Bộ Giáo dục “lờ” trách nhiệm của mình trong vụ gian lận thi cử lớn nhất từ trước tới nay
Cử tri đề nghị Bộ Giáo dục cho biết trách nhiệm của mình trong quản lý nhà nước trong vụ việc gian lận thi cử lớn nhất từ trước tới nay, tuy nhiên Bộ này chỉ trả lời “rất chung chung”, không nhắc đến việc xử lý các cá nhân, tập thể của Bộ …
Trên đây là một trong những nội dung được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu trong Báo cáo Kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV.
Vụ gian lận thi cử có mặt trong tất cả các báo cáo
Vấn đề gian lận thi cử đều được nhắc đến trong hầu hết các báo cáo được trình bày tại phiên họp đầu tiên của Quốc hội sáng 20/5.
Theo đó, tông hơp y kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân do Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn trình bày trước Quốc hội sáng nay (20/5) cho thấy, cử tri, nhân dân ghi nhận những nỗ lực của ngành giáo dục trong thời gian qua. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quan tâm chấn chỉnh, nâng cao đạo đức, tác phong và phương pháp làm việc cho đội ngũ những người làm công tác giáo dục, giảm áp lực cho giáo viên và học sinh.
Tuy nhiên, báo cáo chỉ rõ, một số quy định của ngành giáo dục và chính quyền địa phương vẫn còn bất cập, việc “chạy theo thành tích” vẫn tồn tại; các vụ “bạo lực học đường” liên tiếp xảy ra ở nhiều nơi; sự thiếu trách nhiệm của một bộ phận cán bộ quản lý, lãnh đạo nhà trường và thiếu quyết liệt trong xử lý các vi phạm của cơ quan chức năng gây bức xúc trong nhân dân.
Cử tri và nhân dân đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục có giải pháp hữu hiệu khắc phục các yếu kém đó.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn
Dẫn báo cáo của Bộ Giáo dục và đào tạo, Báo cáo tổng hợp kiến nghị của cử tri cho biết, theo kết quả chấm thẩm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo: tỉnh Hà Giang có 330 bài thi của 114 thí sinh có điểm chấm thẩm định thấp hơn so với điểm thi đã công bố; tỉnh Sơn La có 44 thí sinh với 95 bài thi trắc nghiệm và 02 bài thi Ngữ văn có điểm chấm thẩm định thấp hơn so với điểm thi đã công bố; tỉnh Hòa Bình có 56 thí sinh với 140 bài thi trắc nghiệm có điểm chấm thẩm định thấp hơn so với điểm thi đã công bố trước đây. Trong đó, thí sinh có tổng điểm các bài thi được nâng lên nhiều nhất là 26,45, bài thi được nâng lên nhiều nhất là 9,25 điểm
Video đang HOT
Theo Báo cáo, cử tri, nhân dân quan tâm, theo dõi ghi nhận việc Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan chức năng đã kiên quyết điều tra, xử lý các vụ gian lận điểm thi ở các tỉnh Hà Giang, Hòa Bình và Sơn La và đề nghị các cơ quan chức năng xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm, nhất là những cán bộ, công chức là lãnh đạo, quản lý để lấy lại niềm tin của nhân dân.
Cử tri và nhân dân đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục rà soát những hạn chế và khắc phục kịp thời những “lỗ hổng” trong quy chế thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông, chủ động ngăn chặn gian lận trong kỳ thi Phổ thông trung học quốc gia năm 2019 và những năm tiếp theo.
Trong khi đó, tại Báo cáo Thâm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2019 do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày cũng đánh giá, hoạt động thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục còn hạn chế, đặc biệt là công tác tổ chức thi trung học phổ thông quốc gia để xảy ra vi phạm nghiêm trọng trong khâu chấm thi tại các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình; nhiều trường hợp trúng tuyển, đỗ thủ khoa các trường đại học một cách không thực chất.
Theo ông Vũ Hồng Thanh, người dân hết sức quan tâm, đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước phải rà soát và có giải pháp khắc phục, xử lý dứt điểm gian lận trong thi cử cũng như chất lượng và đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận nhà giáo, tính minh bạch và hiệu quả trong công tác tuyển sinh các bậc học, chế độ đãi ngộ cho giáo viên, tình hình bạo lực học đường…
Ủy ban Kinh tế cũng đề nghị tiếp tục xử lý nghiêm các sai phạm trong công tác tổ chức thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018 bảo đảm công khai, minh bạch; tập trung chỉ đạo và tổ chức tốt kỳ thi trung học phổ thông và đại học năm 2019.
Bộ Giáo dục chỉ trả lời “rất chung chung”
Đặc biệt, theo Báo cáo Kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cử tri các tỉnh Tiền Giang, Hà Nam, Thái Bình, Đắc Lăk, Hải Phòng, Hà Nội, Yên Bái, Tây Ninh đề nghị Bộ GD&ĐT cho biết trách nhiệm của mình trong quản lý nhà nước và giải pháp khắc phục hậu quả trong các vụ việc gian lận thi cử xảy ra ở kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua tại các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình.
Cũng theo Báo cáo này, trả lời cử tri các tỉnh trên, Bộ GD &ĐT chủ yếu nêu những giải pháp điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia trong năm 2019 và những năm tiếp theo.
Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải: “Bộ Giáo dục trả lời rất chung chung, chưa nêu rõ trách nhiệm cụ thể của Bộ trong công tác quản lý nhà nước của mình khi để xảy ra vụ việc gian lận thi cử lớn nhất từ trước đến nay”
Về trách nhiệm của mình Bộ chỉ nêu: “Ngoài nguyên nhân thuộc trách nhiệm trực tiếp của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đối với việc tổ chức thi tại địa phương, còn có nguyên nhân thuộc trách nhiệm của Bộ GD&ĐT trong khâu ra đề thi và vai trò giám sát ở một số khâu tổ chức thi”.
“Như vậy, Bộ GD&ĐT chỉ trả lời rất chung, chưa nêu rõ trách nhiệm cụ thể của Bộ trong công tác quản lý nhà nước của mình khi để xảy ra vụ việc gian lận thi cử lớn nhất từ trước đến nay” – Bà Nguyễn Thanh Hải, Trưởng Ban Dân nguyện nhấn mạnh.
Những trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu trong Báo cáo trước Quốc hội bao gồm: Trách nhiệm trong việc ban hành các quy định về chấm thi, quản lý bài thi,… chưa khoa học, còn sơ hở chưa đảm bảo chặt chẽ, công khai nhưng đã không được thường xuyên rà soát, kiểm tra rút kinh nghiệm từ các kỳ thi trước; công tác thanh tra, kiểm tra việc tổ chức kỳ thi tại các địa phương còn hình thức, thiếu hiệu quả nên không chủ động phát hiện được sai phạm; Chưa nghiên cứu tham mưu cho Chính phủ ban hành các quy định làm căn cứ để xử lý đối với kết quả thi của các thí sinh được nâng điểm,…
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chính những vấn đề trên đã khiến Bộ Giáo dục và Đào tạo lúng túng trong việc hướng dẫn các trường ĐH xem xét kết quả của các thí sinh gian lận điểm thi này.
Ngoài ra, “việc xử lý các cá nhân tập thể của Bộ trong việc để xảy ra những vi phạm nêu trên cũng không được nhắc đến trong các văn bản trả lời với cử tri” – Trưởng Ban Dân nguyện nhấn mạnh.
Xuân Hưng
Theo VnMedia
Công bố đường dây nóng xử lý thông tin gian lận trong kỳ thi THPT quốc gia 2019
Mới đây, Bộ giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đã công bố số điện thoại trực thanh tra thi là 024.36231285; 0923.006.757 để tiếp nhận, xử lý tất cả các thông tin liên quan đến kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia như: Những sai phạm trong quản lý thi, gian lận thi cử, quy chế, tổ chức ...
Thực hiện nghiêm ngặt các khâu trong kỳ thi THPT quốc gia. Ảnh minh họa
Theo đó, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu các sở GD&ĐT, Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng) thành lập và công khai đường dây nóng, tiếp nhận, xử lý thông tin liên quan đến kỳ thi từ ngày 3/6 đến hết ngày 4/8/2019.
Đối với công tác thanh tra, kiểm tra nhằm kịp thời nắm bắt thông tin, phản ánh về kỳ thi giúp cơ quan quản lý, tổ chức, cá nhân tham gia kỳ thi thực hiện đúng quy chế thi và các văn bản liên quan đến kỳ thi, góp phần bảo đảm cho kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc. Qua đó, giúp phòng ngừa, phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị kịp thời xử lý sai phạm nếu có. Ngoài ra, cũng có thể kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện quy chế thi, hướng dẫn tổ chức kỳ thi và cơ chế, chính sách liên quan đến kỳ thi.
Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu công tác thanh tra, kiểm tra phải tuân theo quy định của pháp luật: Không làm thay nhiệm vụ của Hội đồng thi, không làm cản trở hoạt động bình thường của đơn vị, tổ chức và cá nhân tham gia kỳ thi.
Cụ thể nội dung và phương pháp thanh tra, kiểm tra như sau: Tập trung vào công tác chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi tự luận, xử lý các bài thi vi phạm quy chế thi và cập nhật điểm thi vào Hệ thống quản lý thi THPT quốc gia, phúc khảo bài thi tự luận, xét công nhận tốt nghiệp. Ban Chỉ đạo thi các cấp thành lập các đoàn kiểm tra và tiến hành kiểm tra các khâu của kỳ thi.
Theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT, cán bộ, công chức, viên chức tham gia thanh tra, kiểm tra thi phải bảo đảm các điều kiện: Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan; nắm vững quy chế thi và nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thi.
Yêu cầu đối với người tham gia thanh tra, kiểm tra thi là người có thân nhân gồm: Cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột; Cha, mẹ, anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng tham dự kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2019 không được tham gia công tác thanh tra, kiểm tra. Ngoài ra, cán bộ thanh tra, kiểm tra không tham gia làm nhiệm vụ tại điểm thi có học sinh lớp 12 của trường mình dự thi.
Theo đó, để đảm bảo minh bạch và nghiêm túc, thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ, các trường đại học, các sở giáo dục và đào tạo tổ chức thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra các khâu của kỳ thi tại một số hội đồng thi để thanh tra trực tiếp công tác chấm thi tại các hội đồng thi.
Qua đây, tất cả mọi người, có thể tự thanh kiểm tra nhau, nếu phát hiện đơn vị nào, bộ phận, cá nhân nào có sai phạm trong kỳ thi THPT quốc gia 2019 đều có thể phản hồi về đường dây nóng trên của Bộ GD&ĐT. Bộ sẽ tiếp nhận và xử lý kịp thời mọi sai phạm.
Lương Minh
Theo congluan
Dấu hiệu bất thường trong điểm thi THPT Quốc gia 2016 tại Lạng Sơn: Bộ GD&ĐT cần làm rõ! Thời gian qua, báo Người Đưa Tin đã nhận được nhiều phản ánh của độc giả về kỳ thi THPT Quốc gia 2016 tổ chức tại Lạng Sơn. Trong số đó, có một danh sách nhiều thí sinh đạt điểm cao khối C tại địa phương này. Cụ thể, tại cụm thi số 17 - Lạng Sơn năm 2016 do đại học Xây...