Bộ Giáo dục công bố 12 sự kiện của năm
12 sự kiện mà Bộ GD-ĐT điểm lại năm qua cho thấy, toàn ngành đang nỗ lực cải thiện chất lượng giáo dục từ mầm non cho đến ĐH. Từ việc ra nghị quyết “đổi mới căn bản toàn diện” cho đến xây dựng chiến lược, hoàn thiện các văn bản pháp quy đến chú trọng nâng chất từ bậc học mầm non, chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận…hứa hẹn khởi sắc của giáo dục đào tạo năm 2012 và các năm tiếp theo. Dưới đây là các sự kiện được Bộ GD-ĐT lựa chọn công bố chiều 30/12.
1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng định: Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, đồng thời nhấn mạnh: Đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.
Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng phối hợp tổ chức một số cuộc hội thảo, làm việc với các nhà khoa học, các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, các trường đại học và viện nghiên cứu khoa học để tổ chức xây dựng Đề án Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam.
2. Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn.
Với mục tiêu tổng quát là: Nâng cao trình độ dân trí một cách toàn diện, mở rộng giáo dục mầm non, hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và trung học cơ sở với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao, tiến tới phổ cập giáo dục trung học ở những nơi có điều kiện; Cơ bản xóa mù chữ và ngăn chặn tái mù chữ ở người lớn; Đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở đi đôi với phát triển mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp và giáo dục phổ thông gắn với dạy nghề nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước.
HS Trường Tiểu học Đồng Văn 1, xã Đồng Văn, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Ảnh: Lê Anh Dũng
3. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 nhận được sự quan tâm góp ý của toàn xã hội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức nhiều hội thảo khoa học, lấy ý kiến đóng góp của các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố, các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học, cao đẳng, nhiều tổ chức chính trị – xã hội, các nhà khoa học, nhà quản lí giáo dục. Nhiều phương tiện truyền thông đã liên tục đăng tải ý kiến của các nhà giáo, cán bộ quản lý và các tầng lớp nhân dân góp ý hoàn thiện dự thảo Chiến lược.
4. Dự thảo Luật giáo dục đại học được đông đảo các tầng lớp nhân dân, các nhà khoa học, nhà giáo và cán bộ quản lý quan tâm nghiên cứu, góp ý và đã được đưa ra thảo luận tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIII.
5. Tiếp tục đẩy mạnh các cuộc vận động và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
Ngành Giáo dục đã kết hợp hài hòa giữa “chống” và “xây” bằng việc tổ chức sáng tạo các phong trào thi đua, các cuộc vận động trong nhà trường nhằm xây dựng được môi trường sư phạm lành mạnh, thiết lập trật tự, kỷ cương trong nhà trường và trong thi cử, làm chuyển biến căn bản ý thức tự giác học tập của học sinh.
Video đang HOT
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức tổng kết bốn năm thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục. Từ năm học 2011-2012, việc thưc hiên Chỉ thị số 33 cua Thu tương Chinh phu gắn với các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành, trở thành hoạt động thường xuyên trong mỗi nhà trường, mỗi cơ sở giáo dục.
6. Tiếp tục triển khai đổi mới quản lý giáo dục đào tạo theo hướng tăng cường phân cấp gắn với nâng cao trách nhiệm.
Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 quy định trách nhiệm quản lí nhà nước về giáo dục , Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo (Thông tư số 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV), qua đó thay đổi cơ bản công tác quản lí giáo dục ở các cấp, bảo đảm phân cấp triệt để nhưng thống nhất, tập trung và thông suốt trong hệ thống.
Bộ giáo dục và Đào tạo tiếp tục đổi mới quản lí giáo dục đại học theo hướng: Đổi mới việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp (Thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT); Đổi mới việc mở ngành đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ của các cơ sở đào tạo (Thông tư số 38/2010/TT-BGDĐT và số 08/2011/TT-BGDĐT).
7. Ban hành nhiều chính sách về phát triển giáo dục đối với những vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Cụ thể là:
Chính sách phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề của các tỉnh Tây Nguyên và các huyện miền núi của các tỉnh giáp Tây Nguyên, Vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2011-2015 (Quyết định số 1951/QĐ-TTg ngày 02/11/2011, số 1033/QĐ-TTg ngày 30/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ); Đề án Củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2011-2015 (Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 20/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ).
Chính sách phụ cấp thâm niên cho các nhà giáo được đánh giá có tác dụng động viên người thầy. Ảnh: Lê Anh Dũng
8. Giáo dục mầm non tiếp tục được quan tâm, thông qua việc ban hành các chính sách hỗ trợ nhà giáo (Quyết định số 45/2011/QĐ-TTg và số 60/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ); Trẻ em mầm non được hỗ trợ ăn trưa (Thông tư liên tịch số 29/2011/TTLT-BGDĐT-BTC); Hỗ trợ cho học sinh bán trú (Thông tư liên tịch số 65/2011/TTLT-BGGĐT-BTC-BKHĐT).
9. Ban hành phụ cấp thâm niên cho nhà giáo (Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ), theo đó nhà giáo đủ 5 năm giảng dạy, giáo dục được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%.
10. Tổng kết 10 năm thực hiện Đề án đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước (Đề án 322).
Sau 10 năm thực hiện Đề án, đã có 4.590 ngươi đi hoc đai hoc va sau đai hoc tai 832 cơ sơ đao tao ơ 34 nươc đa va đang đao tao cho trên 150 trương đại học, cao đẳng môt lưc lương đang kê giang viên co trinh đô sau sau đại học cho cac trương trong điêm. Đôi ngu giang viên nay dân kê nhiêm công viêc cua lơp can bô trươc đây, gop phân nâng cao chât lương cua cac trương đại học va gop phân thưc hiên công nghiệp hóa, hiện đại hóa đât nươc.
11. Các đoàn học sinh Việt Nam tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế đạt kết quả cao, với 23/23 thí sinh dự thi đạt giải, trong đó có 2 Huy chương Vàng, 05 Huy chương Bạc, 15 Huy chương Đồng và 1 Bằng khen.
Đặc biệt, với việc giành 1 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc và 2 Huy chương Đồng, đội tuyển Olympic Tin học Việt Nam đứng trong tốp 15 đoàn có kết quả cao trên tổng số 82 nước và vùng lãnh thổ tham gia. Đây là kết quả cao nhất, là sự tiến bộ vượt bậc cả về số lượng và chất lượng huy chương qua 7 lần tham gia kỳ thi Olympic Tin học quốc tế.
12. Thực hiện Nghị quyết số 50/2010/QH12 của Quốc hội, Bộ giáo dục và Đào tạo tăng cường thanh tra, kiểm tra các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo và các cơ sở liên kết đào tạo với nước ngoài, xử lý nghiêm các vi phạm. Qua đó, đã đình chỉ tuyển sinh (năm 2012) 03 trường và 12 ngành thuộc 4 trường khác; cảnh báo 03 trường chưa có đất, 04 trường chưa xây dựng được cơ sở đào tạo độc lập ; quyết định xử phạt hành chính, đình chỉ hoạt động tuyển sinh, đào tạo đối với 4 đơn vị liên kết đào tạo với nước ngoài trái pháp luật.
Theo VNN
Phổ cập mầm non 5 tuổi vẫn "rối"
Theo kế hoạch, đến tháng 6/2012, 24/24 quận, huyện tại TPHCM sẽ hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi. Thời gian đã cận kề nhưng nhiều quận huyện vẫn đang rối bời và lo ngại khó cán đích đúng thời hạn.
Điệp khúc thiếu trường lớp, giáo viên
Thiếu trường lớp, thiếu nhân sự là hai áp lực lớn nhất đối việc thực thực hiện phổ cập mầm non trẻ 5 tuổi. Ngoài việc tăng tốc xây dựng thêm hàng trăm phòng học từ nay đến năm 2013 thì công tác tuyển giáo viên (GV) luôn là bài toán khó với các đơn vị giáo dục. Ở tất cả các quận huyện đều đang "cầm cự" với tình trạng thiếu GV, thiếu cán bộ quản lý bậc mầm non như Q.8 thiếu 26 GV, thiếu 2 hiệu phó Q.3 thiếu khoảng 20 GV... Thành phố đang thiếu gần 800 GV và 24 cán bộ quản lý.
"Đích" đã cận kề, việc phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi vẫn nhiều vướng mắc.
Theo thống kê của Sở GD-ĐT TPHCM hiện toàn thành phố 759 trường mầm non công lập và ngoài công lập, hơn 1.000 nhóm trẻ gia đình. Số trường lớp công lập hiện nay chỉ đáp ứng được khoảng 70% tổng số trẻ 5 tuổi, số còn lại đang theo học tại các trường tư thục, nhóm lớp.
13 phường tại TPHCM vẫn chưa có trường mầm non công lập, tập trung ở các quận Tân Phú, Bình Tân, Gò Vấp... Còn 7 quận, huyện chưa có trường chuyên biệt: quận 4, 7, 9, Thủ Đức, Bình Tân, Hóc Môn, Nhà Bè.
Bà Trương Ngọc Anh, chuyên viên Phòng GD-ĐT quận Bình Tân cho hay việc phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn mình e rằng khó hoàn thành theo tiến độ. Việc xây dựng trường công tại 3 phường trên địa bàn quận cũng không thấy khả quan.
"Một trường công được xây mới có thể xóa được 3 - 5 nhóm lớp. Nhưng hiện nay, trường công không được xây mới, nhóm lớp ngày càng dôi ra thì chúng ta cứ loay hoay trong vòng xoay đó không biết bao giờ có thể gỡ nút", bà Anh nói.
Phía Phòng GD-ĐT Q.1 cho hay, khó khăn của quận mình là nhiều trẻ theo học ở trường mầm non tư thục của Công giáo, việc đưa về trường công lập không đơn giản, hơn nữa cũng không đủ trường lớp. Để khắc phục, đành phải "làm ngược" đưa chương trình phổ cập đến để áp dụng tại các trường tư.
Ngành giáo dục đang "tự bơi"
Nhiều người cho rằng, thực hiện kế hoạch phổ cập mầm non, ngành giáo dục cần phải thông tin cho các bộ phụ trách mảng văn hóa, giáo dục tại các địa phương. Bởi riêng ngành không thể tuyên truyền đến được 100% phụ huynh học sinh có con đang trong độ tuổi này. Không ít gia đình có thể vì điều kiện mà cho rằng học
Về vấn đề nhân sự, bà Trần Thị Kim Thanh, Phó giám đốc Sở GD - ĐT cho hay mỗi phòng giáo dục phải có 3 cán bộ ở tổ mầm non. Một phụ trách chung và 2 chuyên viên chăm sóc dạy học ở trường. Nếu các trường thiếu người, cần thông báo để Sở tìm người hỗ trợ, bổ sung.
mầm non không quan trọng, chỉ cho con bắt đầu từ lớp 1. Nhà trường không thể nào tiếp cận để có thể vận động họ. Việc nhóm lớp không quản lý độ tuổi của trẻ cũng ảnh hưởng nhiều kế kế hoạch phổ cập.
Đại diện Phòng GD-ĐT quận Phú Nhuận phân tích bất cập ở chỗ khác với phổ cập giáo dục tiểu học, học sinh được miễn phí học phí, còn ở mầm non phổ cập vẫn phải đóng tiền nên không phải gia đình nào cũng cho con đi học. "Mất tiền để học nên người ta có quyền lựa chọn cho riêng mình tùy theo điều kiện, gửi ở nhóm lớp tiết kiệm hơn. Có trường học, chúng tôi còn phải mời họ đưa con đến học thử nhưng sau đó họ vẫn không cho con theo học".
Việc điều tra để lập danh sách trẻ 5 tuổi tại các quận, huyện cũng nhiều nan giải vì thiếu nhân lực mà lại phụ thuộc vào địa phương phường, xã, tổ dân phố. Phía ngành giáo dục lại không có quyền hành chỉ đạo cán bộ địa phương. Hoặc nếu "nhờ vả" được cũng không dám phó thác vì sợ sai sót, thiếu trung thực. Tình trạng trẻ quận mình học ở quận khác cũng phổ biến và khi đó lại phải chờ danh sách từ quận bạn.
Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Trưởng phòng giáo dục mầm non Sở GD-ĐT cho hay, đề án phổ cập mầm non là do UBND quận, huyện ký kết nên cơ quan này cũng có trách nhiệm, chỉ đạo thực hiện. Để khắc phục, cán bộ phụ trách mầm non cần có ý kiến với trưởng phòng GD-ĐT quận, huyện xúc tiến làm việc với địa phương để tìm được sự hỗ trợ. "Nếu ngành giáo dục tự bơi mà không có được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương thì chắc chắn không thực hiện được", bà Dung nhấn mạnh.
Hoài Nam
Theo dân trí
Giảm giờ làm bậc mầm non: Quy định cho vui! Đang làm việc trên 10 giờ/ngày nay được giảm còn 6 giờ/ngày nhưng chẳng giáo viên nào mừng. Cách đây hơn một tháng, khi biết tin có quy định chế độ làm việc mới, nhiều giáo viên (GV) chỉ dám nhoẻn miệng cười được xòa vì biết nó không khả thi. Cô Cao Thị Mai Loan, Hiệu trưởng Trường Mầm non 5 (Bình...