Bộ Giáo dục lên tiếng về những phản ứng trong Khung cơ cấu giáo dục quốc dân

Theo dõi VGT trên

“Cơ cấu hệ thống như dự thảo thể hiện tính mở, linh hoạt và mềm dẻo của hệ thống giáo dục quốc dân”.

Một nửa giảng viên sẽ thất nghiệp, 342.800 thạc sỹ, cử nhân chưa có việcBậc trung học phổ thông nói có ba luồng là nhầm lẫn lớnThầy Văn Như Cương: “Cả xã hội lười biếng, Bộ đổi mới vẫn còn dè dặt”GS.Nguyễn Minh Thuyết: Cảnh báo thừa cử nhân từ năm 2004, nhưng không ai nghe

Đây là khẳng định của ông Hoàng Ngọc Vinh-Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD&ĐT) khi trao đổi với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam liên quan tới nội dung tờ trình Hoàn thiện Khung cơ cấu giáo dục quốc dân.

Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân của Bộ GD&ĐT đang nhận được sự quan tâm của xã hội. Dư luận cho rằng khung cơ cấu này chưa thoát ra được những gì mà hệ thống giáo dục Việt Nam đang có.

Mục tiêu là phân luồng sau THCS

PV: Tờ trình Chính phủ về Hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân của Bộ GD&ĐT nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội. Để hoàn thiện đề án này, Bộ GD&ĐT đã căn cứ vào những lý luận thực tiễn nào?

Ông Hoàng Ngọc Vinh: Để có dự thảo cơ cấu hệ thống giáo duc quốc dân, Bộ GD&ĐT đã tiến hành nghiên cứu từ nhiều năm nay.

Ví dụ, năm 2002 Bộ GD&ĐT nghiên cứu đề tài: “Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã đề xuất nguyên tắc, mục tiêu đổi mới cơ cấu hệ thống giáo dục và đào tạo có sự tham khảo tài liệu của UNESCO (ISCED 1997).

Năm 2007, Bộ GD&ĐT triển khai tiếp đề tài “Cơ sở khoa học của việc điều chỉnh cơ cấu hệ thống giáo dục nghề nghiệp trong quá trình hội nhập quốc tế” nghiên cứu lịch sử quá trình phát triển và thay đổi của hệ thống giáo dục quốc dân, đặc biệt xác định rõ những hạn chế, bất cập của Giáo dục nghề nghiệp.

Năm 2008 triển khai đề tài: “Đổi mới hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam” đã nghiên cứu xu thế và kinh nghiệm của một số quốc gia về cơ cấu hệ thống và quản lý hệ thống giáo dục quốc dân.

Tóm lại, để có được dự thảo trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ đã nghiên cứu thực tiễn cơ cấu hệ thống giáo dục của khá nhiều quốc gia trên thế giới, phân tích hệ thống giáo dục của ta (thiết kế và vận hành hệ thống).

Chỉ ra những hạn chế của hệ thống hiện tại đặt trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước để có đề xuất như dự thảo.

Đó là một quá trình nghiên cứu khá lâu, cẩn thận với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học giáo dục Việt Nam.

Bộ Giáo dục lên tiếng về những phản ứng trong Khung cơ cấu giáo dục quốc dân - Hình 1

Ông Hoàng Ngọc Vinh – Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD&ĐT). Ảnh Xuân Trung

Thực tế, sau khi tờ trình về cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân được công bố, nhiều ý kiến bày tỏ khung cơ cấu mới chưa thuyết phục được về việc định hướng phân luồng sau giáo dục cơ bản (sau THCS)- đây được xem là công việc quan trọng trong nhiều năm qua chúng ta chưa làm tới nơi, ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

Ông Hoàng Ngọc Vinh: Trở lại lịch sử vấn đề về phân luồng trước năm 1998 trước khi có Luật giáo dục ra đời, lúc đó cơ sở giáo dục nghề nghiệp chúng ta có các trường dạy nghề, trường trung học nghề, trung học chuyên nghiệp với sức hút học sinh tốt nghiệp THCS khá tốt.

Phía bên sử dụng lao động khí đó tồn tại các bậc thợ từ bậc 2 đến bậc 7 tùy theo nghề và kỹ thuật viên tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, sau khi Luật giáo dục ra đời tên gọi trung học nghề biến mất, chỉ còn trường dạy nghề và trường trung học chuyên nghiệp (nhận cả học sinh tốt nghiệp THCS và THPT).

Đến Luật giáo dục sửa đổi và bổ sung năm 2005, và tiếp nối Luật dạy nghề 2007 thì xuất hiện thêm trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý nhà nước, còn trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng do Bộ GD&ĐT quản lý về mặt nhà nước.

Video đang HOT

Như vậy, đã xuất hiện ở mỗi cấp trình độ (trung cấp hoặc cao đẳng) có hai loại trình độ đã gây ra sự thiếu thống nhất, thiếu chuẩn hóa về trình độ và gây khó khăn trong quản lý phát triển nhân lực cũng như hội nhập quốc tế.

Nếu nói khung cơ cấu mới chưa thuyết phục về việc định hướng phân luồng thì không phải như vậy. Cơ cấu hệ thống như dự thảo thể hiện tính mở, linh hoạt và mềm dẻo của hệ thống giáo dục quốc dân.

Sau khi tốt nghiệp THCS người học có thể theo học các con đường khác nhau tùy thuộc vào sự quan tâm, năng lực, điều kiện gia đình và bản thân để có thể học ở các trường THPT với các định hướng chương trình khác nhau.

Có thể đi vào học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên trung cấp, cao đẳng).

Các con đường học tập (learning pathways) như trên để tạo điều kiện định hướng phân luồng khá rõ ràng.

Tuy nhiên, sức hấp dẫn ở các “con đường học tập” ấy và sự thành công của người học đi theo các con đường ấy phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố về văn hóa, mong muốn của gia đình và học sinh, điều kiện kinh tế, xã hội, nguồn lực cho giáo dục, chất lượng và đầu ra ở thị trường lao động…

Được biết, tại Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo có nêu lên mục tiêu cụ thể là: “Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở”.

Vậy việc phân luồng được thực hiện như thế nào trong khung cơ cấu giáo dục quốc dân theo đ.ánh giá chủ yếu là phân luồng ở cấp THPT. Vậy có đi lệch với tinh thần Nghị quyết 29 không?

Ông Hoàng Ngọc Vinh: Dự thảo đã thể hiện rất rõ mục tiêu phân luồng sau THCS tức là học sinh có được kiến thức phổ thông nền tảng để có thể đi theo các con đường học tập khác nhau như trên tôi đã trình bầy.

Điều này cũng đã thể hiện rất rõ ở Luật Giáo dục nghề nghiệp và quán triệt sâu sắc tinh thầnh của Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo Việt Nam.

Tính mở ở các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng được thể hiện như thế nào ở khung cơ cấu lần này. Vì Nghị quyết 29 có nói “phải xây dựng hệ thống giáo dục mở”, thưa ông?

Ông Hoàng Ngọc Vinh: Điều chỉnh hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đảm bảo tính thống nhất, liên thông, liên kết, phù hợp giữa các ngành nghề, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Hệ thống giáo dục nên được thiết kế theo hướng đơn giản hóa các luồng di chuyển của người học trong hệ thống; tạo điều kiện cho người học có thể dễ dàng chuyển đổi giữa chương trình, trình độ đào tạo; người học có cơ hội tích luỹ kiến thức và học tập suốt đời.

Đảm bảo tính tương thích với các hệ phân loại giáo dục chung của quốc tế và đảm bảo tính so sánh được của các trình độ, các loại văn bằng.

Hệ thống giáo dục mở thể hiện ở tính liên thông, chương trình linh hoạt, với hình thức giáo dục khác nhau, tạo điều kiện cho người học có nhiều điểm vào và điểm ra hệ thống giáo dục và thị trường lao động trong cuộc đời và có thể thích ứng nhanh chóng với những thay đổi bên trong và bên ngoài hệ thống giáo dục.

Tính mở còn thể hiện ở sự tương thích về cấp học, trình độ của chúng ta với hệ thống giáo dục phổ biến trên thế giới để tạo điều kiện công nhận văn bằng chứng chỉ của người học trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Phân luồng tốt sẽ giảm lãng phí nguồn lực

Như ông đã từng đề cập, phải chăng chúng ta biết cần phải phân luồng sau giáo dục cơ bản (sau THCS), nhưng còn vướng mắc và chịu ràng buộc ở điều kiện văn hóa, tài chính cho giáo dục?.

Ông Hoàng Ngọc Vinh: Phân luồng học sinh sau THCS là vấn đề hết sức quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đào tạo, giúp cho người học đi theo các con đường học tập khác nhau để đạt được các trình độ nghề nghiệp ra thị trường lao động hoặc tiếp tục học lên cao.

Phân luồng học sinh tốt sẽ giảm thiểu sự lãng phí nguồn nhân lực, giảm bớt rủi ro cho những học sinh vốn năng lực học tập còn hạn chế nhưng cố theo đuổi các chương trình thuộc THPT để rồi thất bại ở kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc trượt đại học.

Ngoài ra, đối với hàng trăm nghìn học sinh tốt nghiệp THCS mỗi năm không vào học các trường THPT hoặc các Trung tâm Giáo dục thường xuyên thì các em sẽ làm gì nếu không vào học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Lớn lên chút nữa gia nhập thị trường lao động không có chút kỹ năng nghề nghiệp thì sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội…

Tuy nhiên, những rào cản về văn hóa coi nhẹ học nghề, coi trọng bằng cấp, ít quan tâm đến nhu cầu thị trường lao động của gia định và học sinh đang cản trở dòng chảy vào giáo dục nghề nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp vẫn muốn tuyển lao động tốt nghiệp THPT và tự đào tạo kỹ năng cho họ hơn là tuyển dụng học sinh tốt nghiệp trường nghề có đầu vào tốt nghiệp THCS…ngoài ra còn nhiều yếu tố khác nữa về chất lượng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, chế độ tuyển dụng, trả lương, đãi ngộ…

Cũng phải nói thêm rằng giáo dục nghề nghiệp chi phí trên đầu học sinh học nghề thường cao hơn từ 2-4 lần so với chi phí cho một học sinh THPT.

Sự hạn chế về ngân sách ở Trung ương và địa phương nên những năm qua xu hướng mở rộng các trường THPT đã tăng lên rất nhiều để đáp ứng nhu cầu học của người dân.

Đã có ý kiến nên định ra tỷ lệ phân luồng mang tính hành chính, áp đặt nhưng điều này là khó khả thi và Nhà nước cần dùng cơ chế về tài chính giáo dục để điều tiết các dòng chảy của người học.

Cũng như thực hiện các giải pháp thị trường lao động ở đầu ra cho các trường nghề cùng với sự vào cuộc của cả xã hội thì mới mong chủ trương phân luồng thành hiện thực.

Dư luận và ý kiến chuyên gia cho rằng, việc xác định ở bậc THPT được chia thành 3 hướng khác nhau, đó chỉ là phân loại theo khối đào tạo của đại học chứ không phải phân luồng, ông nghĩ gì về quan điểm này?

Ông Hoàng Ngọc Vinh: Thiết kế hệ thống giáo dục cũng tương tự thiết kế các dòng chảy hay thiết kế mạng lưới giao thông nghĩa là người ta cần thiết kế các tuyến trục chính trước hết sau đó các tuyến đường ngang sẽ được ưu tiên sau đó.

Như vậy, các tuyến dòng chảy sẽ có các tuyến trục chính hướng tới giáo dục bậc cao trong đó có cả giáo dục nghề nghiệp cũng có thể vào học ở các chương trình giáo dục bậc cao.

Như vậy có thể hiểu hệ thống có cả luồng chạy theo chiều đứng (một chiều) và chạy theo chiều ngang (một chiều hoặc hai chiều) tùy theo bậc học và chương trình giáo dục tương ứng với bậc học.

Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân nên xem là t.iền đề cho việc xây dựng quy hoạch giáo dục, tạo điều kiện liên thông, phân luồng, giúp cải thiện nhu cầu học tập suốt đời.

Ngoài ra còn giúp cho hệ thống giáo dục dễ hiểu hơn để hội nhập và không nên coi nó là chìa khóa vạn năng giải quyết bài toán phân luồng trong giáo dục vốn hết sức phức tạp chịu chi phối nhiều yếu tố đặc biệt phân luồng sau THCS để chảy vào dòng chảy giáo dục nghề nghiệp.

Nói cách khác, sự “khơi luồng” đã thể hiện trên khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân vẫn đề các dòng chảy đi theo hướng nào sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố (thuận lợi hay cản trở) cả bên trong lòng hệ thống giáo dục và bên ngoài hệ thống giáo dục nữa.

Trân trọng cảm ơn ông.

Theo giaoduc.net.vn

Điểm mới tại đề án cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân của Bộ GD&ĐT gửi Chính phủ

Bộ GD&ĐT vừa có đề án cơ cấu giáo dục quốc dân gửi Chính phủ. Theo đó, hệ thống giáo dục được thiết kế theo hướng đơn giản hóa luồng di chuyển của người học.

Thưởng Tết: Trường vài triệu, trường chỉ nửa cân cá khôKhi cỗ máy giáo viên ỳ ạch, già nua, suốt ngày kể khổ, kể mệt nhọc thì...Tăng mức cho vay đối với học sinh, sinh viên

Ngoài việc thiết kế theo hướng đơn giản hóa các luồng di chuyển của người học trong hệ thống; còn tạo điều kiện cho người học có thể dễ dàng chuyển đổi (cần hoặc không cần điều kiện bổ sung) giữa chương trình, trình độ đào tạo; người dân có cơ hội tích luỹ kiến thức và học tập suốt đời.

Đảm bảo tính tương thích với các hệ phân loại giáo dục chung của quốc tế và đảm bảo tính so sánh được của các trình độ, các loại văn bằng.

Theo tờ trình, giáo dục cơ bản là 9 năm thống nhất cho mọi địa bàn, mọi nhóm đối tượng; THPT là 3 năm, học sinh có thể lựa chọn 3 luồng chính là định hướng chung (có tính hàn lâm/ khoa học như hiện nay), định hướng kỹ thuật/công nghệ, hay định hướng năng khiếu (nghệ thuật, thể thao).

Điểm mới tại đề án cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân của Bộ GD&ĐT gửi Chính phủ - Hình 1

Khung cơ cấu giáo dục quốc dân do Bộ GD&ĐT xây dựng trình Chính phủ.

Phương án hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân được đề xuất gồm có: Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục bậc cao; giáo dục thường xuyên - học tập suốt đời.

Giáo dục phổ thông cơ bản không thay đổi, gồm: Tiểu học 5 năm; THCS 4 năm; THPT 3 năm. Giáo dục tiểu học và THCS (9 năm) chỉ có một luồng là giáo dục cơ bản.

Bậc THPT có 3 luồng, gồm: định hướng chung (có tính hàn lâm/ khoa học như hiện nay), định hướng kỹ thuật/ công nghệ, hay định hướng năng khiếu (nghệ thuật, thể thao).

Giáo dục bậc cao gồm: đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Trong đó, đại học học từ 3-4 năm phân thành 3 luồng: Định hướng nghiên cứu; Định hướng ứng dụng; Định hướng thực hành. Thạc sĩ từ 1 - 2 năm, phân thành 2 luồng: Định hướng nghiên cứu; Định hướng ứng dụng...

Giáo dục nghề nghiệp gồm: Đào tạo sơ cấp 1 - 3; Trung cấp 3 năm (để đảm bảo khối lượng kiến thức phổ thông tối thiểu tương đương THPT); Cao đẳng 2 - 3 năm.

Điểm mới tại đề án cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân của Bộ GD&ĐT gửi Chính phủ - Hình 2

Khung cơ cấu do 3 Hiệp hội phối hợp đề xuất.

Vậy, theo khung chương trình này có gì mới so với trước kia? Theo đó, giáo dục phổ thông không có thay đổi gì về cấu trúc so với Luật Giáo dục 2005 và Luật sửa đổi một số điều của Luật giáo dục 2009.

Cơ cấu mới đề nghị khẳng định rõ tính phân luồng trong giáo dục THPT thông qua xác định các hướng chuyên sâu cho học sinh THPT là định hướng chung, định hướng kỹ thuật/công nghệ, hay định hướng năng khiếu.

Học sinh muốn tham gia thị trường lao động sớm có thể theo học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và trung cấp của giáo dục nghề nghiệp.

Giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp không thay đổi về tên các trình độ và phân tầng giáo dục đại học theo quy định của Luật giáo dục đại học nhưng có điều chỉnh về thời gian đào tạo trình độ đại học (đề xuất 3-4 năm khác với quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật giáo dục: 4 - 6 năm) và trình độ tiến sĩ (đề xuất 3 - 4 năm khác với quy định tại khoản 4 Điều 38 Luật giáo dục: 2 - 4 năm).

Trao đổi với chúng tôi về khung hoàn thiện cơ cấu giáo dục quốc dân mà Bộ GD&ĐT có tờ trình vừa qua, ông Lê Viết Khuyến -Nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho rằng, khung hệ thống giáo dục Việt Nam mới do Bộ GD&ĐT đề nghị có khá nhiều nét tương đồng với Hệ thống giáo dục Việt Nam do Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, Hội khuyến học Việt Nam và Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người kiến nghị trước đây.

Theo ông Khuyến, khung cơ cấu chỉ chủ yếu tập trung ở các mảng giáo dục cơ bản (bao gồm giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở) và mảng giáo dục đại học. Riêng khu vực giáo dục giữa giáo dục đại học và giáo dục trung học cơ sở còn nhiều bất hợp lý, lẫn lộn.

Sơ đồ không nêu rõ điều kiện đầu vào của các trình độ cũng như không chỉ ra căn cứ để liên thông lên cao đẳng (liệu có giống Luật Giáo dục nghề nghiệp hay không?).

TS. Khuyến băn khoăn, trung học kỹ thuật với cấu trúc có thể tới 80% nội dung về văn hóa nên chỉ mang tính hướng nghiệp cho học sinh, do đó chỉ được xem như một chuyên ban của Trung học phổ thông, không phải là một luồng khác với Trung học phổ thông.

Theo giaoduc.net.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Duy Mạnh yêu cầu 1 người trả lại ban tổ chức 100 triệu: "Đã ủng hộ bà con bão lũ thì chơi cho đẹp!"
14:07:16 25/09/2024
B.é t.rai ở Ninh Bình kể lại lý do 3 anh em mất tích nhiều ngày mà không ai phát hiện
14:07:58 25/09/2024
Lý Liên Anh sở hữu tuyệt kỹ, phẩm chất gì khiến Từ Hi Thái Hậu sủng ái không rời
14:14:51 25/09/2024
Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng được giảm 12 tháng tù
15:20:01 25/09/2024
Drama không ngừng: Lý Nhã Kỳ gọi thẳng tên thêm 1 nữ ca sĩ Vbiz "đâm chọt sau lưng"
15:00:31 25/09/2024
Vì sao 'Anh trai vượt ngàn chông gai' ngày càng giảm nhiệt?
17:22:21 25/09/2024
HOT: Nàng hậu Vbiz sắp cưới, chú rể không phải người bị "ném đá" bấy lâu nay!
17:51:03 25/09/2024
NS cải lương Hoa Mỹ Hạnh ngã ở toilet, nằm liệt 1 chỗ, không có t.iền điều trị
14:48:05 25/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Thông điệp của Hezbollah khi phóng tên lửa đạn đạo đầu tiên về phía Tel Aviv

Thế giới

19:53:20 25/09/2024
Quân đội Israel nói rằng đây là lần đầu tiên một tên lửa do Hezbollah phóng đã bay đến khu vực Tel Aviv trước khi bị hệ thống phòng thủ trên không đ.ánh chặn. Không có báo cáo về thương vong từ vụ tấn công.

Người phụ nữ mua căn nhà rộng gần 160m2 và bỏ quên suốt 5 năm, khi sực nhớ ra và tìm đến thì c.hết lặng

Netizen

19:49:25 25/09/2024
Theo Sohu, một người phụ nữ họ Thẩm ở Thiệu Dương, Hồ Nam, Trung Quốc đã mua 1 căn nhà cách đây 5 năm nhưng... quên. Cho đến một ngày, sau khi dọn dẹp tài liệu cũ, cô tìm thấy hợp đồng mua bán nhà đất,

"Hoàng tử Ếch" nay đã là bố bỉm sữa, bế con hát mừng đám cưới 73 tỷ của Trần Kiều Ân: Thanh xuân này lạ quá!

Sao châu á

19:41:08 25/09/2024
Đám cưới Trần Kiều Ân không chỉ là ngày trọng đại của cô dâu chú rể mà còn là dịp để thể hiện tình cảm gia đình, bạn bè, nơi mà những kỷ niệm đẹp được tạo ra và lưu giữ.

'Đi giữa trời rực rỡ' tập 41: Vì sao Chải phải đi bắt ghen?

Phim việt

19:36:58 25/09/2024
Chải chở một người phụ nữ là khách hàng vừa bắt cuốc xe ôm của Chải. Người phụ nữ này năn nỉ Chải đuổi theo chiếc xe ô tô đang đi phía trước và tạt ngang đầu xe để bắt ghen chồng.

Tham quan căn studio 15m2, giá thuê 28 triệu đồng/tháng của cô gái Việt ở nơi giá nhà "đắt nhất hành tinh"

Sáng tạo

19:32:18 25/09/2024
Hồng Kông (Trung Quốc) nhỏ bé về diện tích nhưng sự tăng trưởng mạnh mẽ về dân số đã khiến mật độ tại nơi đây nhanh chóng trở nên dày đặc, mật độ dân số đang rơi vào khoảng 6.600 người trên mỗi kilomet vuông

Mourinho gây thất vọng

Sao thể thao

19:29:42 25/09/2024
Sau thất bại cay đắng ở trận derby Thổ Nhĩ Kỳ với Galatasaray, Jose Mourinho tiếp tục nhận tin xấu khi bị Liên đoàn bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ xử phạt.

Chị Đẹp là "búp bê màn ảnh" có màn solo khiến khán giả phải thốt lên: "Khuôn mặt thiên thần nhưng giọng hát ác quỷ"

Nhạc quốc tế

19:22:54 25/09/2024
Dù ngoại hình đẹp như tiên nữ nhưng giọng hát chênh phô, lệch tông đã khiến hình tượng Trương Dư Hi sụp đổ trong mắt khán giả.

Giải mã kiểu váy bí ngô độc đáo được Hoa hậu Thùy Tiên yêu thích

Phong cách sao

18:05:59 25/09/2024
Dáng váy bồng xòe to như quả bí ngô được dàn mỹ nhân Việt ưa chuộng. Thiết kế này giúp phái đẹp tăng vẻ trẻ trung, nữ tính.

Phát hiện "hòn ngọc ẩn" của biển miền Bắc cách Hà Nội 200km, chuyên trang nước ngoài hết lời khen ngợi

Du lịch

18:05:19 25/09/2024
Với vẻ đẹp hoang sơ, cảnh vật tự nhiên, hùng vĩ, hòn đảo trong những năm gần đây đã trở thành điểm đến được đông đảo du khách yêu thích.

Thái Thuỳ Linh tranh cãi vì chi 800k/bữa ăn khi đi cứu trợ, tiêu 2 tỷ, âm t.iền

Sao việt

17:35:37 25/09/2024
Cùng hướng về nhiều khu vực chịu ảnh hưởng từ bão số 3 ở miền Bắc, gần đây nhiều nghệ sĩ đã ủng hộ hoặc đứng ra kêu gọi quyên góp để hỗ trợ nhiều hoàn cảnh khó khăn khắc phục thiệt hại sau thiên tai.