Bỏ hay vẫn thi tốt nghiệp THPT: ‘Cần quyết định ngay nếu không sẽ vỡ trận’
Theo các chuyên gia, ngày thi tốt nghiệp THPT 2020 đang cận kề, Chính phủ, Bộ GD&ĐT sớm quyết định tổ chức thi để ổn định tâm lý thí sinh và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
Đồng tình với đề xuất chia kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 làm 2 đợt của Bộ GD&ĐT, GS.TS Nguyễn Hữu Đức, nguyên Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, tình hình dịch như hiện nay khó có thể thay đổi nhiều trong những ngày tới, nên trước hết cần thống nhất Đà Nẵng và các địa phương thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng sẽ hoãn thi.
Với địa phương, các vùng chưa thực hiện giãn cách xã hội thì kỳ thi nên tổ chức theo kế hoạch. Tuy nhiên cần lưu ý đặc biệt đến các yếu tố tập trung đông người và chủ động phòng ngừa lây nhiễm, đưa vấn đề đảm bảo an toàn sức khỏe lên hàng đầu.
“Việc đánh giá chất lượng giáo dục và bảo đảm sự công bằng cũng là yếu tố rất cần thiết cho sự phát triển bền vững. Chừng nào còn có thể tổ chức kỳ thi tốt nghiệp này, chúng ta nên duy trì”, GS cho hay. Đây vừa quy định của pháp luật vừa là trách nhiệm và quyền lợi của học sinh. Thực tế có nhiều học sinh quan tâm đến kết quả kỳ thi để vào đại học theo nguyện vọng.
Trước băn khoăn các trường đại học khó tuyển sinh nếu thi THPT làm hai đợt, GS.TS Đức cho rằng, hiện các trường đều có cơ sở dữ liệu phân tích và dự báo số lượng thí sinh trúng tuyển cho từng địa phương. Dựa trên số liệu đó, các trường có thể tuyển sinh và để lại một số chỉ tiêu dự phòng cho các đợt thi sau. Trong trường hợp dự báo không sát, chúng ta có thể bổ sung chỉ tiêu.
Dịch COVID-19 lan rộng, theo bạn có nên tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT?
Video đang HOT
Theo GS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam, đến thời điểm này kỳ thi tốt nghiệp không thể lùi được nữa. Vì không ai có thể đảm bảo đến tháng 9 hay tháng 10 dịch bệnh sẽ chấm dứt. Nếu kéo dài mãi thì sẽ vỡ trận năm học.
Với những tỉnh dịch bệnh diễn biến phức tạp như Đà Nẵng, Quảng Nam thì nên xét tốt nghiệp, lúc này cần nêu cao tính nhân văn, nhân ái, chứ chưa nói đến sự công bằng. Còn lại các tỉnh khác đảm bảo nghiêm ngặt các điều kiện chống dịch thì vẫn cần tổ chức thi và có phương án giảm mật độ thí sinh tập trung quá đông tại các điểm thi.
Thí sinh tham dự thi THPT. (Ảnh minh họa: H.C)
Nhiều chuyên gia khác cũng cho rằng, thời gian thi theo kế hoạch đang rất cận kề là vấn đề cấp bách và mong Chính phủ cần có quyết định ngay.
Sáng 3/8, báo cáo phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT tại kỳ họp Chính phủ thường kỳ tháng 7, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tiếp tục đề xuất tổ chức kỳ thi đúng kế hoạch đối với những nơi an toàn về dịch bệnh. Những nơi đang trong diện cách ly, chưa đảm bảo an toàn cho thí sinh thì tổ chức thi sau. Bộ sẽ có chỉ đạo các trường cao đẳng, đại học có phương án xét tuyển phù hợp, đảm bảo quyền lợi cho học sinh.
Theo Bộ trưởng Nhạ, đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT đã hoàn tất, đề thi đã gửi về các địa phương in sao. Mục tiêu của Bộ là tổ chức kỳ thi đảm bảo an toàn tuyệt đối không chỉ về chuyên môn mà còn cả về sức khỏe cho thí sinh, giáo viên và các lực lượng tham gia kỳ thi. Bộ GD&ĐT đã họp với các địa phương và hầu hết đã đồng ý với phương án thi chung, chỉ có 2 địa phương đề xuất dừng hoặc lùi kỳ thi.
Thi tốt nghiệp THPT, lo tiêu cực ở khâu nào?
Một chuyên gia giáo dục cho rằng, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, nếu thực hiện đúng theo những gì Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn thì tiêu cực khó có thể xảy ra ở khâu chấm thi.
Thí sinh cần một kỳ thi "sạch". Ảnh: Như Ý
Dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2020 vừa được Bộ GD&ĐT đưa ra để lấy ý kiến. Theo đó, những nội dung cơ bản đối với công tác chấm thi vẫn được Bộ GD&ĐT duy trì như phần mềm chấm thi, phòng chấm thi, lưu trữ bài thi đều có camera bật 24/24h... Theo dự thảo, khâu coi thi năm nay không còn sự tham gia của các trường ĐH với tỷ lệ 50%-50% tại các phòng thi.
Thay vào đó là giáo viên của địa phương, chỉ đổi chéo giữa các trường trong cùng một tỉnh. Theo vị chuyên gia, đứng ở góc độ quyền lợi của địa phương, quy định về coi thi của Bộ "có cũng như không", vì địa phương có xu hướng thích thành tích, thích đem lại "cái lợi" cho con em mình.
Nên có chế tài mạnh hơn
Trong khi đó, GS. Phạm Tất Dong, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, cho rằng, vấn đề tiêu cực thi cử xảy ra không phải nằm ở việc trường ĐH có tham gia vào quá trình coi thi, chấm thi hay không, mà nằm ở chế tài xử lý chưa nghiêm nên một số người vì lợi ích mà bất chấp tất cả. Chế tài xử lý thật nghiêm sẽ hạn chế được tình trạng tiêu cực thi cử.
Dưới góc độ một chuyên gia giáo dục độc lập, bà Đỗ Thị Ngọc Quyên cho rằng, thi tốt nghiệp nằm trong phạm vi quản lý của Sở GD&ĐT, nên Sở phối hợp Bộ GD&ĐT tổ chức làm là chuẩn nhất; việc đưa các trường ĐH tham gia vào trước đây chỉ là giải pháp tình thế. Theo bà Quyên, kẽ hở để có thể thực hiện được tiêu cực thi cử nằm ở quy trình tổ chức, giám sát, thực thi, triển khai và chế tài xử lý.
Nếu năng lực thực thi quy chế, năng lực giám sát của Bộ GD&ĐT tốt thì sẽ giảm được nguy cơ. Tương tự, quy trình chặt chẽ sẽ giảm được nguy cơ. Theo bà, tiêu cực 2018 chủ yếu do 2 vấn đề: thực hiện giám sát (ở đây chính là đội ngũ thanh tra) yếu kém; quy trình áp dụng công nghệ thông tin vào chấm, lưu, chuyển và bảo mật bài thi có nhiều lỗ hổng.
Đứng ở góc độ trường ĐH sẽ lấy kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay để xét tuyển, PGS.TS. Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo - Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, tin rằng, kỳ thi sẽ nghiêm túc, không có khác biệt so với năm 2019. Theo ông Triệu, khi kỳ thi diễn ra, cả hệ thống chính trị vào cuộc; những tấm gương tày liếp về tiêu cực thi cử ở Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang vẫn còn hiện hữu.
"Thói quen dây rớt từ thời "Đồi Ngô" (tiêu cực thi cử tại điểm thi Trường THPT dân lập Đồi Ngô, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang năm 2012 - PV) chắc sẽ hết trong năm nay. Giống như chống dịch COVID-19, cứ khoá chặt biên giới, bảo vệ cộng đồng là dịch bệnh sẽ bị đẩy lùi, kinh tế sẽ dần phục hồi", ông nói.
Ông cho biết, hằng năm, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho thôi học 500-700 sinh viên. Đây là quá trình sàng lọc để siết chuẩn đầu ra. Nếu vào trường không đáp ứng được yêu cầu, sinh viên cũng sẽ bị loại.
Năm 2018, sau 3 năm tổ chức kỳ thi THPT quốc gia (không còn tách hai kỳ thi như trước mà chỉ còn 1 kỳ thi với 2 mục đích), tiêu cực thi cử xảy ra tại Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang. Rút kinh nghiệm từ năm 2018, Bộ GD&ĐT đã siết chặt khâu chấm thi, như khắc phục kẽ hở phần mềm chấm thi, yêu cầu bật camera 24/24h tại phòng chấm thi và phòng bảo quản bài thi...
Thi tốt nghiệp THPT: Tổ chức 2 đợt được không? Tại cuộc họp trực tuyến của Thường trực Chính phủ với các địa phương chiều 2-8 bàn giải pháp phòng chống dịch COVID-19, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ báo cáo về phương án thi tốt nghiệp THPT, đề xuất chia kỳ thi làm 2 đợt. Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2019 - Ảnh: DUYÊN PHAN Theo đó,...