Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu 6 nhiệm vụ quản lý chất lượng giáo dục
Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong hướng dẫn nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2019-2020 của Bộ GDĐT đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Theo đó, 6 nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2019-2020 trọng tâm đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên gồm: Tiếp tục rà soát, xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác thi và đánh giá; bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục; quản lý văn bằng, chứng chỉ bảo đảm thực tiễn, khả thi, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Tổng kết, đánh giá việc chỉ đạo, tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019; chuẩn bị các điều kiện triển khai và tổ chức tốt Kỳ thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2020.
Tiếp tục đổi mới theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia, dự thi Olympic khu vực và quốc tế; triển khai các chương trình đánh giá chất lượng giáo dục quốc gia và quốc tế.
Thực hiện hiệu quả công tác bảo đảm, kiểm định chất lượng giáo dục đối với trường mầm non, phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia đối với các trường mầm non, trường phổ thông.
Tăng cường công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ trong năm học 2019 – 2020 (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Chú trọng công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ theo quy định. Có biện pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng làm giả văn bằng, chứng chỉ và mua bán văn bằng, chứng chỉ. Tăng cường quản lý các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với việc sát hạch và cấp các loại chứng chỉ của các cơ sở giáo dục.
Chú trọng quán triệt ý thức trách nhiệm, yêu cầu trau dồi phẩm chất, năng lực và tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chất lượng giáo dục các cấp. Từng bước nâng cao năng lực cho các đơn vị chức năng thực hiện nhiệm vụ quản lý thi, đánh giá chất lượng giáo dục; kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia; quản lý văn bằng, chứng chỉ tại các sở GDĐT.
Bộ cũng hướng dẫn các nhiệm vụ cụ thể đối với công tác thi và đánh giá chất lượng giáo dục, trong đó nhấn mạnh tới các việc cần làm trong Kỳ thi THPT quốc gia năm 2020; đối với các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia, thi Olympic khu vực và quốc tế; và đối với các chương trình đánh giá chất lượng giáo dục quốc gia, quốc tế.
Trong công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục có 8 nhiệm vụ cụ thể, trong đó, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ hiệu quả công tác quản lý hoạt động đánh giá, bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục…
Về công tác quản lý văn bằng chứng chỉ, nhấn mạnh việc tăng cường công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ. Chủ động phối hợp với cơ quan công an điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật trong các trường hợp mua bán văn bằng, chứng chỉ; làm giả văn bằng, chứng chỉ và sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả trên địa bàn.
Cùng đó, tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục của nước ngoài trên địa bàn. Thực hiện công tác quản lý văn bằng do các cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người Việt theo thẩm quyền.
Phương Anh
Theo toquoc
Hệ thống giáo dục quốc dân là thống nhất
Báo cáo của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết, một số đại biểu đề nghị làm rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ GD&ĐT, các Bộ, ngành khác và chính quyền địa phương đối với giáo dục; cần quan tâm đến vấn đề phân cấp, phân quyền trong các quy định cụ thể của Luật.
Ảnh minh họa/internet
TTUB cho rằng, hệ thống giáo dục quốc dân là thống nhất. Do vậy, Dự thảo Luật quy định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục; quy định cụ thể trách nhiệm của Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trong quản lý nhà nước đối với giáo dục đào tạo và giáo dục nghề nghiệp.
Để tạo sự linh hoạt cho Chính phủ trong phân công trách nhiệm quản lý nhà nước, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của từng giai đoạn cụ thể, Dự thảo Luật quy định các bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo sự phân công của Chính phủ; UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo phân cấp của Chính phủ (Điều 102).
Tiếp thu ý kiến đại biểu, TTUB đã phối hợp với Ban soạn thảo rà soát điều chỉnh ở các điều khoản cụ thể. Việc phân cấp, phân quyền được thực hiện trên nguyên tắc Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục; quy định cụ thể trách nhiệm của Bộ GD&ĐT, quan tâm đến trách nhiệm của Bộ LĐTBXH và chú ý đến trách nhiệm chính quyền địa phương để Chính phủ chủ động trong điều hành.
HS năng động với kỹ năng thuyết trình. Ảnh minh họa
Có ý kiến đại biểu đề nghị quy định cụ thể về tiêu chuẩn, nguyên tắc hoạt động, cơ cấu tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để thống nhất với quy định của Luật GDĐH, Luật GDNN.
Về vấn đề này, TTUB đã chỉnh lý theo hướng giải thích khái niệm "kiểm định chất lượng giáo dục" (Điều 5); bổ sung quy định về mục tiêu, nguyên tắc, đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục;
Bổ sung quy định tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của nước ngoài được hoạt động tại Việt Nam và thẩm quyền của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, việc cho phép hoạt động, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; quy định trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đối với giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp;
Quy định điều kiện và thủ tục để tổ chức kiểm định nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam; giao Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động, đình chỉ hoạt động, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục (các điều 108, 109,110).
Minh Phong
Theo giaoducthoidai
Sách giáo khoa mới được xây dựng công phu Chỉ một thời gian ngắn nữa, kết quả thẩm định bộ SGK phổ thông mới sẽ được Bộ GD&ĐT công bố. Quá trình thẩm định đã được tổ chức và diễn ra ra sao? SGK mới phải có những tiêu chí gì để đáp ứng CTGDPT mới?... vẫn là những thông tin được xã hội quan tâm trước khi SGK mới được ban...