Bộ GDĐT thay thế công văn số 172 về đẩy mạnh Cuộc thi “Giao thông học đường”
Chiều 25.1, ông Bùi Văn Linh – Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Công tác học sinh sinh viên đã ký công văn số 329/BGDĐT-GDCTHSSV thay thế công văn số 172/BGDĐT-GDCTHSSV ngày 18.01 về việc đẩy mạnh Cuộc thi “ Giao thông học đường” trên Internet.
Học sinh tham gia thi Giao thông an toàn. Ảnh: Theo báo Công thương
Theo đó, công văn nêu rõ: Thực hiện chương trình công tác năm học 2017-2018 và Chương trình phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về tuyên truyền giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên, ngày 12.12, Bộ GDĐT và Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã phối hợp tổ chức phát động Cuộc thi “Giao thông học đường” lần thứ III cho học sinh THCS, THPT nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho học sinh.
Video đang HOT
Để cuộc thi đạt hiệu quả tốt, Bộ GDĐT đề nghị các sở GDĐT tiếp tục có hình thức tuyên truyền mục đích, ý nghĩa cuộc thi và hướng dẫn học sinh tham gia trên website http://giaothonghocduong.com.vn.
Cuộc thi “Giao thông an toàn” được tổ chức hình thức thi trên Internet. Đây là 1 trong 9 cuộc thi, kì thi được Bộ GDĐT công bố tổ chức dành cho học sinh phổ thông từ năm học 2017-2018.
Công văn này thay thế công văn số 172/BGDĐT-GDCTHSSV ngày 18.1 về việc đẩy mạnh Cuộc thi “Giao thông học đường” trên Internet cho học sinh THCS, THPT năm 2017-2018″.
Theo Laodong.vn
27 đề tài nghiên cứu của HS TP.HCM vào vòng quốc gia
Sở GD&ĐT TP.HCM vừa công bố 27 đề tài nghiên cứu Khoa học kỹ thuật của học sinh khối trung học tại TP được lọt vào vòng chung kết cấp quốc gia năm học 2017-2018 do Bộ GD&ĐT tổ chức
Đề tài "giải pháp hỗ trợ phòng chống xâm hại tình dục trẻ em" của trường THPT Trần Văn Giàu đã được vào vòng quốc gia.
Đây là những đề tài xuất sắc đã được chọn lọc trong tổng số 95 đề tại tại chung kết cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp TP năm học 2017-2018 vừa diễn ra vào ngày 4-1.
Trong đó, trường có nhiều đề tài tham dự cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia là trường THPT chuyên Lê Hồng Phong với 12 đề tài. Tiếp đến, trường THPT Gia Định với 4 đề tài, trường THPT Trần Văn giàu với 2 đề tài. Bên cạnh đó, là một số đề tài của các trường THPT Trần Khai Nguyên, THCS Nguyễn Gia Thiều, THCS Phan Tây Hồ...
Theo ông Phạm Ngọc Tiến, Phó trưởng Phòng giáo dục trung học - Sở GD&ĐT TP.HCM, nhìn chung các đề tài nghiên cứu đều gắn liền với thực tiễn cuộc sống. Qua đó, các em đã vận dụng được phương pháp nghiên cứu khoa học, ứng dụng những kiến thức vào các tài, từ đó khơi gợi niềm đam mê về khoa học đến với các em.
Tại cuộc thi năm nay có những đề tài nghiên cứu tập trung vào các ngành mũi nhọn của thành phố như Sinh học, CNTT, Robot, tự động hóa. Cụ thể như Cánh tay robot hỗ trợ hoạt động cho người bị đoạn chi (Trường THPT Marie Curie), Bàn tay hỗ trợ cầm nắm cho người bị liệt điều khiển bằng giọng nói (Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong).. Ngoài ra, cũng có một số đề tài mang tính xã hội như giải pháp hỗ hỗ trợ phòng chống xâm hại tình dục trẻ em (Trường THPT Trần Văn Giàu) hay Mô hình ứng phó hiện tượng "Bắt nạt qua mạng" dành cho học sinh ở TP.HCM (Trường THPT Trần Khai Nguyên)
Cuộc thi được tổ chức thường niên nhằm khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu khoa học, sáng tạo kỹ thuật, vận dụng những kiến thức đã học vào việc giải quyết những vấn đề của thực tế.
Theo lịch dự kiến của Bộ GD&ĐT, cuộc thi KHKT cấp quốc gia học sinh trung học sẽ được tổ chức từ ngày 17-3 -2018 đến ngày 20-3-2018 tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Theo PLO
Tiếng nói từ cơ sở: Mừng vì giảm cuộc thi trong trường học Mới đây, báo chí đưa tin, thực hiện chủ trương tinh giản các kỳ thi, cuộc thi, hội thi dành cho học sinh phổ thông, trên cơ sở rà soát, đánh giá nội dung, hình thức và tác động của các cuộc thi được tổ chức trong thời gian qua, Bộ GD&ĐT ban hành hướng dẫn việc tổ chức các cuộc thi dành...