Bộ Giáo dục “không nhớ” 35.000 tỷ sẽ chi thế nào?
Trước câu hỏi về chi tiết khái toán cho từng đầu việc, người lập đề án cho Bộ GD-ĐT khẳng định không nhớ chính xác.
Đó chỉ là con số khái toán
Ngày 15/4, tờ Vietnam đưa tin, Bộ GD-ĐT đã tổ chức cuộc họp báo về việc đề án đổi mới chương trình, SGK và con số 34.275 tỷ đồng để thực hiện.
Đây là con số được Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nêu ra tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 14/4.
Khi nói đến con số này, ông Đỗ Ngọc Thống, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông, thường trực Ban soạn thảo Đề án, cho rằng đây chỉ là “con số khái toán lúc đầu, tạm hình dung ra” và “trong 34.275 tỷ đồng có đến 7-8 đầu việc”.
Trước câu hỏi về chi tiết khái toán cho từng đầu việc, ông Thống cho biết Ban soạn thảo Đề án có tính cho từng mục, nhưng ông “không nhớ chính xác”.
Ông Đỗ Ngọc Thống, Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT
“Tên của Đề án làm cho nhiều người hiểu nhầm. Viết chương trình, SGK chỉ khoảng 5.000 tỷ đồng. Trong bối cảnh này, nói con số chính xác là cực kỳ khó khăn,” ông Thống nói.
Bởi theo ông, không chỉ viết sách giáo khoa mà còn có bồi dưỡng hàng triệu giáo viên đứng lớp của 35.000 trường trên cả nước trong hàng chục năm trời. Đó là chương trình rất lớn. Con số đó sẽ được trải qua quá trình thẩm định của Bộ Tài chính và nhiều cơ quan khác và thẩm tra của Quốc hội.
Video đang HOT
Vị thường trực ban soạn thảo đề án này còn cho biết năm 2013, Bộ có đưa ra con số 70.000 tỷ dự toán cho Đề án và con số này đã gây “sốc” trong dư luận. Năm nay, Bộ tách việc xây dựng cơ sở vật chất sang một đề án khác và con số cho Đề án soạn thảo chương trình, sách giáo khoa giảm xuống 34.275 tỷ đồng.
“Đổi mới lần này quan trọng nhất không phải nội dung mà là đổi mới về cách dạy và cách học. Vì thế số đầu tư cho trang thiết bị chúng tôi nghĩ sẽ không nhiều. Bộ sẽ đưa yêu cầu tối thiểu cho một trường để triển khai chương trình mới, trong đó sẽ chỉ có những yếu tố cơ bản như đủ phòng học,” ông Thống nói.
Mặc dù ông Thống đã khẳng định việc viết chương trình, sách giáo khoa hết khoảng 5.000 tỷ đồng, nhưng cuối buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Mạnh Hùng lại phủ nhận khi nói rằng con số này là “chưa chính xác.”
Phát biểu tổng kết cuộc họp báo, ông Hùng cho biết, Bộ sẽ nghiêm túc tiếp thu các ý kiến đóng góp và sẽ tổ chức hoàn thiện Đề án hơn nữa, rà soát các đầu mục để đưa ra con số tài chính hợp lý.
2 lần trình QH, bị trả về
Trước đó, đề án này của Bộ GD-ĐT đã bị Chủ tịch Quốc hội Nguyên Sinh Hung cho tơi Chu nhiêm các uy ban đều đặt ra nghi vân vê tinh kha thi.
Ông Ksor Phước – Chu tich Hôi đông Dân noi thăng: “Làm 14 năm rôi ma vẫn cãi nhau mãi về sách giáo khoa. 10 năm nữa mà thay đổi toàn diện thì sẽ như thế nào? Giáo viên thay đổi như thế nào? Không đơn giản đâu. Thứ hai là thời gian học đưa vào an ninh quốc phòng, an toàn giao thông vao, liệu tích hợp có loại trừ nhiều bộ môn đưa vào không? Tôi thây cân tính toán cân nhắc cho đầy đủ hơn”.
Nhiêu câu hoi đăt ra xoay quanh tinh kha thi cua đê an đôi mơi SGK
Ơ môt goc nhin khac, Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội – ông Nguyễn Đức Hiền cho rằng, đề án lớn, nhưng báo cáo tác động của đề án chưa rõ. Chỉ có 2,5 trang nhưng trong đó đa phần là thuận lợi, mà không nêu khó khăn.
“Vậy chương trình sách giáo khoa phổ thông tác động tới các chương trình khác như: Đại học, dạy nghề, cuộc sống như thế nào? Co qua it đánh giá phân tích cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn lực để bảo đảm, ông Hiền đặt vấn đề.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội – ông Phan Trung Lý cung đăt vân đê: “Ai viết báo cáo tác động chỉ có 2,5 trang? Chúng ta cứ đổi mới mãi. Làm gì phải tương xứng vì 2 tỷ USD không phải là nhỏ, chứ không phải lần nào trình ra Quốc hội xin đổi mới rồi cứ loay hoay, mà cần làm đầy đủ hơn”.
Chủ nhiệm Ủy ban khoa học công nghệ và môi trường Phan Xuân Dũng thẳng thắn: “Báo cáo đánh giá tác động quá ngắn, đọc mà tưởng báo cáo tóm tắt!”.
Trươc nhưng kho khăn chât đây như nui vơi đê an nay, Chu tich Quôc hôi Nguyễn Sinh Hung lo lăng vê tiên đô thưc hiên nêu đê an đươc thông qua.
Ông phân tích: “Còn có 1,5 năm nữa thôi, từ nay dưng xong chương trinh – SGK, nâng cao năng lực trình độ, đáp ứng của đội ngũ giáo viên va cơ sở vật chất để triển khai. Hai điều kiện nay có khả thi không, có làm đươc không? 10 năm đổi mới chương trình, bổ sung SGK thì hay dở phải tiếp tục. Đổi mới có kế thừa chứ không phải cái gì cũng mới cả. Mới mà không kế thừa thì gay go”.
Đây là lần thứ hai, Bộ GD-ĐT trình dự thảo nghị quyết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trước UB Thường vụ QH, nhưng vẫn chưa thuyết phục được về tính khả thi.
,Theo Datviet
Viết SGK chỉ hết... 5.000 tỉ đồng!
Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến dành 5.000 tỉ đồng từ gần 35.000 tỉ đồng trong đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa để viết lại sách giáo khoa, trong khi các chuyên gia giáo dục cho rằng viết sách giáo khoa chỉ cần khoảng 100 tỉ đồng
Những khúc mắc quanh con số khổng lồ của đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông sau năm 2015 cũng như những lo ngại trong đổi mới thi tốt nghiệp THPT 2014 đã khiến buổi họp báo chiều 15-4 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức trở nên căng thẳng với nhiều câu hỏi "nóng".
Mới chỉ là con số khái toán
Theo báo cáo của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bộ dự trù kinh phí cho đề án là 34.275 tỉ đồng, bao gồm đổi mới chương trình, SGK, đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý.
Tuy nhiên, tại cuộc họp báo chiều 15-4, PGS-TS Đỗ Ngọc Thống, Thường trực Ban Soạn thảo đổi mới chương trình SGK, cho rằng con số hơn 34.000 tỉ đồng này mới chỉ là khái toán. "Đây mới chỉ là con số tạm hình dung, phải qua thẩm định của Bộ Tài chính, thẩm tra của Quốc hội mới có con số cuối cùng. Trình bày trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới chỉ là bước đầu, còn nhiều bước nữa. Có thể coi đây là buổi bảo vệ thử luận án, chúng tôi sẽ bảo vệ chính thức trước Quốc hội vào tháng 5" - ông Thống nói.
Sách giáo khoa sẽ được viết lạiẢnh: Tấn Thạnh
Chuyên gia này cũng cho rằng con số gần 35.000 tỉ đồng không chỉ dùng cho việc viết sách mà có tới 7-8 đầu việc. "Tên đề án khiến người ta hiểu nhầm. Số tiền dành cho việc viết sách chỉ khoảng 5.000 tỉ đồng, chúng tôi không chỉ viết sách mà còn phải bồi dưỡng cho hàng triệu giáo viên ở 35.000 trường học trên cả nước trong hàng chục năm" - ông Thống lý giải thêm. Chuyên gia này cũng tiết lộ: Song song với đề án đổi mới chương trình - SGK này là 2 đề án về cơ sở vật chất và đề án đào tạo giáo viên. Như vậy, Quốc hội sẽ phải thông qua 3 đề án để có thể đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT.
Tận dụng, tránh đầu tư quá nhiều
Trước câu hỏi của các phóng viên liệu dự thảo đề án đổi mới chương trình SGK 2014 có gì mới hơn so với Nghị quyết 40 của Quốc hội đã ban hành trước đó gần 14 năm, ông Đỗ Ngọc Thống cho biết lần đổi mới này có những điểm khác căn bản như chuyển cách tiếp cận nội dung, từ chạy theo kiến thức sang hình thành năng lực, học sinh biết phải làm gì khi vận dụng kiến thức đó. Trong lần thay đổi này, chương trình sẽ được thiết kế xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12, hạn chế trùng lắp, không cắt khúc. Do tích hợp nên có thể giảm bớt một số môn học, không dạy học phân ban mà học sinh chỉ học một số môn bắt buộc, các môn khác học tự chọn, căn bản hết lớp 9 là qua phổ thông...
Về băn khoăn liệu có nên tiết kiệm bằng cách học hỏi chương trình - SGK của các nước tiên tiến đối với các môn tự nhiên, chỉ đầu tư viết mới các môn khoa học xã hội cho phù hợp với Việt Nam, ông Thống cho biết tinh thần chung của Bộ GD-ĐT là hội nhập quốc tế nhưng cũng phải có đánh giá mặt bằng chung của ta so với quốc tế như thế nào. "Lãnh đạo bộ đã nghĩ đến việc dứt khoát phải xây dựng một chương trình - SGK của Việt Nam nhưng học tập cách có hệ thống, cơ bản cập nhật SGK thế giới" - ông Thống nói.
Trước ý kiến của PGS Văn Như Cương cho rằng việc viết SGK chỉ có thể tốn khoảng 34-36 tỉ đồng, tính cả các phát sinh với yêu cầu cao hơn thì cũng chỉ làm tròn thành 100 tỉ đồng, bằng 3/1.000 số đã công bố, đại diện Bộ GD-ĐT cho rằng chưa nhận được kiến nghị cụ thể về việc này. "Với khoảng 5.000 tỉ đồng mà bộ dự kiến cho việc viết sách, Bộ Tài chính sẽ phải kiểm tra, thẩm định trước khi có quyết định cuối cùng. Tinh thần của đổi mới chương trình - SGK lần này là tận dụng những gì đã có để tránh đầu tư quá nhiều. Lần đổi mới này là đổi mới cách dạy và học, cơ sở vật chất, trang thiết bị chỉ đổi mới tối thiểu" - ông Đỗ Ngọc Thống nhấn mạnh.
Theo Giaoduc
Bộ Giáo dục xin 34 nghìn tỷ đổi mới chương trình Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển dự tính kinh phí sơ bộ cho đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa trong 10 năm lên tới 34.275 tỷ đồng. Lần thứ hai trình dự thảo nghị quyết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trước UB Thường vụ QH, Bộ GD-ĐT vẫn chưa thuyết phục được về...