Bộ Giáo dục yêu cầu 63 tỉnh, thành tuyển bổ sung giáo viên mầm non
Bộ GD-ĐT yêu cầu 63 tỉnh thành rà soát, tuyển bổ sung giáo viên mầm non còn thiếu.
Bộ GD-ĐT vừa đề nghị UBND 63 tỉnh thành trong cả nước đánh giá công tác quy hoạch, định hướng phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn đáp ứng yêu cầu phát triển giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030.
Bên canh đó, thực hiện tốt các chính sách, đầu tư phát triển giáo dục mầm non theo quy định của Đảng và Nhà nước…; Kịp thời ban hành các chính sách của địa phương để thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, hỗ trợ cho người cho động các doanh nghiệp trong lĩnh vực giáo dục mầm non gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Chỉ đạo rà soát số người lao động làm việc trong cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục và cơ sở giáo dục mầm non chưa được hỗ trợ do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid -19 để khẩn trương triển khai các chính sách hỗ trợ, hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục bảo đảm duy trì hoạt động trong thời gian tới.
Ngoài ra, lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án và triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Bảo đảm cơ sở vật chất cho Chương trinh giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 – 2025″. Quan tâm ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo 1 phòng học/1 lớp học, phòng học thiết bị, sĩ số theo quy định tại Điều lệ trường mầm non; Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn…
Video đang HOT
Đặc biệt chỉ đạo Sở Nội vụ phối hợp với Sở Giáo dục rà soát, tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố việc tuyển bổ sung giáo viên mầm non còn thiếu, bảo đảm đủ số lượng giáo viên theo quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2015 liên Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ; theo chủ trương của Chính phủ tại Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 3/7/2020 với tinh thần “có học sinh phải có giáo viên đứng lớp”.
TPHCM đang cân nhắc mở cửa trường mầm non
TPHCM đang tính toán việc mở cửa trường mầm non, nhất là các trường mầm non tư thục, dân lập.
Theo thống kê của Sở GD-ĐT TPHCM, năm học 2021-2022, TPHCM có 1.395 trường mầm non với 339.298 trẻ, tăng 5.140 trẻ so với năm học trước. Do ảnh hưởng của COVID-19, toàn Thành phố có 153 trường mầm non tư thục, ngoài công lập giải thể, ngưng hoạt động, tác động trực tiếp đến đời sống hơn 800 cán bộ, giáo viên, nhân viên.
TPHCM đang lên phương án mở cửa trường mầm non
TP. Thủ Đức được xem là địa phương có quy mô trường lớp lớn nhất TPHCM. Riêng bậc mầm non, TP. Thủ Đức có 297 đơn vị, bao gồm 61 trường công lập, 236 trường ngoài công lập, với hơn 40.000 trẻ.
Phó trưởng Phòng GD-ĐT TP. Thủ Đức Nguyễn Thị Thu Hiền cho hay, TP. Thủ Đức có 227 nhóm trẻ gia đình, mỗi nhóm giữ không quá 7 trẻ. Để đảm bảo phòng dịch, phòng GD-ĐT đã phối hợp với các phường thực hiện tốt công tác quản lý, chưa để các đơn vị đón trẻ trở lại.
"Hiện nay, các khu chế xuất tại TP. Thủ Đức đã đi vào hoạt động, công nhân quay trở lại sản xuất, nhu cầu gửi trẻ là có thật. Phòng GD-ĐT sẽ tham mưu cho UBND TP. Thủ Đức tìm giải pháp để giải bài toán, làm sao vừa đảm bảo an toàn phòng chống dịch, vừa gỡ khó, tạo thuận lợi cho phụ huynh", bà Nguyễn Thị Thu Hiền nói.
Trước tình hình nhiều phụ huynh có nhu cầu gửi trẻ trong khi dịch COVID-19 vẫn còn phức tạp, bà Lương Thị Hồng Điệp - Trưởng phòng Giáo dục mầm non, Sở GD-ĐT TPHCM - thông tin Sở đang phối hợp chặt chẽ với từng địa phương, không để cơ sở mầm non tự phát giữ trẻ trong thời điểm này.
"TP có 22.580 trẻ mầm non về quê với ba mẹ. Khi mở cửa trường mầm non, Sở sẽ tham mưu cho trẻ lớp lá đi học trước, đảm bảo phổ cập 5 tuổi. Tuy nhiên, ngành y tế phải hỗ trợ trong việc phân luồng, hướng dẫn phòng chống dịch, nhất là các cơ sở mầm non ngoài công lập", bà Lương Thị Hồng Điệp kiến nghị.
Trong buổi khảo sát với Sở GD-ĐT TPHCM chiều ngày 8/11, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TPHCM Cao Thanh Bình nhận định, vấn đề mở cửa trường mầm non, nhất là các cơ sở mầm non ngoài công lập, ở các địa bàn có khu chế xuất, khu công nghiệp cần hết sức linh hoạt.
"Thực tế là không được phép giữ trẻ nhưng đây là bài toán cung cầu. Công nhân đã làm việc mà không cho mở trường mầm non, nhóm trẻ thì phụ huynh gửi con em ở đâu? Vấn đề này cần phải suy nghĩ. Bởi từ chỗ có nhu cầu sẽ tìm mọi cách phát sinh, nếu không có biện pháp sẽ càng thêm nguy hiểm", ông Cao Thanh Bình cho biết.
Trong dự thảo mở cửa trường mầm non, Sở GD-ĐT TPHCM tính toán, trước khi trẻ đến trường, các địa phương sẽ rà soát trường mầm non đủ điều kiện đón trẻ, chuẩn bị phương án phân công các trường mầm non công lập tiếp nhận trẻ khi các cơ sở mầm non ngoài công lập giải thể, không đủ điều kiện hoạt động.
Tổ chức vệ sinh phòng, nhóm lớp, khử khuẩn thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, vệ sinh môi trường để đảm bảo an toàn khi trẻ đến trường. Cán bộ, giáo viên, nhân viên phải được tiêm đủ 2 mũi vắc xin.
Khi trẻ đến trường, cần đón trẻ theo lộ trình thích hợp với nguyên tắc an toàn đến đâu, mở cửa đến đó. Đặc biệt quan tâm giúp trẻ 5 tuổi làm quen với việc đọc, viết để trẻ có tâm thế sẵn sàng vào học lớp 1.
Bố trí các hoạt động trong lớp, ngoài sân và chia đôi lớp hợp lý khi tổ chức các hoạt động. Tận dụng phòng chức năng khi tổ chức hoạt động cho trẻ. Sẵn sàng thích ứng khi thay đổi cấp độ dịch.
Bộ GD-ĐT: Trẻ mầm non có nguy cơ chậm phát triển do không được đến trường Bộ GD-ĐT bày tỏ lo ngại trẻ em giáo dục mầm non giai đoạn hiện nay có nguy cơ chậm phát triển do không được đến trường; một bộ phận không nhỏ giáo viên mầm non tư thục bỏ việc khi không có lương. Nhiều giáo viên mầm non ngoài công lập không có lương Báo cáo của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn...