Bỏ hai bộ SGK không thông báo: Giáo viên bị động, lo lắng cho năm học tới
Các giáo viên, cán bộ quản lý cho rằng, việc bỏ 2 bộ sách giáo khoa ở lớp 2, lớp 6 vừa gây lãng phí, vừa khiến việc học bị xáo trộn, bị động trong năm học tới.
Trong quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 sử dụng trong năm học 2021-2022 có ba bộ sách Cánh diều, Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạ o. Còn hai bộ Cùng học để phát triển năng lực, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam không có sách lớp 2 và lớp 6. Việc hai bộ sách bất ngờ “bốc hơi” không báo trước khiến nhiều giáo viên băn khoăn, liệu việc học của các em từ lớp 1 lên lớp 2 sẽ thế nào?
Cô Hoàng Thị Minh, giáo viên lớp 1C, Trường Tiểu học Chợ Mới (Chợ Mới, Bắc Kạn) cho biết, hiện học sinh lớp 1 của trường đang sử dụng 3 bộ sách của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam gồm: Kết nối tri thức với cuộc sống; Cùng học để phát triển năng lực; Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục.
Cô tiếc nuối khi hai trong ba bộ sách đang dạy sẽ không phát hành ở lớp 2 trong năm học 2021 – 2022. Bởi, sau gần một năm học triển khai chương trình và sách giáo khoa mới trên địa bàn tỉnh, các kết quả học tập, phát triển năng lực của học sinh được cải thiện đáng kể so với các năm học trước. Nếu giờ thay đổi, theo cô, việc học sẽ không được đảm bảo thống nhất và xuyên suốt.
Cô hy vọng, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam sẽ phát hành ổn định các bộ sách đầy đủ cho 12 lớp học, tránh làm giáo viên bị động, xáo trộn.
Video đang HOT
Ông Phạm Duy Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn cho biết, trong năm học tới, quyền lựa chọn sách giáo khoa ở lớp 2 và lớp 6 thuộc về UBND các tỉnh, thành phố. Để đảm bảo tính minh bạch, công bằng, phù hợp với thực tiễn dạy và học ở địa phương, UBND tỉnh giao cho giáo viên các trường nghiên cứu, đề xuất lựa chọn các bộ sách. Sở GD&ĐT sẽ tổng hợp đề xuất trình UBND xem xét lựa chọn theo số đông, trên tinh thần tôn trọng ý kiến các thầy cô giáo.
Trước băn khoăn, sách giáo khoa lớp 1 có cần thiết được lựa chọn lại trong năm tới hay không, ông Hưng cho biết: “Nếu phải lựa chọn lại sách thì khó khăn, xáo trộn sẽ là tất yếu. Việc sử dụng bộ sách giáo khoa trong năm học qua ít nhiều cho thấy được sự hiệu quả và những điểm hạn chế, nhằm rút kinh nghiệm cho các năm học sau. Việc thay sách phần nào gây lãng phí, ảnh hưởng trực tiếp đến giáo viên, phụ huynh và học sinh, nhất là khu vực vùng cao khó khăn như tỉnh Bắc Kạn”.
Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) cho biết, việc hai bộ sách giáo khoa bất ngờ “biến mất không có thông báo trước khiến nhiều người ngạc nhiên và lo lắng, nhất là các trường đang lựa chọn hai bộ này đưa vào giảng dạy ở lớp 1.
Theo ông Khang, tuy Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam khẳng định việc bỏ hai bộ sách không ảnh hưởng đến việc dạy và học ở lớp 2 năm học 2021 – 2022, nhưng giáo viên và phụ huynh vẫn còn nhiều băn khoăn, lo lắng.
“Dù cả 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 hiện hành được viết theo chương trình giáo dục phổ thông mới, nhưng mỗi bộ sách chắc chắn khác nhau ở cách tiếp cận chương trình, phong cách và ngữ liệu của từng nhóm tác giả. Chính sự khác nhau cơ bản này tạo nên sức thu hút của từng bộ sách” , ông Khang nói.
Chưa kể, năm học 2020- 2021, khi các trường được giao quyền chọn sách giáo khoa lớp 1, giáo viên đã bỏ rất nhiều thời gian để đọc, thảo luận… và chọn ra những cuốn sách thích hợp cho trường. Việc hai bộ sách biến mất sẽ dẫn đến việc cùng một trường nhưng lớp 1 dùng bộ sách này, sang lớp 2 sử dụng bộ khác, gây xáo trộn rất lớn cho học sinh và đặc biệt là giáo viên.
Sách giáo khoa lớp 1. (Ảnh minh hoạ: H.C)
” Dù nhà xuất bản có tiếp tục in sách thì năm học tới, liệu có địa phương nào dám tiếp tục chọn 2 bộ sách bị hợp nhất kia không? Nếu không thì tuổi thọ của 2 bộ sách chỉ vẻn vẹn 1 năm, gây lãng phí rất lớn về công sức, tiền của phụ huynh, nhà trường. Điều lớn hơn là số phận sách giáo khoa lớp 3, 4, 5 và 7, 8, 9 trong những năm tới có tương tự hay không? “, ông đặt câu hỏi.
Phó giáo sư Phan Doãn Thoại, Chủ biên môn Toán bộ sách Cùng học để phát triển năng lực tiếc nuối khi bộ sách không được biên soạn tiếp ở lớp 2 và lớp 6.
Ông cho biết, việc “hợp nhất” bộ sách Cùng học để phát triển năng lực với bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống chỉ là cách nói, còn về bản chất thì khác. Bởi khi có chủ trương hợp nhất này, hai nhóm tác giả của hai bộ sách cùng ngồi lại với nhau nhưng không có tiếng nói chung.
Các trường học từng chọn bộ sách Cùng học để phát triển năng lực sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng vì trước đó họ tin tưởng và chọn lựa theo tinh thần của bộ sách. Mỗi cuốn sách có cách đặt vấn đề riêng và có đặc điểm riêng. Lớp 1 học sách này, lớp 2 học sách kia, hai cách tiếp cận vấn đề khác nhau cũng sẽ gây ảnh hưởng cho học sinh, giáo viên cho dù các bộ sách giáo khoa mới đều có chung một tinh thần.
Sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 sẽ được góp ý 3 đợt trước khi phát hành
Bộ GD&ĐT vừa có văn bản gửi các Sở GD&ĐT về việc tổ chức cử giáo viên tham gia góp ý SGK lớp 2, lớp 6.
Để tránh những sai sót không đáng có như SGK Tiếng Việt 1 Cánh Diều, Bộ GD&ĐT yêu cầu giáo viên góp ý cho bản mẫu SGK lớp 2, lớp 6 kỹ càng hơn.
Trong đó, đợt một, mỗi sở GD&ĐT chọn cử 10 giáo viên/môn học để nghiên cứu, góp ý các bản mẫu SGK qua trang thông tin điện tử của các nhà xuất bản. Sau đó, các địa phương tổng hợp góp ý, báo cáo về Bộ GD&ĐT trước ngày 10/12.
Đợt hai, tất cả giáo viên được cử dạy lớp 2, lớp 6 sẽ tham gia góp ý cho bản mẫu SGK. Bộ yêu cầu các sở GD&ĐT chỉ đạocác trường học hướng dẫn cho toàn bộ giáo viên được phân công dạy lớp 2 và lớp 6 năm học 2021 - 2022 vào trang thông tin điện tử của các nhà xuất bản để nghiên cứu, góp ý các bản mẫu SGK đã được các nhà xuất bản hoàn thiện sau góp ý đợt một.
Các cơ sở giáo dục đưa việc tìm hiểu nội dung các bản mẫu SGK vào sinh hoạt tổ chuyên môn để nghiên cứu, góp ý.
Đợt ba, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tìm hiểu, góp ý một lần nữa các bản mẫu SGK đã được các nhà xuất bản hoàn thiện, đưa lên trang thông tin điện tử trước khi in và phát hành.
Tác giả viết sách giáo khoa: Không có chuyện hợp nhất giữa các bộ sách Giáo sư Đỗ Thanh Bình khẳng định gần như toàn bộ các sách lớp 2 và lớp 6 của bộ sách "Cùng học và phát triển năng lực" đã bị bỏ chứ không phải là sáp nhập như Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thông tin. Giáo sư Lê Thanh Bình. (Ảnh: Phạm Mai/Vietnamplus) "Tôi khẳng định không có sự hợp nhất...