Bộ Giáo dục hào phóng ban “lộc điểm”, lẽ công bằng thi cử đã bị phạm
(GDVN) – Việc thí sinh được “hưởng lộc” 0,2 điểm từ Bộ GD&ĐT đối với môn Vật lí vừa qua có công bằng không, khi cũng là môn tự chọn nhưng các môn khác thì lại không?
“Đừng chê nữa, mà hãy làm để trẻ không nhầm Nguyễn Du là Quang Trung”Đại biểu quốc hội: Nên xét tốt nghiệp đối với học sinh phổ thôngĐề nghị Bộ Giáo dục công bố công khai điểm thi quốc giaBốn lí do “không công bằng” của Kỳ thi quốc gia
Ngày 6/7 sau khi kết thúc Kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GD&ĐT đã sửa sai ở đề thi Vật lí bằng cách “tặng” mỗi thí sinh 0,2 điểm ở môn này.
Theo lí giải của Bộ GD&ĐT, thì phần căn cứ để các thí sinh được hưởng 0,2 điểm là “suy xét toàn diện hơn, thì các dữ kiện của câu hỏi thi này đúng về mặt Toán học mà chưa đủ ý nghĩa Vật lí”.
Môn Vật lí là một trong những môn nằm trong danh sách tự chọn của thí sinh, việc các thí sinh lựa chọn môn này rõ ràng là có ý đồ để xét tuyển vào đại học, cao đẳng sau này (khối A, B…).
Vậy, khi Bộ GD&ĐT lựa chọn phương án “cộng điểm” cho thí sinh bởi phần sai sót nằm ở phía Bộ liệu có công bằng đối với những thí sinh cũng lựa chọn môn thi tự chọn khác?
Góc nhìn khác, khi các thí sinh lựa chọn Vật lí là môn thi tự chọn thì việc được 0,2 điểm từ sai sót của Bộ GD&ĐT cũng là một “lợi thế” không hề nhỏ trong quá trình xét tuyển vào đại học, cao đẳng sau này.
Ở đây, giải pháp của Bộ GD&ĐT đưa ra ở tình huống này sẽ có lợi cho một số thí sinh và ngược lại cũng sẽ có nhiều thí sinh phải khóc tức tưởi chỉ vì con số 0,2 điểm khi xét tuyển đại học, cao đẳng. Bởi, chri với việc thiếu hụt chừng đó điểm, họ đừng mơ bước chân vào giảng đường đại học.
Cũng trong vài ngày trở lại đây, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tiếp tục nhận được chia sẻ từ độc giả về đề thi môn tiếng Pháp có vấn đề. Mặc dù biết ở thời điểm này công tác chấm thi cũng dần hoàn thành, nhưng khi một phản ánh có cơ sở, có lợi cho thí sinh, đảm bảo công bằng giữa các thí sinh thì Bộ GD&ĐT nghiêm túc, nhanh chóng điều chỉnh phương án chấm hoặc có giải pháp thật phù hợp.
Video đang HOT
Cụ thể, độc giả đặt câu hỏi, rõ ràng trong Quy chế thi không quy định là phải cộng điểm cho thí sinh khi đề sai, nhưng điều đó đã diễn ra.
“Để học sinh thi môn tiếng Pháp không bị thiệt thòi và mất công bằng, tôi có phát hiện 1 câu hỏi sai của đề thi môn tiếng Pháp, đó là câu 39, mã đề 486 (tương tự là câu 41 mã để 718,…). Tôi cũng đã trao đổi, thảo luận với chuyên gia người Pháp về câu hỏi này trong đề thi, chuyên gia thống nhất với tôi là:
Người viết câu hỏi này sai cả kiến thức cơ bản về ngữ pháp tiếng Pháp. Xác định sai cấu trúc động từ. Cả 4 phương án trả lời đều sai” vị độc giả này khẳng định.
Ảnh minh họa Xuân Trung
Nhìn nhận vấn đề này, ông Lê Viết Khuyến – Nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết, rơi vào trường hợp này thì Bộ GD&ĐT cũng không có cách làm nào khác.
“Qua những trục trặc này thể hiện cái yếu của Bộ Giáo dục, đây cũng là minh chứng ra đề thi theo kiểu khác biệt mà không ở đâu có.
Đó là việc cách ly những cán bộ trong tổ ra đề trong một khoảng thời gian nhất định, đây là cách làm không ổn, bộ nên thay đổi cách làm đề” ông Khuyến cho biết.
Liên hệ với đề thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, ông Khuyến cho rằng bất cứ câu hỏi vào được đưa vào ngân hàng đề thi thì cũng phải được thử nghiệm từ chính học sinh.
“Lâu nay phương thức ra đề của Bộ Giáo dục là không ổn” ông Khuyến nhấn mạnh lại.
Trong khi đó, thầy Trần Trung Hiếu, một giáo viên Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) cho rằng, việc các thí sinh thi môn Vật lí được “hưởng lộc” từ Bộ Giáo dục vì đề thi sai là rất vô lí và không công bằng.
Chia sẻ với quan điểm cá nhân của mình, thầy Trần Trung Hiếu cho rằng phương án “tặng” điểm cho thí sinh như vừa qua là không nên, điều đó là vô lí.
“Đây chỉ là phương án chữa cháy, còn trong quá trình chấm thi nếu sai thì Bộ phải ra một thông báo nhanh đối với các điểm chấm thi môn Vật lí, rằng ở câu đó, ý đó cần sửa như thế nào, cần điều chỉnh như thế nào.
Khi chấm thì giáo viên cần linh hoạt câu nào để không tạo nên bất lợi cho học trò, còn những thí sinh không làm được câu này đương nhiên là không có điểm” thầy Hiếu cho hay.
Thầy Hiếu bày tỏ, về mặt khoa học đã không hợp lí, không ở đâu có một kỳ thi như Việt Nam lại thường xảy ra sai sót ở đề thi, không môn này thì môn kia.
Đây là những điều đáng tiếc, và gây nên những bất lợi cho thí sinh, có những thí sinh không làm được câu như trong đề thừa nhận là sai nhưng vẫn được điểm.
“Môn Vật lí đã như thế, vậy còn các môn khác thì sao? Hơn nữa, trong phần xét vào đại học chỉ cần hơn nhau 0,25 điểm thì một bên là đỗ, một bên là trượt.
Vậy có thể những em may mắn được hưởng 0,2 điểm này sẽ đỗ, chứ không phải những người đỗ lại hơn hẳn những người trượt, nhưng người trượt không phải là những người kém hơn người đỗ, đó là may mắn” thầy Hiếu cho biết.
Cho biết thêm, thầy Hiếu còn nhận định, việc “tặng” điểm cho thí sinh do đề sai sẽ là không công bằng ngay đối với những môn khác, không công bằng ngay trong một môn đó, vì có những em làm được câu đó và những em không làm được.
“Một trường tuyển sinh chỉ tiêu chỉ có 300 em, lấy từ trên xuống dưới, mà em xếp thứ 301 chênh với em 0,25 điểm thì rõ ràng là thiếu đi sự công bằng.
Đừng để làm nên điều tiếc nuối, điều xót xa, vì có những em thần kinh không tốt, bản lĩnh yếu có thể dẫn tới hành động tiêu cực.” thầy Hiếu khẳng định.
Từ những sự việc như thế này, thầy Trần Trung Hiếu nhận định, chắc chắn việc ra đề thi của Bộ Giáo dục là có vấn đề. Đề thi môn nào có sai sót thì đương nhiên tổ trưởng ra đề đó phải chịu trách nhiệm.
“Trong thi cử thì sai sót có thể xảy ra, có thể đó là điều bình thường, nhưng vấn đề là mức độ tới đâu. Nếu sai thì phải sửa, và cách sửa như thế nào để tạo nên sự công bằng” thầy Hiếu nhấn mạnh.
Hiến kế khi đề thi có sai sót
Một chuyên gia trong lĩnh vực kiểm định giáo dục khi chia sẻ với Phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam về giải pháp khi có những sự cố như vừa qua đối với môn Vật lí rằng, trước hết những thắc mắc về điểm thi là đúng. Tuy nhiên, cách xử lí của Bộ GD&ĐT như môn Vật lí là sai. “Bộ GD&ĐT nói rằng tất cả các thí sinh thi môn Vật lí được 0,2 điểm cho câu hỏi sai của đề thi, quy thang điểm 100 là thành 2 điểm. Giải pháp ở đây là nếu như thế coi bài thi được 9,8 điểm là điểm cao nhất, trừ câu sai (0,2 điểm), vậy thì bỏ hẳn câu sai, không “tặng” một thí sinh nào để đảm bảo công bằng. Như vậy, bài thi môn Vật lí điểm tối đa là 9,8 thì quy sang thành 10 điểm, như vậy mỗi câu trong đề thi sẽ lên một tí điểm và tổng vẫn thành 10. Như vậy là công bằng, câu hỏng thì bỏ đi và như vậy không ai cho ai điểm cả. Chỉ là cách tính tỷ lệ phần trăm điểm lại của từng câu. Nguyên tắc đi thi không được “biếu” điểm, thi là khoa học, là công bằng. Vậy những thí sinh không thi môn Vật lí thì là thiệt? Đối với phổ thông thì 0,2 điểm không là gì, nhưng khi lên tới đại học là cả một vấn đề” vị chuyên gia này cho biết.
Theo GDVN