài để đạt điếm số khả quan hơn'. Nhận xét này sẽ là động lực làm học trò này bớt tự ti, tạo niềm vui, hạnh phúc, sự tự tin, hăng hái và phấn khởi hơn để có thể phấn đấu cải thiện bản thân...", thạc sĩ Thanh chia sẻ.
Cho học sinh tự đánh giá
Thầy Thanh đưa ra ý kiến, nếu tập dợt tốt cho học sinh tự nhận xét và tự đánh giá bản thân một cách khách quan, thì giáo viên có thể dùng đó làm kênh thông tin cho nhận xét đánh giá cuối cùng, tránh tình trạng đánh giá qua loa, công thức, cảm tính và cho có...
Giáo viên vô cùng vất vả
Theo thầy Nguyễn Văn Lực, giáo viên Trường THCS Trịnh Phong (Khánh Hòa), sau khi kết thúc học kỳ 1 (rồi học kỳ 2 và cả năm), thầy cô bộ môn và giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện hai yêu cầu đối với từng học sinh: Một là đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập của học sinh trong quá trình học tập môn học, hoạt động giáo dục quy định trong chương trình giáo dục phổ thông; Hai là đánh giá bằng điểm số kết quả thực hiện các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với môn học quy định trong chương trình giáo dục phổ thông, kết quả đánh giá theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10".
Nếu một giáo viên dạy nhiều lớp từ 10 đến 11 lớp nhất là đối với giáo viên dạy môn sử, địa, GDCD... phải ghi nhận xét cho 400 đến 440 học sinh (nếu lớp có 40 học sinh) thật vô cùng vất vả, không cần thiết vì những lý do sau:
Thứ nhất giáo viên không thể theo dõi và nhớ từng ấy học sinh mình dạy để nhận xét cho chính xác được. Thứ hai khi chấm bài kiểm tra học sinh giữa kỳ và cuối kỳ thầy cô đã có ghi điểm và nhận xét rồi. Thứ ba thầy cô dễ nhầm lần giữa em này với em khác rồi dẫn đến ghi trùng lời nhận xét vì quá nhiều học sinh.
Thứ tư, mỗi học sinh được mười ba lần đánh giá bằng nhận xét (13 môn học) trong mỗi học kỳ, chưa kể đánh giá nhận xét cuối năm của giáo viên chủ nhiệm. Như vậy trong một năm học, mỗi học sinh được 26 lần đánh giá bằng nhận xét có cần thiết không ?
Đồng ý việc đánh giá bằng nhận xét kết hợp với đánh giá bằng điểm số là đánh giá được toàn diện học sinh hơn về năng lực và phẩm chất, tuy nhiên có quá nhiều đánh giá nhận xét như nói trên là sự dàn trãi không tập trung trong đánh giá năng lực phẩm chất của học sinh dẫn đến sẽ có thể thiếu chính xác.
Giáo viên chủ nhiệm phối hợp giáo viên bộ môn
Từ thực tế trên, thầy Lực ý kiến nên chăng giao việc đánh giá bằng nhận xét cho giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện có phối hợp với giáo viên bộ môn. Chỉ cần sử dụng phần mềm Vnedu giáo viên bộ môn vào điểm và giáo viên chủ nhiệm sẽ nhận xét từng em một cách ngắn gọn sau khi đã trao đổi cụ thể với giáo viên bộ môn. Lúc này, một giáo viên chủ nhiệm cũng chỉ phải nhận xét nhiều nhất từ 40 đến 45 học sinh/lớp, và việc đánh giá học sinh sẽ đi vào thực chất, đạt hiệu quả hơn.
Giáo viên Nghệ An vui mừng vì Sở không yêu cầu ghi nhận xét từng học sinh Chúng em vui mừng khôn xiết vì không phải vắt óc đọc tên và hình dung ra khuôn mặt, tính cách, thái độ học tập của từng học sinh để ghi lời nhận xét và xếp xó. Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã đăng hàng loạt bài viết của các thầy cô giáo phản ánh về những bất cập của...