Bộ GD&ĐT: Sẽ xử lý phụ huynh “chạy điểm” thi THPT quốc gia 2018 khi có đủ chứng cứ
Đại diện Bộ GD&ĐT khẳng định, tinh thần của Bộ là sẽ kiên quyết đưa ra khỏi ngành các cán bộ, giáo viên vi phạm. Bên cạnh đó những phụ huynh tham gia vào việc “chạy điểm”, nâng điểm cho con em mình cũng phải bị xử lý.
Ảnh minh họa
Tại buổi gặp gỡ cung cấp thông tin báo chí về công tác chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học năm 2019 ngày 11/5, một trong những vấn đề “ nóng” được quan tâm nhất là việc giải quyết hậu quả bê bối gian lận điểm thi năm 2018.
Theo Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) ông Mai Văn Trinh, hiện nay cơ quan an ninh điều tra vẫn đang tiếp tục quá trình điều tra gian lận điểm thi tại Sơn La, Hòa Bình theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Quan điểm xuyên suốt của Bộ Công an và Bộ GD&ĐT là xử lý nghiêm khắc những cá nhân liên quan dựa theo quy định của pháp luật và trên cơ sở có chứng cứ rõ ràng. Tinh thần của Bộ GD&ĐT là sẽ kiên quyết đưa ra khỏi ngành các cán bộ, giáo viên vi phạm. Bên cạnh đó những phụ huynh tham gia vào việc “chạy điểm”, nâng điểm cho con em mình cũng phải bị xử lý.
Về câu hỏi các thí sinh gian lận điểm thi chiếm chỗ của thí sinh khác, bà Nguyễn Thị Kim Phụng – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho rằng, 82 thí sinh đã bị huỷ kết quả nhập học là chiếm chỗ thí sinh khác. Tuy nhiên, con số này là quá nhỏ so với những thí sinh khác trúng tuyển mà không nhập học.
Video đang HOT
Theo bà Phụng, hàng năm có khoảng 22.000 thí sinh trúng tuyển do đăng ký nhiều nguyện vọng nhưng không nhập học vào các trường. Nếu giải quyết việc những thí sinh có điểm thi tiệm cận điểm tuyển sinh do 82 thí sinh trước đã bị chiếm chỗ thì những thí sinh đăng ký nguyện vọng, trúng tuyển không vào học cũng tương tự như vậy sẽ xáo trộn toàn bộ hệ thống tuyển sinh trong năm 2018. Vì thế, điều này được xếp vào hậu quả không có khả năng khắc phục đến cùng.
Theo kinhtedothi
Công bố danh tính thí sinh gian lận điểm thi: Thẩm quyền thuộc cơ quan điều tra
Tại buổi họp báo sáng nay 26/3, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục quản lý Chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết, việc công bố danh tính thí sinh gian lận điểm thi sẽ phải tuân thủ một số quy định của luật pháp và thực tiễn điều tra của cơ quan chức năng.
Tại buổi họp báo định kì sáng 26/3, Bộ GD&ĐT đã công bố một số vấn đề quan trọng như: Hoàn thiện Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi); Chương trình giáo dục phổ thông mới; Chuẩn bị kì thi THPT quốc gia 2019; Tình trạng lạm thu trong nhà trường; Xử lý gian lận thi cử THPT quốc gia 2018...
Về việc xử lý gian lận thi cử, nhiều câu hỏi đã được đặt ra. Theo ông Mai Văn Trinh, quan điểm của Bộ là sẽ xử lý nghiêm, xử lý đến cùng các đối tượng sai phạm trong khuôn khổ của quy chế thi và quy chế tuyển sinh. Đặc biệt, có thể thấy quyết tâm rất lớn của Bộ Công an, đã đầu tư về máy móc về con người.
Cục trưởng Mai Văn Trinh thanh tra khu vực chấm thi trắc nghiệm của Hòa Bình
Theo quy chế, kết quả chấm thẩm định là kết quả của kì thi và được sử dụng để xét tuyển tốt nghiệp. Hiện, Sở GD&ĐT Hòa Bình, Sơn La đã có sự phối hợp rất tốt.
Theo công văn chỉ đạo, ngày 25/3, tỉnh Hòa Bình báo cáo kết quả cập nhật điểm thi nhưng đến thời điểm này Bộ vẫn chưa nhận được. Mặc dù vậy, Cục trưởng Trinh đánh giá đơn vị này khá nghiêm túc trong triển khai.
Một câu hỏi quan trọng được đặt ra, có nên công khai danh tính các thí sinh và phụ huynh liên quan đến gian lận thi cử?
Ông Trinh cho hay, việc công khai danh tính các thí sinh phải tuân thủ hiến pháp 2013 và luật dân sự 2016, căn cứ vào thực tiễn của cơ quan chức năng trong quá trình xử lý. Do đó, công bố đến đâu thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra.
Trước đó, dựa trên kết quả điều tra của cơ quan an ninh, Bộ GD&ĐT cho biết, có 64 thí sinh, trong đó 63 thí sinh năm 2018 và một thí sinh của năm 2017 của Hòa Bình bị thay đổi điểm, tức điểm chấm thẩm định giảm thấp hơn điểm đã công bố.
Việc chấm thi ở Hòa Bình theo đầy đủ các bước nhưng vẫn xảy ra sai phạm
Có 56 thí sinh với 140 bài thi trắc nghiệm đã được thay đổi điểm. Trong đó, môn có điểm giảm nhiều nhất là 9,25 điểm. Trong đó, có thí sinh được tăng điểm 3 môn cao nhất là 26,45 điểm.
Đại diện Bộ GD&ĐT đánh giá, đây là sự can thiệp rất nghiêm trọng làm sai lệch kết quả thi. Người chịu thiệt thòi là thí sinh và mang lại hiệu ứng không tốt đối với xã hội.
Về việc các thí sinh có điểm cao hiện nay đang học tại các trường ĐH, CĐ sẽ bị xử lý ra sao, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho hay, công việc tuyển sinh là quyền tự chủ của các trường.
Bộ GD&ĐT sẽ có hướng dẫn tiếp theo, theo và có sự bàn bạc thống nhất nhưng trên tinh thần sẽ bám theo hai quy chế: Quy chế thi và quy chế tuyển sinh.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Bộ GD-ĐT lý giải lý do vì sao vẫn để địa phương chấm môn thi tự luận Ngày 11.5, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT thông tin với báo chí, trong kỳ thi THPT quốc gia 2019, Bộ GD-ĐT vẫn để cho các địa phương chấm thi và chủ trì chấm môn thi tự luận. Bộ GD-ĐT đưa ra 9 thay đổi khắc phục gian lận thi cử năm 2019 "Trên thực tế...