Bộ GD&ĐT sẽ sửa đổi Thông tư 30
Bộ GD&ĐT khuyến khích sử dụng hồ sơ điện tử để giảm nhẹ sức lao động cho giáo viên, giúp thầy cô tập trung hoạt động chuyên môn.
Ngày 28/8/2014, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 30 (có hiệu lực từ 15/10/2014) quy định cách đánh giá học sinh tiểu học. Thay vì dùng điểm số, giáo viên sẽ nhận xét kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học.
Sau 2 năm triển khai thực hiện quy định này, nhiều phản ứng trái chiều từ phía xã hội, chuyên gia, giáo viên và phụ huynh học sinh.
Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, qua tổng hợp báo cáo mới nhất của 63 Sở GD&ĐT cuối năm học 2015-2016, Thông tư 30 đã đi vào cuộc sống, hầu hết giáo viên đều nhận thức được tính nhân văn, những quan niệm mới.
Giáo viên đã thay đổi, chuyển từ việc đánh giá nặng về kiến thức sang đánh giá toàn diện học sinh về cả năng lực và phẩm chất, chuyển từ đánh giá kết quả, chú trọng về điểm số sang nhận xét đánh giá quá trình học tập của học sinh. Cách đánh giá mới góp phần điều chỉnh cách dạy và học trong trường tiểu học.
Đặc biệt, học sinh biết cách tự đánh giá bản thân mình và biết nhận xét góp ý cho bạn. Bước đầu, cán bộ quản lý đã quan tâm hơn đến việc tạo điều kiện cho giáo viên giúp đỡ, hỗ trợ học sinh phát huy tính tích cực trong học tập; góp phần giảm tình trạng dạy thêm, học thêm; khắc phục tình trạng chạy theo thành tích.
So sánh tỷ lệ xếp loại năng lực học sinh tiểu học năm học 2014-2015 và năm học 2015-2016. Ảnh: Vụ giáo dục tiểu học.
Video đang HOT
Mặc dù vậy, qua lắng nghe ý kiến của các địa phương, Bộ GD&ĐT thừa nhận, việc thực hiện Thông tư 30, đánh giá thường xuyên giáo viên còn có khó khăn, sĩ số lớp học vượt quá quy định.
Đáng tiếc vẫn còn cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh chưa hiểu rõ bản chất, vai trò mục đích đánh giá thường xuyên và định kỳ.
Phụ huynh vẫn còn định kiến việc đánh giá học sinh chỉ thông qua điểm số mới chính xác. Nhiều người chưa thấy sự khác biệt giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ hoặc nhận xét không chấm điểm, học sinh sẽ lười học.
Phía đội ngũ giáo viên còn khó khăn là mất nhiều thời gian để viết nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục. Khả năng viết nhận xét còn hạn chế.
Công tác quản lý ở một số trường chưa thay đổi kịp thời đồng bộ với đổi mới cách dạy, cách học và còn nhiều hồ sơ, sổ sách, gây áp lực giáo viên trong việc đổi mới đánh giá học sinh.
Trước tình hình đó, theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện chương trình hành động đổi mới căn bản, toàn diện đối với giáo dục tiểu học, trong đó sửa đổi bổ sung một số điều thực hiện Thông tư 30; Tiếp tục triển khai đổi mới đánh giá học sinh tiểu học.
Cụ thể, Bộ GD&ĐT chỉ đạo tránh thực hiện máy móc việc ghi chép nhận xét; giúp các cấp quản lý quy định hồ sơ hợp lý; Khuyến khích sử dụng hồ sơ điện tử để giảm nhẹ sức lao động cho giáo viên tập trung vào hoạt động chuyên môn.
Quá trình thực hiện được vận dụng linh hoạt vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của giáo viên, sĩ số lớp học, vùng miền; Thực hiện theo khả năng cho phép trong việc đánh giá thường xuyên để giúp đỡ học sinh nâng cao chất lượng giáo dục.
Thông tư 30 nhìn từ giấy khen ‘danh hiệu từng mặt’: Giấy khen “Đạt danh hiệu học sinh từng mặt” đặt ra những câu hỏi về cách thức thực hiện Thông tư 30. Thông tư này đã thay đổi việc đánh giá học sinh tiểu học.
Trước đó, Bộ GD&ĐT chỉ đạo đồng bộ cùng lúc nhiều giải pháp, tập huấn cho hơn 4.000 hiệu trưởng tiểu học; kiểm tra, hỗ trợ những giáo viên còn lúng túng hay hiểu chưa đúng về Thông tư 30; chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm; xây dựng tài liệu hỏi đáp về đánh giá học sinh; đổi mới cách thức sinh hoạt chuyên môn để giáo viên cùng nhau rút kinh nghiệm…
Nhiều tỉnh đã chủ động tuyên truyền tới cha mẹ học sinh và cộng đồng như: Lào Cai, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đồng Tháp, Điện Biên, Tuyên Quang…
Một số địa phương chủ động tập huấn cho giáo viên như: TP Hà Nội, Nam Định, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Khánh Hoà, Đắk Lắk, Cao Bằng, Lạng Sơn, TP Cần Thơ, Thừa Thiên Huế…
Theo Zing
Thu hồi, sửa sai 150 giấy khen ghi 'danh hiệu khen từng mặt'
Trước phản hồi của giáo viên và dư luận, trường tiểu học Tân Phương (Ứng Hoà, Hà Nội) đã thu hồi và viết giấy khen mới, trao tận tay học sinh trong kỳ nghỉ hè.
Chia sẻ với Zing.vn sáng 5/6, bà Dương Thị Nụ, Phó hiệu trưởng trường tiểu học Tân Phương cho biết, ngay sau khi nhận phản hồi từ phía phụ huynh về khen "đạt danh hiệu học sinh từng mặt", nhận được sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT huyện Ứng Hòa, nhà trường đã tiếp thu và sửa sai.
Cụ thể, trường đã thu hồi 150 giấy khen từng mặt, phát giấy khen mới ghi cụ thể học sinh được khen ở mặt gì. Đồng thời, giáo viên đến từng nhà trao tận tay giấy khen mới cho học sinh, xin lỗi phụ huynh. Phụ huynh cũng thông cảm và không có ý kiến gì thêm.
Trước đó, bà Trần Thị Tám - Hiệu trưởng nhà trường - thông tin: Giấy khen được ghi theo quy định của Thông tư 30. Cụ thể, trường có hai hình thức khen là học sinh toàn diện và học sinh khen từng mặt.
Trước tranh luận của nhiều phụ huynh, bà Tám nhận lỗi từ ngữ trong giấy khen gây khó hiểu: "Chúng tôi nên cụ thể hóa cho thấy các em nổi trội mặt nào, ví dụ về môn Toán, tiếng Việt, hay thể dục thể thao thay vì ghi quá chung. Nhà trường sẽ rút kinh nghiệm".
Ngày tổng kết năm học 2015-2016, học sinh lớp 1 trường tiểu học Tân Phương nhận được giấy khen với nội dung ghi "khen từng mặt" khiến phụ huynh khó hiểu. Sau đó, nhiều phụ huynh đã chia sẻ những thắc mắc về danh hiệu mang tính đánh đố này lên một diễn đàn giáo dục nhận được sự quan tâm của dư luận.
Hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về đánh giá và khen học sinh tiểu học theo Thông tư 30 ban hành ngày 6/1/2015, có ghi: "Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm họp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua nhận xét quá trình và kết quả học tập, hoạt động giáo dục khác để tổng hợp đánh giá mức độ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của từng học sinh.
Việc ghi vào giấy khen (nếu có) về nội dung khen thưởng học sinh là hết sức linh hoạt do giáo viên chủ nhiệm và hiệu trưởng quyết định, không áp dụng theo khuôn mẫu có sẵn".
Hiện nay, mỗi trường đều có cách đánh giá, ghi giấy khen riêng. Kết thúc năm học, nhiều phụ huynh thi nhau khoe giấy khen của con trên mạng xã hội đạt danh hiệu: "Học sinh tiêu biểu", "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ", "Nổi bật về phát triển phẩm chất", "Hoàn thành tốt các môn tiểu học và phát triển năng lực phẩm chất"...
Theo Zing
'Con nhận giấy khen, tôi rất bức xúc' Độc giả Phạm Hạnh bức xúc với giấy khen "Hoàn thành tốt nội dung môn Toán và Tiếng Việt" của con gái. Không ít phụ huynh cũng hoang mang trước những danh hiệu "lạ tai". Sau khi Zing.vn đăng bài &'Danh hiệu học sinh khen từng mặt' khiến phụ huynh đau đầu, nhiều bạn đọc chia sẻ những câu chuyện dở khóc, cười....