Bộ Giáo dục nên bãi bỏ xếp loại giáo viên bằng các giấy tờ vô bổ

Theo dõi VGT trên

Những loại giấy tờ vô bổ, chẳng có tác dụng gì đang làm khổ giáo viên ở cơ sở nhưng đó đã là quy định của Bộ nên bắt buộc người thầy phải thực hiện.

Trong bài viết Việc xếp chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông theo Thông tư 20 quá phức tạp, chúng tôi đã phản ánh những khó khăn trong việc tập hợp nguồn minh chứng của giáo viên khi xét chuẩn nghề nghiệp hàng năm ở các nhà trường.

Chính từ sự rắc rối, phức tạp như vậy nên giáo viên họ cũng không thể nào tìm được nguồn minh chứng theo những hướng dẫn của Bộ.

Sự tồn tại của Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT cho đến hết năm học 2017-2018 đã thể hiện sự bất cập này. Và bắt đầu từ năm học này, giáo viên các trường phổ thông sẽ thực hiện Thông tư 20/2018-BGDĐT để xếp loại chuẩn nghề nghiệp cho mình.

Suy cho cùng, việc xếp loại, đ.ánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên cũng chẳng có gì mới và tất nhiên cũng thể không thay đổi được chất lượng dạy và học của người thầy và trò.

Bộ Giáo dục nên bãi bỏ xếp loại giáo viên bằng các giấy tờ vô bổ - Hình 1

Việc yêu cầu phải tập hợp minh chứng rất vô bổ và mất thời gian cho giáo viên (Ảnh minh họa: TTXVN)

Sự thay thế Thông tư 20/2018-BGDĐT20 cho Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT trước đây cũng không phải là sự tiến bộ hay giúp cho giáo viên đỡ phần rắc rối trong việc thực hiện nhiệm vụ hàng năm.

Thực tế, trong gần 10 năm thực hiện Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT để đ.ánh giá chuẩn giáo viên thì nó cũng chẳng phát huy được tác dụng gì mà gây nhiều phiền toái cho giáo viên.

Trước đây, theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT thì việc xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông có 4 mức: “ Xuất sắc”, “khá”, “ trung bình” và “chưa đạt chuẩn- yếu”.

Quy trình đ.ánh giá, xếp loại theo 3 bước: Giáo viên tự đ.ánh giá, tổ chuyên môn đ.ánh giá, Hiệu trưởng đ.ánh giá.

Bây giờ, Thông tư 20/2018- BGDĐT bắt đầu thực hiện từ năm học này thì việc xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên cũng là 4 mức độ: “Mức tốt”, “mức khá”, “mức đạt” và “mức chưa đạt”.

Quy trình đ.ánh giá chuẩn giáo viên cũng cơ bản theo 3 bước như trước đây cho dù một số từ ngữ, tên gọi có khác hơn một chút.

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên là gì?

Video đang HOT

Trong Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên của Bộ Giáo dục thì chuẩn nghề nghiệp giáo viên được giải thích từ ngữ như sau:

1. Phẩm chất là tư tưởng, đạo đức, lối sống của giáo viên trong thực hiện nhiệm vụ, công viêc.

2. Năng lực là khả năng thực hiện công việc, nhiệm vụ của giáo viên

3. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông là hệ thống phẩm chất, năng lực mà giáo viên cần đạt được để thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông…

Bởi, tựu chung lại mỗi giáo viên có 2 từ cốt lõi nhất là “phẩm chất” và “năng lực”.Nếu được định nghĩa như Thông tư 20/2018-BGDĐT của Bộ thì nó cực kỳ đơn giản trong việc đ.ánh giá, không cần phải tìm minh chứng làm gì.

“Phẩm chất” của người giáo viên là nhân hậu, bao dung, yêu thương học trò. Đối xử với đồng nghiệp trong trường hòa thuận, tôn trọng lẫn nhau.

Những điều này không phải minh chứng bằng những tờ giấy mơ hồ ở đâu đâu mà chính là cách sống, cách thực hiện công việc ở nhà trường có hiệu quả.

Giáo viên đó không để lại điều tiếng gì xấu với đồng nghiệp, với nhà trường, được mọi người trân trọng, yêu mến là đương nhiên phải được xếp loại tốt. Bởi đó là “phẩm chất” của một nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy học trò.

Những giáo viên bị đơn thư, bị quở trách, góp ý về đạo đức, lối sống hàng ngày thì xếp loại ở mức thấp hơn.

“Năng lực” của giáo viên được hiểu là kiến thức, là khả năng truyền đạt của giáo viên trước công việc giảng dạy của mình.

Giáo viên dạy tốt, dạy học sinh hiểu bài, kết quả giảng dạy cao hơn các giáo viên trong trường, có các phiếu dự giờ của cấp trên, của đồng nghiệp xếp loại giỏi.

Giáo viên đó sẵn sàng chấp hành công việc đoàn thể giao như thực hiện tốt các công việc của mình, thực hiện tốt các tiết thao giảng chuyên đề, đi đầu trong đổi mới giáo dục thì họ phải được xếp loại tốt.

Những người khác, hoàn thành ở mức độ công việc thấp hơn thì xếp loại, đ.ánh giá ở mức thấp hơn. Chỉ thế thôi là đủ, cần gì phải làm phức tạp vấn đề như hướng dẫn của Thông tư 20.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cứ nhìn cách xếp loại công chức, viên chức theo Nghị định 56 và Nghị định 88 sửa đổi của Chính phủ sẽ thấy nó đơn giản và bao hàm hơn rất nhiều Thông tư 20/2018-BGDĐT.

Trong khi, Hiệu trưởng là công chức, giáo viên là viên chức thì có cần phải xếp chuẩn nghề nghiệp nữa không?

Những tờ minh chứng vô nghĩa để làm gì?

Theo quy định và hướng dẫn của chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông thì: “ Minh chứng là bằng chứng (tài liệu, tư liệu, hiện tượng, nhân chứng) được dẫn ra để xác nhận một cách khách quan mức độ đạt được của tiêu chí”.

Những tiêu chí về chuyên môn như bản kế hoạch dạy học, biên bản họp tổ chuyên môn, họp Hội đồng sư phạm, phiếu dự giờ, kết quả học tập của học sinh có cần phải photo không khi các loại văn bản này giáo viên đã nộp hoặc nhà trường, tố chuyên môn đang lưu giữ? Vậy, những tiêu chí như bằng cấp, chứng chỉ mà giáo viên đã nộp cho nhà trường từ khi được tuyển dụng và bổ sung hàng năm để làm gì mà bây giờ mỗi năm xếp chuẩn nghề nghiệp lại phải photo mấy loại giấy tờ này để nộp?

Đó là bất cập khi những nguồn minh chứng đã có mà Bộ lại yêu cầu minh chứng cho hàng năm để xếp chuẩn nghề nghiệp.

Trong khi đó, có những nguồn minh chứng không thể nào tìm được đó là:

Thư cảm ơn, khen ngợi của cha mẹ học sinh/ đồng nghiệp/ nhóm chuyên môn/ tổ chuyên môn/ ban giám hiệu/ các tổ chức cá nhân phản ánh tích cực về giáo viên có phẩm chất đạo đức mẫu mực ..”.

Những loại minh chứng nàythì giáo viên lấy ở đâu ra để làm bằng chứng cho các tiêu chí đã được quy định?

Chính vì bất cập như vậy nên giáo viên người ta cũng đ.ánh bừa, đ.ánh thí “dấu x” vào các ô tương ứng của phiếu tự đ.ánh giá, xếp loại. Tổ chuyên môn cũng vậy mà Hiệu trưởng nhà trường cũng thế.

Giỏi lắm thì mỗi giáo viên tìm được được mỗi tiêu chí một vài minh chứng đã là quý lắm rồi.

Những loại giấy tờ vô bổ, chẳng có tác dụng gì đang làm khổ giáo viên ở cơ sở nhưng đó đã là quy định của Bộ nên bắt buộc người thầy phải thực hiện. Vì thế, những văn bản mà Bộ ban hành mới đây về việc giảm tải cho giáo viên phỏng có ích lợi gì?

Những tờ giấy vô bổ cứ được giáo viên bổ sung thêm trong hồ sơ lưu của nhà trường hàng năm có thay đổi được chất lượng giáo dục hay không, có nâng được trình độ, nghiệp vụ của người thầy hay không?

Hay chỉ khiến cho giáo viên phải tất bật làm những điều vô nghĩa khi bước vào những ngày gần kết thúc năm học với vô vàn công việc đang đợi chờ người thầy?

NGUYỄN CAO

Theo giaoduc.net

Thi dạy giỏi như... đấu vật

Tại buổi tọa đàm bàn về việc bỏ thi giáo viên dạy giỏi, một hiệu trưởng tiểu học ở Hà Nội nói rằng, mỗi lần một giáo viên đi thi là cả trường đều "xung trận" để hỗ trợ giáo viên có tiết dạy đạt điểm cao nhất, mang thành tích vinh quang về cho cả trường, cả huyện...

Thi dạy giỏi như... đấu vật - Hình 1

Ảnh minh họa

Một đại biểu khác vốn là hiệu trưởng trường cán bộ quản lý giáo dục thì ví von thi giáo viên (GV) dạy giỏi như... đấu vật, ai khỏe sẽ thắng.

Nhưng cũng chính những người này khi được Bộ GD-ĐT hỏi ý kiến về việc bỏ thi GV dạy giỏi, thì lại tiếc nuối, lo bỏ thi rồi GV không còn động lực để dạy tốt nữa.

Xem ra, nền giáo dục nặng về ứng thí, không chỉ ảnh hưởng đến động lực học để thi của học sinh (HS) mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả động cơ dạy học của GV khi mà dạy tốt chỉ để đi thi lấy danh hiệu GV dạy giỏi. Từ bao giờ, niềm hạnh phúc, tiến bộ và năng lực của HS, đã không phải là "trái ngọt" đáng được mong đợi nhất trong sự nghiệp "trồng người"?

Nhưng đáng mừng là cũng buổi tọa đàm này, một vài ý kiến đã thẳng thắn đề nghị bỏ thi GV giỏi và gọi cuộc đua này như "luyện gà nòi" và chỉ nặng về "trình diễn". Trong hàng chục bài viết phản ánh thực trạng về áp lực nặng nề nhưng hiệu quả chẳng là bao của cuộc thi GV dạy giỏi đăng trên Thanh Niên, điều mà PV nhớ nhất là lời một trưởng phòng GD-ĐT một quận nội thành Hà Nội khi ông thốt lên: "Đã đến lúc không thể cứ tung hô những thứ vốn không có trong đời sống dạy học!".

Cũng chính vị này nói: "Chúng tôi muốn mỗi bài giảng mà các thầy cô mang đến hội thi sẽ là một sáng tạo, được thử nghiệm và được trình bày với một kỹ năng hoàn hảo. Nhưng cũng rất sợ sau tiếng "trống hội" rộn rã là hàng dài của những tiết học buồn tẻ không thể giúp HS".

Người viết bài này đã thấm thía "nỗi sợ" về sự đối lập của tiếng "trống hội" rộn rã và "hàng dài những tiết học buồn tẻ" mà ông nói, bởi cũng có con từng là HS của một GV dạy giỏi cấp TP. Vì danh hiệu lừng lẫy ấy, học trò của chính cô lại là người... thiệt thòi nhất. Thay vì được học bằng những phương pháp tốt nhất thì học trò của GV ấy, hoặc sẽ mất thời gian vào việc học đi học lại một bài với vai trò là "diễn viên quần chúng" trong những giờ thao giảng mà cô là "diễn viên chính" để các đoàn kiểm tra, các trường khác đến đ.ánh giá, học tập; hoặc chúng sẽ phải chịu sự thiếu vắng cô liên tục bởi cô phải thay mặt cả trường, thậm chí cả TP đi thi dạy giỏi, đi chia sẻ kinh nghiệm dạy giỏi...

GV đi thi dạy giỏi đang phải gánh trên mình áp lực thành tích của cả một trường, một huyện, một tỉnh. Áp lực đó khiến họ quên bẵng hàng trăm HS đang chờ đợi thầy cô của mình, trong đó có những em học chậm cần phương pháp dạy giỏi để tiến bộ, có những em mong được cô tạo động lực để phát huy niềm yêu thích của mình với môn học nào đó; và không chừng còn có những em đang cần sự giúp đỡ của cô vì bị bạn b.ạo h.ành...

Một hiệu trưởng trường ngoài công lập luôn nói "không" với việc cử GV đi thi dạy giỏi, đã tâm sự với người viết: "Điều chúng tôi hướng đến tiết dạy không hề được chuẩn bị công phu nhưng chứa đựng tình yêu, trách nhiệm và trí tuệ của người thầy. Những tiết dạy mang đến niềm vui và hạnh phúc cho học trò".

Theo Thanh Niên

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Clip buồn nhất hôm nay: Nine Naphat khóc nức nở sau họp báo tuyên bố chia tay Baifern Pimchanok vì lý do này
19:03:03 04/07/2024
NÓNG: Nine Naphat chính thức tuyên bố chia tay Baifern Pimchanok, rưng rưng suýt bật khóc tại họp báo
16:37:38 04/07/2024
Chưa Biết bị cơ quan chức năng tóm, lộ mặt thật, đăng tâm thư hẹn 2025 tái xuất?
16:08:45 04/07/2024
Mẹ Ngô Diệc Phàm cạn t.iền, tìm cách thanh lý hết tài sản khi con trai đang ở tù
15:36:47 04/07/2024
Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh công khai dung mạo và tên thật con gái đầu lòng
15:49:48 04/07/2024
Dẫn con đi họp lớp, thằng bé vô tình đạp trúng cô bạn mang bầu và cái kết cay đắng
18:12:22 04/07/2024
Hé lộ trọn bộ ảnh cưới của Anh Đức và vợ kém 12 t.uổi, 1 chi tiết lạ gây chú ý
19:55:12 04/07/2024
Giá cát-xê của ca sĩ sở hữu kênh YouTube có số người đăng ký cao nhất Việt Nam
16:43:45 04/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Huyền bí Pu Sam Cáp - Lai Châu

Du lịch

21:49:23 04/07/2024
Thiên nhiên đã ban phát cho vùng Tây Bắc những dãy núi cao hùng vĩ, những cánh rừng xanh mát trải dài, những dòng sông, con suối ngày đêm róc rách, rì rầm tuôn chảy...

Mỹ nam Vườn Sao Băng và bạn gái tin đồn hơn 4 t.uổi đồng loạt lên tiếng về tin hẹn hò

Sao châu á

21:41:07 04/07/2024
Không để người hâm mộ đợi lâu, Win Metawin và Lingling đều đồng loạt lên tiếng phủ nhận tin hẹn hò và khẳng định họ chỉ là bạn bè

Bụng cười đời tươi

Sức khỏe

21:38:02 04/07/2024
Một chiếc bụng khỏe mạnh (bụng cười) mang lại một sức khỏe tràn đầy, từ đó giúp mỗi người tận hưởng cuộc sống trọn vẹn và hạnh phúc hơn (đời tươi).

Cặp đôi ngôn tình "gây bão" vì ngọt từ phim đến đời, nhà gái là thánh hack t.uổi mãi chẳng chịu già

Phim châu á

21:11:47 04/07/2024
Bộ phim chỉ vừa mới lên sóng đã đạt top 1 rating, cặp đôi nam nữ chính được khen nức nở như bước ra từ tiểu thuyết.

Hoàng Yến Chibi "đốn tim" khán giả khi hát ballab trong phiên bản Duyệt (The Medley)

Nhạc việt

21:08:20 04/07/2024
Sau gần 2 tháng ra mắt EP Duyệt và thực hiện showcase hoành tráng, Hoàng Yến Chibi mới đây đã tung phiên bản Duyệt (The Medley) với 4 ca khúc: Duyệt, Sốc Nhiệt, Đào Đâu Ra Người Như Anh, Ừ Em Xin Lỗi.

Chồng làm bồ có thai quay về xin vợ 500 triệu cho nhân tình, sốc hơn cả là hành động của anh lúc này

Góc tâm tình

20:53:54 04/07/2024
Tôi cảm thấy nực cười khi chồng nói anh không muốn ly hôn với vợ, anh xin tôi 500 triệu để bồi thường cho bồ. Tôi và chồng lấy nhau đã 7 năm. Thời gian đầu lấy nhau, tôi cảm thấy mình và chồng

Lịch âm 5/7 - Âm lịch ngày 5 tháng 7 năm 2024 là ngày tốt hay xấu?

Trắc nghiệm

20:41:22 04/07/2024
Xem lịch âm ngày 5/7/2024 (Thứ 6), lịch vạn niên ngày 5/7/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...

Máy bay móp cánh vì đ.âm trúng cột đèn chiếu sáng sân bay Tân Sơn Nhất

Tin nổi bật

20:14:33 04/07/2024
Máy bay của hãng Eva Air trong lúc lăn ra đường băng sân bay Tân Sơn Nhất để chuẩn bị cất cánh thì xảy ra sự cố đ.âm trúng cột đèn chiếu sáng, khiến một phần cánh máy bay bị móp.