Bộ GD&ĐT thanh tra chất lượng tuyển sinh 4 trường đại học
Bộ GD&ĐT sẽ thanh tra 4 trường đại học trong 30 ngày để đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng tuyển sinh.
Ngày 31/7, Chánh Thanh tra Bộ giáo dục và Đào tạo Nguyễn Huy Bằng cho biết, Thanh tra Bộ vừa ký quyết định thanh tra tuyển sinh năm 2019 và sẽ thanh tra tại 4 trường đại học, từ ngày mai 1/8.
Đó là 4 trường: Đại học Nội vụ Hà Nội, Đại học Lâm nghiệp, Đại học Hùng Vương TP.HCM và Đại học Bạc Liêu.
“Nội dung thanh tra tập trung vào việc đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng tuyển sinh; thực hiện, xây dựng và công khai về đề án tuyển sinh; xác định chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh… Thời gian thanh tra 30 ngày”, Chánh Thanh tra Nguyễn Huy Bằng cho hay.
Trước đó, nhiều trường đại học công bố điểm sàn dựa trên kết quả kỳ thi THPT Quốc gia 2019 chỉ từ 12 đến 13 điểm cho 3 môn thuộc các tổ hợp xét tuyển, bao gồm cả điểm ưu tiên.
Điển hình, Đại học Bạc Liêu thông báo nhận hồ sơ từ 13 điểm trở lên với tất cả ngành không thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên. Đại học Cửu Long có tới 19 ngành lấy điểm sàn mức 12,5 điểm (tổng điểm 3 môn gồm điểm ưu tiên khu vực và đối tượng).
Tuy nhiên, sau khi báo chí và dư luận lên tiếng về chất lượng đầu vào cũng như uy tín của các trường khi lấy điểm vào quá thấp, một số trường điều chỉnh mức điểm xét tuyển theo chiều hướng tăng lên.
Theo VTC
Video đang HOT
Lo 9 điểm/3 môn vẫn đỗ đại học: Vì đâu?
Việc mở trường đại học, cao đẳng chạy theo số lượng nên đến mỗi kỳ tuyển sinh, trường lại tìm đủ mọi cách để có người học.
Bước vào mùa tuyển sinh, nhiều trường đại học, phân hiệu trường đại học trên cả nước công bố mức sàn thấp, dưới 14 điểm.
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội công bố điểm sàn của trường dao động 12-17. Mức sàn thấp dành cho các ngành đào tạo tại phân hiệu của trường ở TP.HCM và Quảng Nam, với hầu hết các ngành mức điểm 12; 12,5; 13 và hai ngành 14 điểm.
Với mức sàn này, nếu tính cả điểm ưu tiên đối tượng và khu vực, sẽ có nhiều trường hợp thí sinh chỉ đạt điểm thi 9 điểm/3 môn cũng có cơ hội đỗ đại học, lại vào những ngành đòi hỏi người học phải có năng lực tư duy vượt trội (để còn tham gia hoạch định chính sách).
Tại Trường Đại học Bạc Liêu, hầu hết các ngành bậc đại học năm nay có điểm sàn 13, riêng hai ngành chăn nuôi và bảo vệ thực vật có điểm sàn chỉ 12.
Tại Trường Đại học Cửu Long, ngoại trừ hai ngành sức khỏe theo điểm sàn của bộ là 18, các ngành còn lại của trường đều có điểm sàn 12,5.
Nhìn vào mức điểm sàn nhiều trường công bố, GS.TSKH Phạm Phố, nguyên Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn không hề ngạc nhiên và cho rằng mức điểm đó đã thể hiện chất lượng của thí sinh.
"Căn bản là Bộ GD-ĐT có mạnh tay ngăn cản, đặt ra giới hạn dưới cho các trường không. Nếu Bộ không cho phép thì các trường không lấy được.
Nhưng hiện nay, quan điểm là đại học tự chủ, nghĩa là trường đại học có quyền lấy điểm thấp hơn nhưng sẽ cam kết với Bộ về kế hoạch bồi dưỡng học sinh trước khi họ bước vào học chương trình chính thức của đại học. Như vậy, Bộ cũng không cấm được các trường, nhưng quan trọng là Bộ phải kiểm tra các trường bồi dưỡng như thế nào để các em có trình độ theo học, đảm bảo chất lượng đầu vào", GS Phố nói.
Với những trường hợp thí sinh chỉ cần đạt 9 điểm 3 môn (nếu tính cả điểm ưu tiên đối tượng và khu vực) cũng đỗ đại học, vị chuyên gia càng đặc biệt lưu tâm đến việc kiểm tra bồi dưỡng nói trên bởi có những ngành học sau này sinh viên tốt nghiệp ra trường, đi làm, sẽ tham gia hoạch định chính sách, trong khi chất lượng đầu vào không đảm bảo, đầu ra cũng "sống chết mặc bay" thì rất đáng lo ngại.
Ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển vào học các phân hiệu của trường này tại Quảng Nam và TP.HCM của Đại học Nội vụ
Nhìn một cách sâu xa, nguyên Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn cho rằng, để xảy ra tình trạng các trường "vơ" người học bằng mọi cách là việc thành lập trường đại học, cao đẳng trong những năm qua phát triển chạy theo số lượng, theo quy mô đào tạo mà chưa chú ý tới quy hoạch chung cũng như các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo. Khi đã mở ra rồi, các trường bắt buộc phải tuyển đủ chỉ tiêu để tồn tại.
"Vì nể nang, bỏ nhỏ nhau cho các trường thành lập mà cuối cùng không biết tương lai đi về đâu.
Thành lập trường đại học phải đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất thế nào, nhà xưởng, phòng thí nghiệm ra sao, giảng viên có bao nhiêu GS, PGS, TS..., những chuyện như thế phải đầy đủ.
Các nước rất nghiêm ngặt chuyện này. Như Thụy Sĩ, khi cho thành lập đại học tư họ kiểm tra rất chặt chẽ. Sau khi thành lập rồi thì Nhà nước viện trợ cho trường các thiết bị hoặc cử một số giáo sư về dạy, tạo điều kiện cho trường, không phải kiểu cho thành lập mà sống chết mặc bay như ở ta hiện nay.
Sai lầm của ta là ở các tỉnh đều có trường đại học, trong lúc đó thầy không đủ, thiết bị, phương tiện học tập không đủ thì làm sao đảm bảo chất lượng! Học sinh ở các địa phương lại chạy về các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM để học, sau đó tìm việc làm luôn ở thành phố vì nếu học ở địa phương, lấy bằng ở đó thì biết tìm đâu việc làm.
Hiện nay, có xu hướng một số trường ở các địa phương không quản lý được vì không đủ điều kiện, không có người học nên muốn sáp nhập vào các đại học lớn, ví dụ lấy danh nghĩa trường của ĐHQG, đại học vùng để có thể thu nhận được người học nhiều hơn, từ đó mới tồn tại được, nuôi được bộ máy của trường.
Bây giờ trường lấy cớ tự chủ, điểm sàn thấp, hứa tuyển sinh vào rồi tổ chức lớp bồi dưỡng cho các học sinh là được cơ quan quản lý đồng ý. Nhưng sau đó, việc kiểm tra bồi dưỡng có được thực hiện hay không, có chặt chẽ hay không thì không ai biết được?", GS.TSKH Phạm Phố trăn trở.
Vị chuyên gia bày tỏ lo ngại khi giáo dục ở Việt Nam mới chỉ chăm chăm đầu vào. Có một thực tế là, người học cứ vào được đại học là yên tâm bởi vào được và ra được, số lượng ra hầu như không kém lúc vào là bao nhiêu, trừ trường hợp sinh viên... bỏ học.
"Đại học là để nâng cao trình độ, còn đạt được trình độ nào phụ thuộc vào kết quả của người học", GS Phố nhấn mạnh.
Để giải quyết vấn đề này, theo GS.TSKH Phạm Phố, phải giao cho các trường tự chủ, chất lượng giáo dục không chỉ ở đầu vào, khi đã mở đầu vào thì phải thoát đầu ra.
Trước việc nhiều trường đại học, phân hiệu trường đại học trên cả nước công bố mức sàn thấp, dưới 14 điểm, Bộ GD-ĐT đã ra khuyến cáo.
Trên báo Tuổi trẻ, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT cho biết, Bộ GD-ĐT chỉ quy định ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) với khối đào tạo giáo viên và sức khỏe. Các trường thuộc khối đào tạo khác tự chủ trong phương thức xét tuyển, trong đó có việc xác định điểm.
Theo ông Hùng, Vụ Giáo dục ĐH không yêu cầu các trường có điểm sàn dưới 14 giải trình như thông tin báo chí đưa, mà chỉ khuyến cáo các trường không nên xem chỉ tiêu tuyển sinh là căn cứ để xác định điểm sàn, dẫn tới việc xác định điểm sàn quá thấp không đảm bảo chất lượng.
Thành Luân
Theo baodatviet
Tăng cường hậu kiểm để hạn chế tuyển sinh "chui" Bộ GD&ĐT cho biết, để tăng cường chất lượng đầu ra, Bộ sẽ siết chặt các điều kiện đảm bảo chất lượng, tăng cường hậu kiểm và "mạnh tay" hơn với các vi phạm. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), năm 2019, cả nước có hơn 653.000 thí sinh đăng ký xét tuyển đại học-cao đẳng (ĐH-CĐ) với...