Bộ Giáo dục khẳng định bằng Tiến sĩ của Cục trưởng Cục Hàng Hải chưa được công nhận tại VN
Sử dụng bằng tiến sĩ Hàng Hải không được công nhận tại Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Sang – Cục trưởng Cục Hàng Hải vẫn kê khai vào hồ sơ và sử dụng bằng này để không phải thi môn ngoại ngữ khi thi nâng ngạch chuyên viên chính…
Trụ sở Cục hàng hải Việt Nam
Ông Nguyễn Xuân Sang, sinh năm 1965 và được được bổ nhiệm thẳng từ Giám đốc Cảng vụ Thành phố Hồ Chí Minh lên Cục trưởng Cục Hàng hải theo Quyết định số 2468/QĐ-BGTVT ngày 9/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải khi đó là ông Đinh La Thăng.
Năm 2014, thực hiện kế hoạch thi nâng ngạch, Hội đồng thi nâng ngạch công chức năm 2014 của Bộ Nội vụ đã tổ chức chấm thi kỳ thi nâng ngạch công chức từ ngạch chuyên viên lên ngạch chuyên viên chính và ông Nguyễn Xuân Sang đã thi trượt trong đợt thi này.
Cụ thể ông Sang có số báo danh 2350 đã không có điểm thống kê của môn Ngoại ngữ trong danh sách điểm thi nâng ngach công chức từ ngạch chuyên viên lên ngạch chuyên viên chính năm 2014.
Bảng điểm thi nâng ngạch của ông Sang không có điểm thi môn ngoại ngữ
Sau đó, đến năm 2015, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam lại kê khai trong lý lịch có trình độ cao nhất là Tiến sỹ hàng hải của trường Đại học Khoa học nghiên cứu thực nghiệm điện tử ô tô thiết bị thuộc Liên bang Nga.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội sau kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV câu hỏi: “Từ năm 2006 đến năm 2008, những trường hợp cử nhân học Tiến sĩ từ xa (thời hạn 2 năm) như trường Đại học Khoa học nghiên cứu thực nghiệm điện tử ô tô thiết bị thuộc Liên bang Nga có được Bộ giáo dục và Đào tạo Công nhận hay không?”
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo – Phùng Xuân Nhạ có văn bản trả lời, trường Đại học này chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép liên kết đào tạo từ xa tại Việt Nam. Căn cứ vào khoản 2 Điều 3 Chương 1 Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ giáo dục và Đào tạo, những chương trình đào tạo tiến sĩ từ xa do trường Đại học này cấp bằng chưa đủ điều kiện để công nhận.
Bộ giáo dục và Đào tạo khẳng định Bằng Tiến sĩ của Cục trưởng Nguyễn Xuân Sang chưa được công nhận tại Việt Nam
Cũng theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Khoản 2 Điều 3 Chương 1 quy đinh về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do sở giáo dục nước ngoài cấp được ban hành theo Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 20/12/2007 quy định:
“Văn bằng do sở Giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo hình thức học từ xa chỉ được công nhận khi các chương trình giáo dục từ xa để cấp văn bằng đã được cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục công nhận và được Bộ giáo dục và Đào tạo Việt Nam cho phép đào tạo hoặc liên kết đào tạo tại Việt Nam”.
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa cho phép chương trình đào tạo từ xa do cơ sở giáo dục nước ngoài đào tạo tại Việt Nam được hoạt động (trừ Chương trình đào tạo từ xa qua mạng trình độ thạc sĩ Quản trị kinh doanh do Hội Khuyến học Việt Nam tư vấn hỗ trợ Trường Đại học Nam Colombia, Hoa Kỳ thực hiện. Tuy nhiên, để được công nhận văn bằng trình độ thạc sĩ do Trường Đại học Nam Colombia, Hoa Kỳ cấp, học viên cần đảm bảo các điều kiện theo Thông báo Kết luận số 40/TB-BGDĐT ngày 11/2/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Do đó, những người có văn bằng đào tạo từ xa, ngoài chương trình trên, chưa đủ điều kiện để công nhận văn bằng ở Việt Nam.
Theo khoản 1 Điều 8, Quy chế đào tạo tiến sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT ngày 7/5/2009 của Bộ giáo dục và Đào tạo thì người dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ phải có bằng thạc sĩ phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự tuyển. Trường hợp chưa có bằng thạc sĩ thì phải có bằng tốt nghiệp Đại học hệ chính quy loại khá trở lên, ngành phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự tuyển.
Theo khoản 1 Điều 5, Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT ngày 4/4/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo tiến sĩ ban hành (thay thế Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT) quy định người dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ phải có bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên hoặc bằng thạc sĩ.
Tại điểm b, khoản 3 Điều 3 quy định cấc học phần bổ sung đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ bao gồm: các học phần bổ sung bao gồm các học phần ở trình độ thạc sĩ thuộc ngành hoặc chuyên ngành tương ứng, từ các học phần ngoại ngữ và luận văn, có khối lượng kiến thức tối thiểu 30 tín chỉ để đảm bảo quyền nghiên cứu sinh đạt chuẩn đầu ra Bậc 7 của Khung trình độ quốc gia và yêu cầu của lĩnh vực, đề tài nghiên cứu.
Đối với chương trình học liên thông từ văn bằng cử nhân đại học lên trình độ tiến sĩ từ xa do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp thì việc công nhận học vị phải tuân thủ theo quy định của quốc gia đó.
Như vậy, dư luận đang đặt ra một câu hỏi lớn đối với việc ông Sang sử dụng bằng này 10 năm qua có đúng quy định hay không?
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật về sự việc này.
Theo Baophapluat.vn
Học sinh giành HCV quốc tế được thưởng gấp 50 lần lương cơ sở?
Mức thưởng cho học sinh giành HCV Olympic quốc tế có thể tăng từ 15 triệu năm 2002 lên 65 triệu đồng, nhưng so với vàng thì thấp hơn.
ảnh minh họa
Cho rằng chế độ khen thưởng học sinh, sinh viên đoạt giải quốc gia, quốc tế còn thấp, Bộ Giáo dục đề xuất mở rộng đối tượng, tăng mức thưởng. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng dự thảo nghị định mới về chế độ khen thưởng đối với học sinh, sinh viên đoạt giải trong các kỳ thi học sinh, sinh viên giỏi quốc gia, quốc tế, kỹ năng nghề quốc gia, quốc tế.
Bộ đề xuất lấy lương cơ sở làm căn cứ tính thưởng. Học sinh, sinh viên giành huy chương vàng quốc tế sẽ được thưởng bằng 50 lần lương cơ sở (với mức lương 1,3 triệu đồng hiện nay, tiền thưởng sẽ khoảng 65 triệu đồng); huy chương bạc quốc tế bằng 33 lần mức lương cơ sở (42,9 triệu đồng); huy chương đồng quốc tế bằng 22 lần lương cơ sở (28,6 triệu đồng).
Người đoạt giải khuyến khích quốc tế được thưởng bằng 12 lần mức lương cơ sở (15,6 triệu). Người đoạt giải khu vực có mức thưởng đề xuất từ 5,2 triệu đến 42,9 triệu; giải quốc gia từ 1,9 triệu đến 5,2 triệu đồng. Theo phương án này, bình quân tổng số tiền thưởng ngân sách chi hàng năm khoảng 5 tỷ đồng.
Bộ Giáo dục cũng đề xuất mở rộng hình thức khen thưởng, theo nguyên tắc thành tích có phạm vi ảnh hưởng lớn được khen thưởng mức cao hơn. Mức khen mới là tặng Huân chương lao động cho học sinh, sinh viên đạt huy chương vàng, bạc quốc tế; Bằng khen Bộ trưởng được trao cho giải khuyến khích quốc tế, huy chương đồng khu vực, giải khuyến khích khu vực và học sinh đạt giải quốc gia.
Ngoài ra, Bộ Giáo dục còn đề nghị bổ sung khen thưởng học sinh, sinh viên có thành tích cao trong nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, đạt thành tựu trong các lĩnh vực chuyên ngành khác trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Chính sách mới nhằm khuyến khích các em tích cực học tập, nghiên cứu khoa học.
Theo Quyết định 158 năm 2002, mức thưởng đối với học sinh đoạt huy chương vàng quốc tế là 15 triệu đồng, khu vực quốc tế là 10 triệu đồng; huy chương bạc quốc tế là 10 triệu đồng, khu vực quốc tế là 7 triệu; huy chương đồng quốc tế là 7 triệu... Mức thưởng cho học sinh giỏi cấp quốc gia các giải nhất, nhì, ba tương ứng là một triệu đồng, 700.000 đồng và 400.000 đồng.
Quyết định 158 chỉ khen thưởng đối với các em đoạt giải trong kỳ thi học sinh, sinh viên giỏi, Olympic quốc gia, Olympic quốc tế, kỹ năng nghề quốc gia, kỹ năng nghề quốc tế. Trong khi theo Bộ Giáo dục, hiện nay cùng với đào tạo học sinh, sinh viên giỏi về kiến thức cần coi trọng đào tạo lĩnh vực giáo dục ứng dụng, thực hành.
Theo quy định, chỉ huy chương vàng Olympic quốc tế mới được Thủ tướng tặng Bằng khen, các thành tích quốc tế, khu vực, quốc gia khác đều nhận bằng khen của Bộ trưởng Giáo dục.
Theo Tinmoi24.vn
'Chúng ta đang lao đao bởi nền giáo dục ứng thí' Theo PGS.TS Trần Kiều, bản chất giáo dục nước ta vẫn là ứng thí khiến Bộ GD&ĐT luôn loay hoay về chuyện thi cử. ảnh minh họa Sáng 15/12, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức Hội nghị tham vấn chuyên gia về việc sửa đổi, bổ sung Luật Giáo...