Bộ GDvàĐT hướng dẫn tổ chức các cuộc thi dành cho học sinh phổ thông
Thực hiện chủ trương tinh giản các kỳ thi, cuộc thi, hội thi dành cho học sinh phổ thông, trên cơ sở rà soát, đánh giá nội dung, hình thức và tác động của các cuộc thi được tổ chức trong thời gian qua, Bộ GD&ĐT ban hành hướng dẫn việc tổ chức các cuộc thi dành cho học sinh phổ thông từ năm học 2017-2018.
ảnh minh họa
Theo đó, tiếp tục duy trì tổ chức các cuộc thi cấp quốc gia theo các văn bản hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, gồm:
Kỳ thi THPT quốc gia; kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; kỳ thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế; cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS và THPT;
Hội khỏe Phù đổng toàn quốc (gồm các môn thể thao được dạy trong trường học, được tổ chức 4 năm/lần); cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Đồng thời, tiếp tục phối hợp với Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, Bộ Công an, Bộ Thông tin và truyền thông tổ chức các cuộc thi sau:
Cuộc thi “Giao thông học đường” do Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia chủ trì; cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” do Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia chủ trì; cuộc thi “Viết thư quốc tế UPU” do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì.
Đối với Cuộc thi giải Toán và Vật lý trên mạng, Cuộc thi tiếng Anh trên mạng, Cuộc thi giải toán trên máy tính cầm tay: Các đơn vị chủ trì tổ chức rà soát và đổi mới nội dung, hình thức thi gắn liền với đổi mới hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá của chương trình giáo dục phổ thông, đăng công khai đề án tổ chức trên mạng và báo cáo Bộ GD&ĐT để theo dõi.
Các sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và các cơ sở giáo dục có trách nhiệm theo dõi, giám sát trong quá trình diễn ra cuộc thi, đảm bảo tính thiết thực và hiệu quả, theo nhu cầu thực tế của học sinh, không tạo áp lực cho học sinh, không thu kinh phí, không yêu cầu các trường tổ chức đội tuyển, không xét giải cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh và cấp toàn quốc, không lấy thành tích cuộc thi để đánh giá thi đua đối với đơn vị tham gia.
Theo Giaoducthoidai.vn
Thầy cô lại bắt đầu tối mặt vì các hội thi
Trong khi có rất nhiều việc phải làm vào đầu năm học, giáo viên lại phải bắt đầu quay cuồng với các hội thi của chính mình và của cả học trò.
Vừa bước vào năm học khoảng vài tuần, giáo viên đang dốc hết sức để làm công tác chủ nhiệm lớp, một công việc vô cùng mệt mỏi ngay từ đầu năm học.
Video đang HOT
Nào là ổn định trật tự, tập và hướng dẫn các em một số nề nếp sinh hoạt của lớp, của trường như tập thể dục đầu giờ, múa sân trường, nề nếp ra vào lớp, an toàn giao thông...
Cùng với đó là biết bao công việc cũng không kém phần quan trọng như họp phụ huynh đầu năm, thu các khoản tiền trường.
Trong khi có rất nhiều việc phải làm như vậy, giáo viên lại bắt đầu quay cuồng với các hội thi của chính mình và của cả học trò.
Hội thi của thầy
Đầu tiên phải kể đến đó là hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, một hội thi mà bất kể thầy cô nào cũng phải tham gia và tỉ lệ đậu bao giờ cũng gần như cán mức tuyệt đối.
Hội thi "Cô giáo tài năng duyên dáng toàn quốc" do công đoàn ngành Giáo dục và Đào tạo tổ chức, ảnh minh họa: Báo Giáo dục và Thời đại.
Giáo viên cũng phải trải qua 3 vòng thi. Vòng 1 là nộp một sáng kiến kinh nghiệm. Vòng 2 thi năng lực sư phạm bằng bài viết. Vòng 3 thi 2 tiết dạy ở hai khối lớp tự bốc thăm.
Sau hội thi cấp trường, một số giáo viên tiềm năng được nhà trường "chọn mặt gửi vàng" sẽ cử đi thi tiếp hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện (thị) có khi tổ chức luôn năm đó.
Giáo viên cũng phải trải qua 3 vòng thi giống hội thi cấp trường nhưng mức độ căng thẳng hơn nhiều. Bởi thế, sự chuẩn bị cũng trở nên công phu hơn thế.
Thường thì mỗi hội thi cũng phải kéo dài vài tháng mới kết thúc (vì thi từng vòng rồi đợi chấm, công bố kết quả, tiếp tục sang vòng thi khác và cứ thế...)
Thế nên một năm, thầy cô nào tham gia hai hội thi giáo viên dạy giỏi (hoặc giáo viên chủ nhiệm giỏi) xem như cả năm chỉ mỗi việc chuẩn bị thi thố gây không ít mệt mỏi, áp lực cho những giáo viên này.
Thầy cô lao vào các hội thi sẽ chẳng còn thời gian nhiều chăm sóc cho học trò.
Chưa nói, nhiều tiết dạy giáo viên thả lớp hoặc nhờ một đồng nghiệp khác trông giúp để dạy thử ở một số lớp khác.
Vì thế, lực học của học sinh cũng có phần giảm sút.
Hội thi của trò
Song song với việc ôn luyện cho chính mình đi thi, giáo viên chủ nhiệm cũng phải ôn tập cho học sinh cũng bước vào những cuộc thi kiến thức không kém phần căng thẳng.
Có điều, kiến thức của các em bỏ ra thì ít mà sự vay mượn hoặc dùng "thủ thuật" để đạt được lại quá nhiều.
Điển hình thi Toán, Anh văn trên mạng. Giáo viên có nhiệm vụ thành lập đội tuyển, hướng dẫn cho các em các dạng toán nâng cao.
Thầy cô có nhiệm vụ tải bài các vòng từ trên mạng xuống (bằng cách lập nhiều nick giả) rồi hướng dẫn cho học sinh cách làm.
Nhiều dạng toán khó, học sinh khó theo kịp nên không ít em nghĩ ra cách học thuộc. Cũng có một số khác do gia đình có điều kiện nên gửi các em tới lò luyện Violympic.
Thế là hằng ngày, cứ sau mỗi buổi học buổi chiều, những học sinh này chỉ kịp ăn vội nắm xôi, ổ bánh mì là chạy ngay tới lò luyện thi.
Học vật vã hơn 8 giờ mới tan. Về nhà, mệt mỏi nên chẳng em nào xem qua bài vở học ở nhà.
Không ít học sinh lao vào học toán nâng cao mà quên luôn bài vở học hàng ngày nên lực học cũng bị ảnh hưởng.
Ngoài cuộc thi Violympic trên mạng, học sinh còn trải qua nhiều hội thi giao lưu khác.
Có hội thi do ngành tổ chức như thi hùng biện tiếng Anh, giao lưu tiếng Anh giữa các trường. Có hội thi do xã phường tổ chức như em yêu lịch sử, kể chuyện các anh hùng dân tộc...
Học trò thi nhưng thầy cô phải chuẩn bị cho các em từ A đến Z, từ việc viết kịch bản đến đạo diễn.
Thế là, cứ sau những giờ ra chơi hay những buổi tan trường những học sinh trong đội thi lại tập trung tập dượt.
Những ngày gần đến thời gian thi, thầy cô quên dạy mà trò cũng được xin đặc cách khỏi phải lên lớp học bài để tăng tốc.
Sau mỗi hội thi, khác với nhận xét của ban tổ chức học sinh được giao lưu học hỏi để nâng cao kiến thức..., cái được lớn nhất mà thầy và trò có được là chấm dứt những ngày bỏ bê học tập để khổ luyện "đem chuông đi đánh xứ người".
Nên hạn chế các hội thi của thầy và trò
Theo quy định của nhiều địa phương về hội thi giáo viên dạy giỏi, cấp trường mỗi năm một lần, cấp huyện thị 2 năm một lần, cấp tỉnh 3 năm một lần.
Thế nên, có năm một giáo viên phải tham dự cùng lúc 3 hội thi từ cấp trường trở lên.
Hạn chế các hội thi không nhất thiết phải xóa bỏ. Cũng cần nên quy định thời gian bảo lưu các hội thi đó dài hơn.
Chẳng hạn, đạt giáo viên giỏi cấp trường 3 năm mới đăng kí thi lại, cấp thị 5 năm và cấp tỉnh 6 năm. Có thế, giáo viên mới có thời gian chăm lo cho việc dạy và chuẩn bị kiến thức để đáp ứng cho hội thi.
Riêng học sinh, các em đang ở độ tuổi tiểu học không nên tổ chức nhiều cuộc thi, hội giao lưu kiến thức gây căng thẳng, áp lực, tạo tâm lý ganh đua, hiếu thắng cho các em đang còn quá nhỏ.
Chỉ nên khuyến khích học sinh thật sự có năng khiếu, muốn học thêm tự đăng kí dự thi trên mạng như một thí sinh tự do mà chẳng lo áp lực phải có thành tích như khi nhà trường tổ chức.
Theo GDVN
Bà Rịa-Vũng Tàu lưu ý tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường Sở GD&ĐT Bà Rịa-Vũng Tàu gửi văn bản yều cầu các đơn vị tổ chức sinh hoạt chuyên môn (SHCM) theo cụm trường kể từ năm học 2017-2018. ảnh minh họa Trong đó nhấn mạnh việc xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn cụm trường là quan trọng và cần thiết, phải thống nhất được những nội dung và có kế hoạch...