Bộ Giáo dục siết điều kiện mở ngành đào tạo y khoa
Để mở ngành đào tạo Y đa khoa, trường phải có ít nhất 2 tiến sĩ thuộc lĩnh vực khoa học y sinh, 6 tiến sĩ y học lâm sàng…
Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành thông tư 22 quy định điều kiện, thủ tục mở ngành và đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học. Nhóm ngành sức khỏe được đặc biệt chú trọng.
Để mở nhóm ngành sức khỏe, giảng viên và người hướng dẫn thực hành của trường phải có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh, đã hoặc đang làm việc trực tiếp tại cơ sở khám chữa bệnh đủ điều kiện là cơ sở thực hành trong đào tạo.
Mỗi môn học phải có ít nhất một giảng viên cơ hữu có văn bằng phù hợp với môn học giảng dạy. Cụ thể ngành Y đa khoa có tối thiểu 2 tiến sĩ khoa học y sinh, 6 tiến sĩ y học lâm sàng và một tiến sĩ y học dự phòng (hoặc y tế công cộng). Ngành Y học cổ truyền cần tối thiểu 2 tiến sĩ khoa học y sinh, 3 tiến sĩ y học cổ truyền và một tiến sĩ y học dự phòng hoặc y tế công cộng.
Để được mở ngành đào tạo về sức khoẻ, cơ sở phải đáp ứng nhiều điều kiện về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất. Ảnh minh họa: Giang Huy.
Video đang HOT
Ngành Răng – Hàm – Mặt được quy định có tối thiểu 2 tiến sĩ khoa học y sinh, 2 tiến sĩ y học lâm sàng và 3 tiến sĩ Răng – Hàm – Mặt. Ngành Y học dự phòng cần tối thiểu 2 tiến sĩ khoa học y sinh, một tiến sĩ y học lâm sàng và 4 tiến sĩ y học dự phòng (hoặc y tế công cộng).
Thông tư 22 nêu chi tiết điều kiện cơ sở vật chất đối với một số ngành thuộc nhóm sức khoẻ. Các ngành Y đa khoa, Y học cổ truyền, Răng hàm mặt, Y học dự phòng, Điều dưỡng ít nhất phải có phòng thí nghiệm, thực hành về Sinh học và di truyền y học, Lý sinh, Hóa học, Giải phẫu, Mô phôi, Sinh lý, Hóa sinh, Vi sinh – Ký sinh trùng, Giải phẫu bệnh…
Bộ trưởng Giáo dục, giám đốc Đại học Quốc gia và giám đốc đại học vùng được Bộ Giáo dục ủy quyền, được quyền quyết định cho phép mở ngành đào tạo. Cơ sở không đảm bảo một trong các điều kiện quy định, tuyển sinh và đào tạo ngoài địa điểm được phép… sẽ bị đình chỉ tuyển sinh.
Trước đó năm 2015, Đại học Kinh doanh và Công nghệ (Hà Nội) – trường tư thục chuyên đào tạo ngành Kinh tế được cấp phép tuyển sinh ngành Y dược. Quyết định này gây nhiều tranh cãi bởi một năm trước đó hai bộ Y tế, Giáo dục đã thống nhất không cấp phép đào tạo ngành Y đa khoa, Dược học ở các trường đa ngành không thuộc khối chuyên ngành y dược.
Bộ Giáo dục và Bộ Y tế sau đó đồng ý để trường đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo ngành Dược học từ năm 2016 nếu thực hiện xong hợp đồng mua bán thiết bị đã ký trị giá 23 tỷ đồng, bổ sung tối thiểu một thạc sĩ môn Phân tích kiểm nghiệm và báo cáo hai bộ. Riêng ngành Y đa khoa, hai bộ sẽ xem xét cho phép trường đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh sau khi bổ sung đội ngũ và thực hiện các hợp đồng mua bán trang thiết bị đã ký trị giá 11 tỷ đồng.
Theo VNN
12 thí sinh trúng tuyển ngành Y đa khoa không được nhập học
12 thí sinh đã nhầm lẫn nghiêm trọng khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển ngành Y đa khoa của ĐH Tây Nguyên, dẫn đến không được nhập học.
Phản ánh với Zing.vn, bạn đọc tên T. cho biết sau khi công bố danh sách trúng tuyển ngành Y đa khoa hệ liên thông của ĐH Tây Nguyên, có người chưa có bằng tốt nghiệp y sĩ nhưng vẫn trúng tuyển. T. cho rằng như vậy là không đúng so với quy định đào tạo hệ liên thông của Bộ GD&ĐT.
Bạn đọc này cũng đặt câu hỏi: Có sai sót trong quá trình xét tuyển ngành Y đa khoa hệ liên thông hay không?
Sáng 5/8, PGS.TS Nguyễn Tấn Vui, Hiệu trưởng ĐH Tây Nguyên, cho biết 12 trong tổng số 15 thí sinh nằm trong danh sách trúng tuyển ngành Y đa khoa (hệ liên thông) của trường sẽ không được phép nhập học vì sai quy định.
Theo thầy Vui, những thí sinh trên đã bất cẩn và có sự nhầm lẫn nghiêm trọng khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào đại học, dù không phải đối tượng tuyển sinh của hệ liên thông.
Nhiều thí sinh không thể đậu đại học vì nhầm lẫn nghiêm trọng khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển tại Đại học Tây Nguyên. Ảnh: Minh Quý.
"Từ đầu, nhà trường đã có thông báo về việc tuyển sinh đại học liên thông hệ chính quy theo quy định của Bộ GD&ĐT. Trong đó, trường nêu rõ đối tượng tuyển sinh là người có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng đúng chuyên ngành.
Các em không phải đối tượng được theo học hệ liên thông nhưng vẫn đăng ký là sai. Lỗi này thuộc về các em chứ không phải của nhà trường hay Bộ GD&ĐT", thầy Vui cho hay.
Cũng theo hiệu trưởng này, năm nay, Bộ GD&ĐT xét tuyển nên căn cứ dữ liệu các em đăng ký và số điểm đạt được để xét trúng tuyển hay không. Sau đó, bộ chuyển danh sách về cho trường dẫn đến việc dù nằm trong danh sách đậu nhưng vẫn không thể được nhập học.
Ông Vui dẫn quy chế tuyển sinh năm nay khẳng định thí sinh đã đậu vào một trường sẽ không trúng tuyển trường khác. Do đó, những em đăng ký nguyện vọng sai có nguy cơ không đậu đại học, dù điểm khá cao.
"Mấy ngày nay, nhiều phụ huynh và thí sinh đến trường khóc, lo lắng vì sự nhầm lẫn khi đăng ký. Nhà trường cũng tính đến phương án họp hội đồng tuyển sinh và xin ý kiến Bộ GD&ĐT để có hướng giải quyết cho các em nhưng vẫn đúng quy chế", thầy Vui thông tin thêm.
Điểm chuẩn của ngành Y Đa khoa (hệ liên thông) của ĐH Tây Nguyên là 25 điểm (điều kiện môn Sinh học từ 7,75 điểm trở lên). Trong danh sách trúng tuyển của nhà trường, 12/15 thí sinh đăng ký sai quy định, chủ yếu là các thí sinh sinh năm 1998, 1999.
Theo Zing
Vẫn chuộng đánh giá theo điểm số Các trường tiểu học tại TP.HCM đang ráo riết tổ chức làm đề phục vụ cho kỳ thi kiểm tra cuối học kỳ. Đây là học kỳ đầu tiên áp dụng việc đánh giá, nhận xét theo Thông tư 22. Kể từ ngày 6/11, Thông tư 22 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sửa đổi, bổ sung Thông tư 30 về...