Bộ GD&ĐT nên nghiên cứu thêm về cách công khai điểm thi
Theo đại diện Bộ Tư pháp, Bộ GD&ĐT nên nghiên cứu để hoàn thiện thêm về cách công khai điểm thi. Đây là vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận sau kỳ thi THPT quốc gia năm nay.
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Tư pháp ngày 20/7, ông Nguyễn Hồng Hải – Phó vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự Kinh tế – cho rằng Bộ luật Dân sự 2005 đã nêu ra những quy định nguyên tắc về bảo vệ đời sống riêng tư và thông tin cá nhân. Tuy nhiên, thế nào là đời sống riêng tư thì còn liên quan quy định tại các luật chuyên ngành và các văn bản hướng dẫn luật.
Theo quy định của Luật Trẻ em năm 2016 và nghị định của Chính phủ hướng dẫn thực hiện, kết quả học tập đối với học sinh 16 tuổi trở xuống là thông tin đời sống riêng tư và phải được bảo vệ.
“Còn đối với học sinh từ 16 tuổi trở lên chưa có quy định cụ thể của luật nào nói rằng đây là thông tin đời sống riêng tư cần phải bảo vệ”, ông Hải nói.
Đại diện Bộ Tư pháp cho rằng những điều cấm phải được quy định trong đạo luật cụ thể. Hơn nữa, việc tham khảo kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới cho thấy điểm thi vẫn được công bố công khai nhưng thông qua một website điện tử trực tuyến mà các cá nhân có thể dùng tài khoản của mình để tra cứu. Cách làm này khác với việc công khai ai cũng có thể xem như của Bộ GD&ĐT đang làm hiện nay.
Thí sinh sau giờ thi THPT quốc gia 2017. Ảnh: Tiến Tuấn.
Chính vì thế, theo ông Hải, để tránh những rủi rõ không cần thiết về lợi ích nhân thân, các vấn đề xã hội khác, Bộ GD&ĐT nên nghiên cứu để hoàn thiện thêm về cách công khai điểm thi.
Trước đó, khi kỳ thi THPT quốc gia 2017 kết thúc, cộng đồng mạng tranh luận về việc công khai điểm thi của thí sinh có vi phạm quyền riêng tư cá nhân.
Video đang HOT
Một số người cho rằng việc công khai thông tin thí sinh có thể bị lợi dụng để nhục mạ và gây sức ép công khai trên mạng xã hội. Nó cũng có thể được dùng để tạo ra sự cạnh tranh giữa các thí sinh, thúc đẩy một cuộc chạy đua về điểm số, tóm lại là thành tích, giữa người này và người kia.
Nhiều trường hợp học sinh bỏ nhà ra đi hoặc tệ hơn là tự tử, do bị tổn thương về tâm lý, vì xấu hổ với bạn bè, thầy cô, hàng xóm vì điểm thi thấp.
Một số luật sư nói với Zing.vn rằng việc công khai điểm thi THPT quốc gia như hiện nay không vi phạm quyền riêng tư. Từ trước đến nay, bảng điểm vẫn được niêm yết ở cổng trường nên không có lý do gì cấm công khai điểm thi.
Việc công bố như vậy giúp học sinh và người nhà tra cứu thuận lợi, nhà trường cũng dễ nắm bắt kết quả học tập của học sinh, cũng như hiệu quả công tác giảng dạy.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến nêu quan điểm Bộ GD&ĐT nên điều chỉnh việc cho thí sinh tra cứu điểm thi, bằng cách dùng tài khoản riêng và số chứng minh thư cá nhân.
Theo Zing
5 ngành dễ trúng tuyển nhất năm 2016
Năm 2016, những ngành liên quan nông nghiệp, nông thôn có điểm trúng tuyển tương đối thấp. Nhiều trường chỉ lấy điểm chuẩn bằng điểm sàn.
Phân tích dữ liệu điểm chuẩn năm 2016 cho thấy một số nhóm ngành dễ trúng tuyển nhất khi có điểm chuẩn bằng mức điểm sàn. Đây là thống kê mang tính tham khảo cho thí sinh trước khi quyết định điều chỉnh nguyện vọng trong kỳ tuyển sinh đại học năm nay.
Nuôi trồng thủy sản nằm trong danh sách những ngành dễ trúng tuyển nhất. Điểm trúng tuyển năm ngoái của hầu hết trường đào tạo ngành này chỉ ở mức từ 15 đến 17.
Ngành Công thôn được đào tạo tại một số trường đại học ở nước ta, phần lớn cũng lấy điểm chuẩn không cao, chỉ bằng điểm sàn (năm ngoái là 15 điểm).
Trong đó, ĐH Nông lâm thuộc ĐH Huế, ĐH Lâm nghiệp Việt Nam, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đều có điểm trúng tuyển ngành này là 15. Tổ hợp xét tuyển thông dụng nhất là A00, A01. Một số trường xét tuyển thêm tổ hợp D01, C01.
Công thôn không phải là ngành học phổ biến, thu hút sự chú ý của phần lớn thí sinh. Do đó, sức cạnh tranh vào ngành này không cao. Tên ngành là viết tắt của cụm từ Công tác nông thôn. Đây là ngành học phục vụ cho nông nghiệp nông thôn.
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm quản lý kỹ thuật ở các đơn vị như sở xây dựng, sở khoa học - công nghệ, khu chế xuất và khu công nghiệp, các công ty tư vấn và thiết kế, công ty xây dựng, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn hoặc công ty xây dựng thủy lợi, thủy nông, thầu xây dựng tư nhân.
5 ngành dễ trúng tuyển trong mùa tuyển sinh 2016. Ảnh: Nguyễn Sương.
Cũng liên quan nông thôn, ngành Phát triển Nông thôn là cơ hội lớn với những thí sinh có điểm tổ hợp 3 môn xét tuyển bằng hoặc lớn hơn điểm sàn không nhiều.
Đây là ngành học mới, được đưa ra nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông thôn và nâng cao trình độ dân trí của người dân nông thôn.
Vì vậy, để phục vụ công việc, trong quá trình học, sinh viên cần tích lũy vốn kiến thức rộng kèm kỹ năng vừa đủ bao quát từ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, đến sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
Năm ngoái, nhìn chung, điểm trúng tuyển của ngành Phát triển Nông thôn không cao. Điểm chuẩn 2016 và chỉ tiêu 2017 của một số trường cụ thể như sau:
Công nghệ sau thu hoạch là ngành kỹ thuật có tính ứng dụng cao, gắn với nhu cầu thiết yếu của con người, nhất là trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, ngành này lại có sức hút không lớn đối với thí sinh.
Với điểm trúng tuyển không cao, đây thực sự là lựa chọn đáng để những thí sinh đạt kết quả không tốt trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua cân nhắc.
Các em có điểm tổ hợp từ 15,5 đến 18 điểm có thể xem xét ứng tuyển vào ngành này của ĐH Cần Thơ, ĐH Đà Lạt, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Năm ngoái, điểm trúng tuyển ngành Công nghệ sau thu hoạch của những trường này là 15. ĐH Nông lâm - ĐH Huế lấy điểm chuẩn cao hơn một chút: 17 điểm.
Ngành Kỹ thuật Công trình Xây dựng cũng là lựa chọn an toàn. Bên cạnh một số trường lấy điểm chuẩn cao như ĐH Bách khoa Đà Nẵng (21,25 điểm), ĐH Cần Thơ (20), ĐH Giao thông Vận tải (19,5) hay ĐH Thủy lợi (18,06), nhiều trường chỉ lấy điểm chuẩn bằng điểm sàn.
Cụ thể, phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị, ĐH Thủy lợi cơ sở tại TP.HCM, ĐH Hồng Đức, ĐH Lâm nghiệp Việt Nam, ĐH Xây dựng Miền Tây, ĐH Công nghệ Sài Gòn, ĐH Kiến trúc Đà Nẵng, ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên cùng lấy điểm chuẩn 15 cho ngành Kỹ thuật Công trình Xây dựng.
Năm nay, mặt bằng chung điểm thi tương đối cao. Do đó, điểm chuẩn những ngành này có thể tăng nhẹ. Ít nhất, các trường phải lấy điểm trúng tuyển từ 15,5 trở lên theo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT quy định.
Theo Zing
Tránh 'sập bẫy' điểm sàn đại học Nhiều trường đại học top trên thông báo ngưỡng điểm xét tuyển bằng điểm sàn của Bộ GD&ĐT ở mức 15,5 khiến thí sinh loay hoay trong điều chỉnh nguyện vọng. Các chuyên gia nhận định thí sinh không nên vội mừng mà hết sức cẩn trọng. Theo nhiều chuyên gia, ngưỡng điểm này không có giá trị đối với các trường "hot"....