Bộ GDĐT thông báo tuyển 60 học viên thạc sĩ tại Nhật Bản
Theo thông báo từ Cục Hợp tác Quốc tế (Bộ GDĐT) Chính phủ Nhật Bản cấp viện trợ không hoàn lại để thực hiện Chương trình Học bổng Phát triển nguồn nhân lực cho Việt Nam (JDS) năm 2019 cho niên khóa 2020-2022, dự kiến chương trình tiếp nhận tối đa 60 học viên thạc sĩ.
Học bổng JDS dành cho cán bộ, công chức đang công tác tại cac cơ quan nha nươc cua Viêt Nam có năng lực để theo học chương trình thạc si giang day bằng tiếng Anh trong thời gian 02 năm tại các trường đại học của Nhật Bản cho các ngành học: Tăng cường hệ thống kinh tế thị trường (Kinh tế công, Quản trị công), Giao thông/Phát triển đô thị, Năng lượng, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Môi trường, Ứng phó với Biến đổi Khí hậu và Thảm họa Môi trường, Tăng cường hệ thống luật pháp và Tăng cường năng lực hành chính công.
Chương trình đào tạo sẽ trang bị những kỹ năng phân tích và quản lý hiện đại cho can bô để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
Niên khóa 2020-2022, chương trình dự kiến tiếp nhận tối đa 60 học viên thạc sĩ.
Ảnh minh họa
Chương trình yêu cầu các đối tượng và điều kiện dự tuyển, là cán bộ, công chức, viên chức, giảng viên đang công tác tại các cơ quan nhà nước, các trường đại học và cao đẳng công lập trên cả nước, các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc trong thời gian đang bị cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật; Đủ sức khỏe đi học tại nước ngoài, có ít nhất 02 năm kinh nghiệm toàn thời gian trong các cơ quan nhà nước (trong đó có ít nhất 06 tháng làm việc toàn thời gian tại cơ quan hiện tại có đóng bảo hiểm xã hội); Từ 24 đến 39 tuổi tính đến ngày 01/4/2020; Tốt nghiệp đại học hệ chính quy tại các trường đại học của Việt Nam hoặc nước ngoài; Được cơ quan phê duyệt cho tham dự khóa học thạc sĩ trong vòng 2 năm tại Nhật Bản (từ tháng 8/2020 đến tháng 10/2022).
Đối tượng được đào tạo cần cam kết hoàn thành chương trình đào tạo và trở về phục vụ tại cơ quan cử đi học hoặc theo yêu cầu của Nhà nước. Những người không hoàn thành chương trình đào tạo, tự bỏ học, bị buộc thôi học hoặc sau khi tốt nghiệp không trở về nước phục vụ, không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người được cấp học bổng phải đền bù kinh phí đào tạo theo quy định của chính phủ Việt Nam; Ngành học đăng ký dự tuyển phải phù hợp với công việc hiện tại, được cơ quan phê duyệt trong công văn cử đi dự tuyển.
Đối với trường hợp tốt nghiệp đại học, thạc sĩ ở nước ngoài nhưng không do Bộ GDĐT cử đi học hoặc tốt nghiệp các chương trình đào tạo đại học, thạc sĩ phối hợp với nước ngoài thực hiện tại Việt Nam cần có giấy chứng nhận văn bằng tương đương do Cục Quản lý chất lượng, Bộ GDĐT cấp.
Video đang HOT
Tiêu chí tuyển chọn các ứng viên có khả năng đóng góp cao cho đất nước sau khi tốt nghiệp; ứng viên có năng lực và thành tích tốt trong học tập và công tác, bao gồm cả trình độ tiếng Anh thể hiện qua điểm thi TOEFL ITP 500 (iBT 61) hoặc IELTS 5.5 còn hiệu lực đến 31/05/2020.
Ứng viên quan tâm truy câp trang web http://jds-scholarship.org đê tai tai liêu hương dân tuyên sinh va bô hô sơ dự tuyển học bổng JDS.
Nộp hồ sơ giấy trực tiếp tại văn phòng hoặc qua đường bưu điện về địa chỉ: Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICE) – Văn phong Dự án học bổng JDS tại Việt Nam, Tầng 3, tòa nhà Việt – Nhật (VJCC), Trường Đại học Ngoại Thương, 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội; ĐT: 024 3934 7711/12; Email: jds.vietnam@jice.org
Trong quá trình tuyển sinh ở Việt Nam, chương trình miễn phí thi TOEFL ITP và kiểm tra sức khỏe do JICE tổ chức; Hỗ trợ phí đi lại và lưu trú cho các vòng loại (chỉ dành cho các ứng viên khu vực ngoài Hà Nội) và khóa học định hướng tại Hà Nội (cho tất cả ứng viên trúng tuyển).
Sau khi trúng tuyển, ứng viên sẽ được nhận chế độ miễn phí xin visa; học phí tại các cơ sở giáo dục sau đại học Nhật Bản; Vé máy bay khứ hồi Việt Nam-Nhật Bản; Sinh hoạt phí hằng tháng tại Nhật Bản; Trợ cấp ban đầu cố định để mua máy tính, học liệu; Hỗ trợ tìm nhà ở và miễn phí tiền đặt cọc nhà ở tại Nhật; Chi phí tham dự hội thảo trong nước Nhật và quốc tế; Chi phí vận chuyển đồ đạc về Việt Nam sau khi học xong.
Chương trình nhận hồ sơ sơ tuyển học bổng JDS tới ngày 29/10/2019; Tháng 11/2019: Tổ chức thi kiểm tra trình độ tiếng Anh (TOEFL ITP) cho các ứng viên chưa có chứng chỉ TOEFL ITP đạt 500 điểm hoặc IELTS 5.5, Tổ chức kiểm tra toán đại số cơ bản (trừ ứng viên dự tuyển ngành Luật của Trường ĐH Nagoya, ĐH Kyushu và ĐH Tohoku); Từ tháng 12/2019-3/2020: Các trường đại học Nhật Bản xét chọn hồ sơ, phỏng vấn, thông báo kết quả cho ứng viên.
Tháng 4/2020, dự kiến hoàn tất hồ sơ nhập học để ứng viên nhập học tại các trường Nhật Bản vào tháng 8/2020.
Ứng viên quan tâm có thể tìm hiểu thêm thông tin tại các Hội thảo giơi thiêu vê chương trinh học bổng JDS trong tháng 8-9/2019, được tổ chức tại 11 tỉnh/ thành phố Hà Nội, Thái Nguyên, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Quảng Ninh, Nam Định, Đà Nẵng, Quảng Trị, Quảng Bình, Hải Phòng.
Phương Anh
Theo toquoc
Bài toán khó cho tuyển sinh sư phạm tại các trường cao đẳng
Khó khăn trong tuyển sinh là một thực trạng chung của các trường cao đẳng hiện nay nhất là các trường sư phạm. Hiện nay, rất nhiều trường cao đẳng sư phạm trong cả nước thông báo xét tuyển bổ sung đợt 1.
Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Thái Bình vừa thông báo tuyển sinh bổ sung đợt 1 năm 2019 gần 200 chỉ tiêu với tất cả các ngành đào tạo giáo viên ở trình độ cao đẳng. Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia là 16 điểm và điểm học bạ lớp 12 từ 16 đến 20,25 điểm.
Nhiều trường cao đẳng tuyển sinh ngành sư phạm bằng điểm sàn. (Ảnh minh họa)
Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai thông báo tuyển bổ sung 65 chỉ tiêu ngành Giáo dục mầm non và 47 chỉ tiêu ngành Giáo dục tiểu học. Ở bậc trung cấp SP mầm non, trường tuyển thêm 23 chỉ tiêu. Điểm chuẩn 2 ngành CĐSP đợt 1 là 16 - bằng mức sàn theo quy định của Bộ GDĐT; hệ trung cấp là 19,5 (tổng điểm trung bình môn Văn, Toán lớp 12 và điểm thi năng khiếu, cộng điểm ưu tiên khu vực và đối tượng).
Số lượng tuyển bổ sung chiếm phần lớn tổng chỉ tiêu theo đề án tuyển sinh. Trong đợt 1, trường phải "đóng cửa" 3 ngành là SP Toán học, SP Ngữ văn và SP Tiếng Anh do số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển quá ít.
Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk có 200/315 chỉ tiêu ở 9 ngành SP phải tuyển đợt 2 với điểm xét tuyển bằng điểm chuẩn đợt 1 (bằng điểm sàn của Bộ GDĐT). Trong đợt 1, dù điểm chuẩn chỉ 16 điểm ở tất cả các ngành nhưng nhiều ngành chỉ có vài thí sinh đăng ký như: SP Toán có 1 thí sinh, SP Vật lý 3, SP Ngữ văn 3, SP Địa lý 2, SP tiếng Anh 3. Trong năm 2018, trường chỉ tuyển được 50% chỉ tiêu được giao.
Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt (Lâm Đồng) có tổng chỉ tiêu là 240 cho 10 ngành SP và có 178 thí sinh trúng tuyển đợt 1. Thế nhưng có đến 5 ngành "trắng" thí sinh, gồm: Toán học, Tin học, Vật lý, Hóa học, Giáo dục thể chất. Trường tiếp tục hy vọng vào đợt xét tuyển thứ 2 dành cho 5 ngành này.
Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị năm học 2019-2020 này, đợt 1 nhà trường chỉ tuyển được 34 sinh viên. Trong đó, 30 sinh viên học ngành sư phạm mầm non, 4 sinh viên còn lại chia cho 4 ngành gồm sư phạm âm nhạc, tiếng Anh, giáo dục công dân, giáo dục tiểu học. Các ngành còn lại như sư phạm tin học, mỹ thuật, lịch sử, vật lý, sinh học, kế toán, quản trị văn phòng ... đều không tuyển được sinh viên. Nhà trường cũng đang tuyển sinh bổ sung nhưng tình hình cũng không "khá khẩm" hơn.
Liển quan đến vấn đề tuyển sinh sư phạm nhất là ở các trường cao đẳng, TS. Nguyễn Thu Hằng - Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam cho hay: "Tuyển sinh sư phạm tại các trường cao đẳng là một "bài toán" khó hiện nay.
Trước tình hình chung, ngành sư phạm đang thừa giáo viên "cục bộ". Vấn đề lương và các chính sách cho giáo viên cũng chưa thực sự hấp dẫn để thu hút được sinh viên giỏi "đầu quân" cho sư phạm thì việc tuyển sinh khó cũng là điều dễ hiểu.
Câu chuyện tuyển sinh ngành sư phạm đã khó khăn nhiều năm nay, điển hình là nhiều trường phải nâng điểm chuẩn lên "cao vút" để đánh trượt thí sinh vì quá ít thí sinh đăng ký không đủ điều kiện để mở lớp.
Trước tình hình này, các trường phải thực sự nâng cao chất lượng đào tạo để tạo uy tín cho mình hoặc nếu không buộc phải sáp nhập hoặc bị xóa sổ vì không đáp ứng yêu cầu của xã hội".
Ông Hồ Cảnh Hạnh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu chia sẻ, ngay cả những người ở trong cuộc cũng đang rất băn khoăn trong việc xác định phương hướng cho các trường cao đẳng sư phạm. Một số người thiếu lạc quan cho là khó xác định lối ra; một số khác lại cho rằng trường cao đẳng sư phạm đang đứng giữa "ngã ba đường", hoặc phát triển thành trường đại học đa ngành, trong đó có các khoa đào tạo giáo viên, hoặc thành phân hiệu, vệ tinh của trường đại học sư phạm, hoặc thậm chí giải tán, xóa sổ.
Theo ông Hạnh, cơ chế quản lý trường cao đẳng sư phạm còn nhiều bất cập theo kiểu coi trường sư phạm là trường "phổ thông cấp 4".
Ông Hạnh phân tích: Trường cao đẳng sư phạm thuộc giáo dục nghề nghiệp nhưng do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý (thường ghép với quản lý giáo dục đại học), lại là đơn vị trực thuộc sở giáo dục và đào tạo. Theo đó, các chỉ số liên quan thay đổi theo hướng bất lợi cho các trường cao đẳng như hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị thế của nhà trường, của các tổ chức đoàn thể; quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức, biên chế và tài chính. Một số ràng buộc bởi các quy định của cấp tỉnh về quản lý tổ chức, bộ máy, quản lý viên chức. Cùng với đó, quy mô đào tạo của các trường cao đẳng sư phạm ngày càng giảm do cắt giảm nhu cầu, chỉ tiêu, nguồn tuyển ít, khó tuyển sinh, cộng thêm thiếu sự quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp khiến cho tình hình các trường sư phạm ngày càng khó khăn.
Theo infonet
Bài 4: Suy tôn phải đúng người, đúng việc Nếu cứ bỏ hết tất cả các cuộc thi, hội thi sẽ dẫn đến việc đánh giá giáo viên, thậm chí suy tôn "hòa cả làng". Thầy Trần Huy - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Thanh Thủy (Phú Thọ) - nêu quan điểm cá nhân khi trao đổi về việc công nhận giáo viên dạy giỏi. Cuộc thi giáo viên dạy giỏi tổ...