Bộ Giáo dục đo chỉ số hài lòng về giáo dục công
Trong tháng 5/2014, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức điều tra xã hội học để xác định chỉ số hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công.
Tờ Vietnam đưa tin, đối tượng đánh giá là học sinh, sinh viên và đại diện gia đình người học. Nội dung để đo lường sự hài lòng bao gồm tiếp cận dịch vụ, cơ sở vật chất trang thiết bị, môi trường giáo dục, kết quả giáo dục.
Việc đo lường được thực hiện thông qua điều tra xã hội học, thực hiện ở các cấp học từ mầm non đến giáo dục đại học trên phạm vi toàn quốc, không bao gồm các trường dạy nghề.
Bộ dự kiến sẽ công bố chỉ số hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công năm 2014 vào tháng 9/2014.
Năm 2014 sẽ tiến hành đo chỉ số hài lòng với giáo dục công
Video đang HOT
Đề án “Xây dựng phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công” vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt tháng 9/2013. Đề án kéo dài từ năm 2013 đến năm 2020.
Năm 2014 là năm đầu tiên Đề án triển khai công tác đo lường. Đây cũng là lần đầu tiên ngành giáo dục tiến hành “cân đo” về chỉ số hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công.
Trong khi đó, PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội), lại lo lắng về tính trung thực của việc điều tra này.
“Muốn có kết quả chính xác thì phải thực chất nhưng đây là điều cực khó. Giả dụ, bộ đưa phiếu thăm dò ở Hà Nội thì nhiều mà đưa lên vùng cao thì ít thì biết đánh giá sao đây?” – PGS Cương đặt vấn đề.
Trước sự hoài nghi về hiệu quả, ông Nguyễn Văn Vui, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ GD-ĐT, cho biết Bộ GD-ĐT đã mời các chuyên gia trong và ngoài nước có kinh nghiệm về lĩnh vực này tham gia đề án.
“Mất 6 tháng trời chúng tôi mới hoàn thành đề án này. Nhiệm vụ tiếp theo của chúng tôi là tiếp tục vận hành hệ thống câu hỏi điều tra”, ông cho biết thêm.
Bên cạnh đó, theo ông thì Bộ xác định phải khảo sát, thẩm định, đánh giá để đề án này thật sự có ích chứ không phải hình thức. Muốn làm rõ người dân ở đây là ai, cần hỏi cái gì và người ta trả lời câu hỏi thế nào, mức độ tin cậy đến đâu. Nếu người ta cứ trả lời mà thông tin không tin cậy được thì chẳng để làm gì hết.
Theo VNE
Bước chuyển trong lựa chọn ngành
Ngày 17/4 là thời hạn kết thúc nhận hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) ĐH, CĐ 2014 tại trường THPT. Theo ghi nhận từ các phòng GD&ĐT trên địa bàn Hà Nội và một số trường THPT, trong đợt thu nhận hồ sơ này, khối ngành kinh tế vẫn được nhiều thí sinh (TS) lựa chọn, tuy nhiên không còn ồ ạt như các năm trước; hồ sơ khối A, D vẫn chiếm tỷ lệ áp đảo.
Khối ngành kinh tế đã giảm nhiệt
Tại điểm thu nhận hồ sơ của Phòng GD&ĐT huyện Sóc Sơn, cán bộ thu nhận hồ sơ cho hay, lượng TS đến nộp hồ sơ dồn vào 2 ngày cuối (16 - 17/4), đến 3 giờ chiều 17/4, đã nhận được 246 hồ sơ. Theo thống kê sơ bộ, trong số 246 hồ sơ đã nộp tại đây, có 35 hồ sơ dự thi vào ngành Sư phạm, 25 hồ sơ dự thi ngành Kinh tế, còn lại phần lớn TS đăng ký vào các trường top giữa, điểm đầu vào vừa phải như: ĐH Tài nguyên môi trường, ĐH Công đoàn, ĐH Thương mại, ĐH Kinh doanh và Công nghệ... Nhận định về xu hướng lựa chọn trường, chuyên viên của Phòng GD&ĐT huyện Sóc Sơn cho biết, số lượng TS đăng ký vào những trường top đầu rất ít. Năm nay, TS đã biết lượng sức, lựa chọn trường phù hợp với năng lực. Đó có thể do sự quan tâm từ gia đình, định hướng, hướng nghiệp từ phía nhà trường tốt hơn.
Thí sinh nộp hồ sơ dự thi vào ĐH, CĐ năm 2014. Ảnh: Phương Vy
Nếu trong khu vực thành thị, dù đã giảm nhiệt nhưng lượng hồ sơ nộp vào khối ngành Kinh tế vẫn chiếm số lượng lớn, trong khi ở khu vực ngoại thành, sức hấp dẫn của ngành này không còn như trước. Đây có lẽ là một thay đổi đáng kể trong mùa tuyển sinh năm nay. Ông Giang Quang Tú - Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Đan Phượng cho biết, nếu như mọi năm, các em dự thi khối Kinh tế chiếm khoảng 50% thì năm nay ước chừng chỉ khoảng 20%. "Trong số hơn 600 hồ sơ ĐKDT của TS tự do, chủ yếu là thi vào ĐH Công nghiệp, Sư phạm và một số trường top giữa. Theo tôi, năm nay khối Kinh tế giảm so với mọi năm, do các em được định hướng thực tế, đã lựa chọn khối ngành thi phù hợp năng lực" - ông Tú cho hay.
Khối C vẫn... "đìu hiu"
Theo thống kê từ các điểm thu nhận hồ sơ, khối C năm nay vẫn không cải thiện được tình hình so với những mùa tuyển sinh trước. Lựa chọn chủ yếu của TS vẫn là khối A, A1 và khối D. Cô Hà Thị Phương Lan - Phó Hiệu trưởng trường THPT Lê Quý Đôn cho biết, trường có hơn 670 học sinh, đã thu nhận hơn 2.000 hồ sơ. "So với kỳ tuyển sinh năm ngoái, lượng hồ sơ dự thi khối C năm nay không có biến động, rất ít. Đa số các em vẫn chọn thi khối A, A1 và D, bởi các trường đều có khối ngành học này. Khó tiên đoán được lượng hồ sơ chính thức, vì mỗi TS nộp ít nhất từ 3 - 4 hồ sơ nên sẽ có nhiều hồ sơ ảo" - cô Lan nhận định. Tại phòng GD&ĐT quận Đống Đa, bà Phạm Thị Hạnh - cán bộ phụ trách thu nhận hồ sơ cho hay, hồ sơ của TS năm nay không tập trung vào khối Kinh tế hay Sư phạm như năm trước mà rải ra nhiều khối ngành như Kỹ thuật, Y dược. Đáng chú ý là sự giảm mạnh lượng hồ sơ từ TS tự do. "Phần lớn các em đã trúng tuyển nguyện vọng 2, 3 đều đăng ký nhập học. Với lượng TS tuyển mạnh như năm trước thì năm nay rõ ràng còn rất ít TS tự do tiếp tục đăng ký dự thi ĐH, CĐ" - bà Hạnh nói.
Nhiều cán bộ thu nhận hồ sơ cho biết vẫn còn tình trạng sai sót trong hồ sơ ĐKDT nhưng đã giảm so với năm ngoái. Những sai sót chủ yếu là ở mã ngành, trường không tổ chức thi, khu vực ưu tiên. Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 có những đổi mới đáng kể, đặc biệt, việc phân luồng và điều chỉnh cơ cấu ngành nghề đào tạo đã góp phần tạo nên những chuyển biến đáng kể trong việc giảm bớt lượng hồ sơ ảo. Ngoài ra, tình trạng cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp ngày càng nhiều đã tạo nên những bước chuyển đáng kể trong việc lựa chọn ngành, chọn trường của TS năm nay.
Theo TNO
Thi tốt nghiệp THPT 2014: Không tổ chức hội đồng thi riêng cho GD thường xuyên Ngày 17.4, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GDĐT) cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014 sẽ không tổ chức hội đồng coi thi riêng cho giáo dục thường xuyên, mà thi ghép giáo dục thường xuyên với giáo dục THPT. Đối với tổ chức thi môn ngoại ngữ, các hội đồng coi thi phải có hiệu...