Bộ Giáo dục lên tiếng về việc thu học phí mùa dịch Covid-19
Bộ GD-ĐT yêu cầu nguyên tắc là chia sẻ khó khăn giữa các cơ sở giáo dục và phụ huynh.
Ngày 11/5, Bộ GD-ĐT có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trên cả nước về việc thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực GD-ĐT năm học 2019-2020, 2020-2021 và chỉ đạo điều hành giá.
Theo Bộ GD-ĐT, trong giai đoạn phòng chống dịch Covid-19, việc thực hiện các khoản thu đối với năm học 2019-2020 phải bảo đảm các nguyên tắc, công khai, minh bạch và thoả thuận thu trên cơ sở triển khai thực tế công tác dạy học.
Phụ huynh Trường Quốc tế Singapore (SIS) phản đối chính sách tính học phí của trường sáng nay, 11/5.
Đối với các cơ sở giáo dục công lập, trong thời gian học sinh, sinh viên nghỉ học để phòng tránh dịch nếu không triển khai học trực tuyến thì không thực hiện thu học phí.
Việc thu học phí chỉ được thực hiện khi tổ chức học trực tuyến hoặc bố trí học bù. Mức thu học phí thực hiện theo quyết định của hội đồng nhân dân cấp tỉnh, bảo đảm nguyên tắc theo số tháng thực học nhưng không vượt quá quy định tại Nghị định 86/2015/NĐ-CP. Cụ thể, đối với giáo dục mầm non, giáo dục thường xuyên theo số tháng thực học; giáo dục phổ thông không quá 9 tháng/năm; giáo dục đại học không quá 10 tháng/năm.
Các khoản thu dịch vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường theo quy định của Điểm b, Khoản 6, Điều 99, Luật Giáo dục 2019 thì Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định các khoản thu trên cơ sở đề nghị của UBND tỉnh.
Việc quản lý và sử dụng các khoản thu dịch vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường thực hiện theo Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT quy định về tài trợ cho các cơ sở thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và quy định khác có liên quan.
Đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập, trong thời gian học sinh, sinh viên nghỉ học để phòng tránh dịch bệnh, nếu không tổ chức học trực tuyến thì sẽ không được thu học phí và các khoản thu hộ, chi hộ.
Video đang HOT
Nếu đã thu, sẽ thực hiện thanh toán bù trừ khi học sinh đi học trở lại và thanh quyết toán vào cuối năm học với phụ huynh học sinh.
Nếu tổ chức học trực tuyến, các cơ sở căn cứ vào tình hình thực tế triển khai, các khoản chi phí phát sinh cần thiết để triển khai các hoạt động tổ chức dạy, thời gian thực tế học trực tuyến, các nội dung truyền tải qua dạy học trực tuyến, tỉ lệ hoàn thành chương trình học… để xác định mức thu hợp lý.
Mức thu trên nguyên tắc chia sẻ khó khăn chung giữa cơ sở giáo dục và phụ huynh học sinh nhưng không được vượt quá mức thu, tổng thu cả năm học đã được cam kết, công khai từ đầu năm học; đồng thời có chính sách giảm mức thu phù hợp với điều kiện của học sinh, sinh viên.
Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các khoản thu, chi trong cơ sở giáo dục trên địa bàn; xử lý nghiêm đối với người đứng đầu cơ sở giáo dục và trách nhiệm cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục trên địa bàn để xảy ra tình trạng thu sai quy định, lạm thu.
Các phụ huynh kéo đến trước Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc phản đối chính sách học phí nhưng không được đối thoại với nhà trường. Ảnh: Việt Dũng
Những ngày vừa qua, phụ huynh nhiều trường quốc tế tại TP.HCM và Hà Nội đã tập trung tại các cổng trường để yêu cầu lãnh đạo trường đối thoại về chính sách thu học phí trong thời gian nghỉ dịch.
Tại TP.HCM, trước đó, nhiều phụ huynh Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc (VAS) bất bình vì giữa mùa dịch Covid-19, học sinh không học tập trung nhưng trường không giảm bất kỳ khoản thu nào, từ học phí tới tiền ăn hay xe đưa đón.
Theo các phụ huynh, thời gian nghỉ dịch học sinh chỉ được học online nên không thể được thụ hưởng đầy đủ kiến thức như khi học ở trường, do đó, nhà trường cần phải giảm học phí.
Tuy nhiên, trường vẫn đưa ra mức thu học phí online mà không thoả thuận với phụ huynh. Điều này, đã tạo nên nhiều bức xúc.
Trước phản ứng của phụ huynh, sau đó VAS đã tạm ngừng thu tiền ăn và xe đưa rước. Trường cũng quyết định không thu học phí cấp mầm non, giảm 70% đối với các cấp học khác trong thời gian nghỉ dịch Covid-19 và học trực tuyến.
Còn tại Hà Nội, sáng nay (11/5), trong ngày đầu tiên học sinh tiểu học và mầm non trở lại trường, nhiều phụ huynh Trường Quốc Tế Singapore (SIS) cũng đã tập trung trước cổng trường để phản đối chính sách thu học phí.
Một phụ huynh có con học lớp 2 cho biết, từ đầu năm học, chị đã đóng 270 triệu đồng tiền học phí cả năm cho con. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian nghỉ dịch, Trường Quốc Tế Singapore không có bất cứ thông báo gì về chính sách thu học phí.
Cho đến đầu tuần trước, nhà trường ra thông báo chỉ hoàn trả 20% học phí của học phần 3 với điều kiện học sinh tiếp tục học ở trường vào năm sau.
“Đây là sự phi lý, không thể chấp nhận được. Cơ sở nào khiến nhà trường có thể tận thu của phụ huynh tới 80% học phí trong thời gian các con nghỉ học để phòng dịch?”, phụ huynh này bức xúc.
Vì thế, nhiều phụ huynh đã tới trước cổng trường với mong muốn được đối thoại trực tiếp, tuy nhiên, họ vẫn chưa nhận được câu trả lời rõ ràng từ nhà trường.
Không chỉ tại Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc, Trường Quốc Tế Singapore, nhiều phụ huynh tại Trường Quốc tế Mỹ (TAS), hay Trường Quốc tế Việt Nam – Phần Lan (VFIS) tại TP.HCM cũng bày tỏ sự bất bình trước chính sách thu học phí của nhà trường trong thời điểm diễn ra dịch bệnh.
Học online và học phí: 'Đúng và đủ'
Dường như đó là nút thắt quyết định cho cuộc tranh cãi chưa có điểm dừng về học phí giữa một số phụ huynh và trường 'quốc tế' mà con mình đang theo học.
Phụ huynh Trường dân lập Quốc tế Việt Úc đến trường đòi đối thoại ngày 5-5 - Ảnh: TRỌNG NHÂN
Nhìn từ góc độ phụ huynh, nhiều người cảm nhận học online không hiệu quả mà lại trả tiền là không được. Vì thế, nhiều nhóm phụ huynh các trường như Trường dân lập Quốc tế Việt Úc (VAS), Trường Quốc tế Úc (AIS), Trường Sao Việt (Vstar), Trường Quốc tế Việt Nam - Phần Lan (VFIS)... gửi đơn cầu cứu đến các cơ quan chức năng như Sở GD-ĐT TP.HCM, Bộ GD-ĐT.
Cho rằng không được ghi nhận, một số phụ huynh kéo đến các trường những ngày qua, công khai phản đối chính sách thu học phí. Anh T.V.N. (Q.1, TP.HCM) tính toán chi tiết: con anh học một trường quốc tế có cơ sở ở Sala (Q.2), từ ngày 3-2 đến 8-5 tổng cộng học online 38 giờ.
Nếu học thực tế trên lớp, số giờ sẽ là 402, nghĩa là tỉ lệ số giờ học trực tuyến với số giờ lẽ ra được học trực tiếp chỉ là 9,5%. "Do đó, nhà trường bắt đóng tới 30% học phí là vô lý" - anh N. kết luận.
Cũng theo công thức đó, một phụ huynh khác quy ra tiền: "Trường con tôi dạy 38 giờ online trong hơn 3 tháng mà thu học phí 30% so với trước đây, tương đương 18 triệu. Như vậy học online gần 500.000 đồng/giờ, trong khi mình thuê giáo viên dạy kèm một giờ học tại nhà chỉ 150.000 đồng. Dạy online cho nhiều người cùng lúc mà lấy nửa triệu một người nghe thật choáng".
Một phụ huynh nêu quan điểm điều họ mong muốn nhất là tính đúng và đủ: nghỉ bao nhiêu phải bù bấy nhiêu, nếu không làm được phải hoàn trả học phí.
Theo trưởng bộ phận tuyển sinh của một trường quốc tế ở Q.2 (TP.HCM), cái khó ở đơn vị mình nằm ở đội ngũ giáo viên, thậm chí cả hiệu trưởng, chỉ làm việc theo đúng thời gian hợp đồng đã ký, nếu hết thời hạn, thường vào giữa tháng 6, họ sẽ về nước hoặc đến một quốc gia khác theo lịch làm việc tiếp.
Do đó, trường này khó lòng dạy bù trong dịp hè như yêu cầu vì thiếu nhân lực, thay vào đó sẽ bổ sung kiến thức ngay trong những ngày học tới đây, thêm hai tuần sau khi kết thúc năm học và nếu cần có thể bù trong năm sau.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, phó hiệu trưởng một trường quốc tế tại Q.7 (TP.HCM) cho hay đội ngũ chuyên môn của nhà trường nhận thấy sau khi học online, đa số học sinh vẫn tiến bộ và đạt các tiêu chuẩn cấp học, nhưng nhiều phụ huynh khăng khăng con họ không tiếp thu được gì.
"Nhà trường đầu tư một khoản tiền lớn cho dạy online, trang bị thêm cơ sở vật chất, thiết kế bài giảng, thực hiện thêm video, chia nhỏ lớp học, tăng cường giáo viên kèm cặp" - cô này cho biết và khẳng định trường sẽ không hoàn trả học phí mùa dịch.
Hiệu trưởng một trường quốc tế có phụ huynh đến yêu cầu đối thoại ở Q.2 chia sẻ với Tuổi Trẻ thật khó để đáp ứng mọi nhu cầu của phụ huynh và cân bằng mọi thứ, nhà trường cố gắng làm sao cho ổn thỏa nhất bởi bên cạnh phụ huynh còn là các giáo viên, khoản chi phí đã đầu tư dạy học... nhưng điều quan trọng nhất là thành tích của các con vẫn được nhà trường đảm bảo.
Rõ ràng phụ huynh và nhà trường đều có đánh giá riêng của mình về học phí: thế nào là đúng và đủ. Chuyện học lúc này như một món hàng đang được định giá khác nhau dẫn tới tranh chấp: người bán có lý khi nói đã bỏ nhiều công sức thi công, chế tác; người mua cũng không sai khi đánh giá chất lượng sản phẩm ở mức thấp...
Dẫu vậy, hàng hóa ở đây lại là giáo dục, nên cả phụ huynh và nhà trường cần có thiện chí nhìn về cái "đúng và đủ" của hai bên để cùng tìm cách gỡ nút thắt này. Vì không chỉ phụ huynh hay nhà trường, đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất chính là học sinh của nhà trường, con em của phụ huynh.
Học phí trường quốc tế: Không hài lòng vì mua hàng kém vẫn trả đủ tiền TS Đàm Quang Minh và TS Trần Vinh Dự cho rằng khó tìm giải pháp trung hòa giữa trường quốc tế và phụ huynh liên quan vấn đề học phí đang gây bức xúc. Sáng 5/5, khoảng 200 phụ huynh có mặt tại trường Dân lập Quốc tế Việt Úc (TP.HCM), phản đối chính sách thu học phí mùa dịch. Chiều cùng ngày,...