Bộ GD&ĐT lưu ý chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023
Lưu ý với Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 được Bộ GD&ĐT đưa ra trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2022-2023.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Ảnh: Thế Đại
Bộ GD&ĐT nhấn mạnh việc tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ ở trường phổ thông theo định hướng đánh giá năng lực; bảo đảm sự đồng bộ và góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Đồng thời, chuẩn bị điều kiện để thí điểm xây dựng các ngân hàng câu hỏi thi phục vụ cho kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ các môn học ở cấp THPT.
Chuẩn bị sớm, đầy đủ các điều kiện để tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Xây dựng các phương án bảo đảm an ninh, an toàn và dự phòng để xử lý các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tổ chức thi; nhất là ứng phó với diễn biến phức tạp của thiên tai, dịch bệnh (nếu có).
Bộ GD&ĐT nêu rõ trong hướng dẫn: Tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 theo hướng giữ ổn định về cơ bản như năm 2022. Xây dựng phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2023-2024 và từ năm 2025, bảo đảm kết quả thi phản ánh trung thực, khách quan, đúng trình độ, năng lực học sinh. Kết quả thi có độ tin cậy, sự phân hóa để xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh và cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong các trường phổ thông.
Cụ thể: Đẩy mạnh truyền thông giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh, học viên và toàn xã hội về Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 và định hướng tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.
Triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời các quy định, yêu cầu trong văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thi của Bộ GD&ĐT.
Video đang HOT
Tăng cường chức năng quản lý nhà nước, vai trò thanh tra, kiểm tra, giám sát; gắn kết trách nhiệm chỉ đạo, quản lý tổ chức thi của ủy ban nhân dân cấp tỉnh và sở GD&ĐT trong chỉ đạo tổ chức thi tại địa phương.
Bộ GD&ĐT cũng nhấn mạnh việc làm tốt công tác lựa chọn nhân sự cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Tăng cường quán triệt Quy chế và hướng dẫn thi tốt nghiệp THPT. Nâng cao chất lượng của công tác tập huấn nghiệp vụ cho tất cả các đối tượng, lực lượng tham gia tổ chức các khâu của Kỳ thi.
Cùng với đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo và tổ chức thi. Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo để bảo đảm kết nối thông tin thông suốt, chính xác, kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo và tổ chức thi.
Nhiều thí sinh 'nửa ở nửa về' khi còn 3 ngày để xác nhận nhập học
Đến thời điểm này, chỉ còn 3 ngày nữa để xác nhận nhập học nhưng nhiều thí sinh sau khi có thông báo trúng tuyển vẫn chưa vội vàng đăng ký trên hệ thống tuyển sinh chung.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022 ở TP.HCM. Ảnh: Duy Hiệu.
Theo Bộ GD&ĐT, sau gần một tuần mở hệ thống tuyển sinh chung, tỷ lệ thí sinh xác nhận nhập học đạt khoảng 80%. Đây là con số thống kê từ Bộ GD&ĐT về tỷ lệ thí sinh trúng tuyển đợt 1 xác nhận nhập học trên hệ thống tuyển sinh chung.
Thí sinh vẫn phân vân
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 với số điểm 27,1 (tổ hợp A00), em Quang Đạt - thí sinh tại Hà Nội - mong muốn đủ điểm vào học ngành Công nghệ thông tin của Học viện Bưu chính Viễn thông. Nam sinh liền đăng ký nguyện vọng 1 vào ngành Công nghệ thông tin của Học viện Bưu chính Viễn thông, nguyện vọng 2 vào ngành Khoa học máy tính.
Sau khi nhà trường thông báo ngành Công nghệ thông tin điểm trúng tuyển là 27,9, Đạt không trúng tuyển ngành mà mình yêu thích và coi như không thể chạm tới ước mơ của mình. Điều này khiến em thất vọng.
Tuy nhiên, Đạt đỗ vào ngành Khoa học máy tính của trường. Và sau khi được tư vấn, Đạt quyết định nhập học ngành đỗ "không thích lắm" trong thời gian quy định.
Em Trần Thị Trang (Hà Nội) đạt 26,26 điểm sau khi trượt tất cả 5 nguyện vọng đầu vào 5 ngành của ĐH Kinh tế Quốc dân nhưng cùng với điểm số đó, em trúng tuyển vào các ngành hot nhất của Học viện Tài chính. Tuy nhiên, em không thích trường này bằng ĐH Kinh tế Quốc dân nên em thời điểm này, vẫn chưa nhập học trên hệ thống tuyển sinh chung.
Muốn đạt bằng được ước mơ vào ĐH Kinh tế Quốc dân, em đã đăng ký nguyện vọng vào ngành Truyền thông Marketing (chương trình học bằng tiếng Anh) nhưng 3/10 tới mới có kết quả trúng tuyển. Tuy nhiên, theo lịch tuyển sinh, thời gian xác nhận nhập học từ ngày 18/9 đến 17h ngày 30/9.
"Hiện tại, em rất phân vân vì nếu theo lịch, em phải xác nhận nhập học vào Học viện Tài chính trong thời gian trước 30/9 cho chắc ăn. Việc này đồng nghĩa với việc em sẽ phải đóng các khoản phí đầu năm vào khoảng 12 triệu đồng. Vậy nếu 3/10 tới, em trúng tuyển vào ĐH Kinh tế Quốc dân, em đang lo lắng sẽ không thể lấy lại được khoản đã đóng. Giờ em chưa biết phải làm thế nào nên chưa xác nhận nhập học vội", Trang chia sẻ.
Trước cánh cửa đỗ - trượt đại học, nhiều học sinh khi được hỏi đều chia sẻ, các em đều luẩn quẩn trong những dòng suy nghĩ học hay bỏ không học nữa.
"Xác nhận nhập học ngành không thích để được mang danh là đỗ đại học hay cố gắng chậm lại một năm so với bạn bè cùng trang lứa để được học đúng ngành, đúng đam mê. Liệu em nên chậm một năm để cố gắng làm lại hay 'cố đấm ăn xôi' nhưng năm sau 'xôi lại hẩm' thì sao?", em Trần Thị Trang phân vân.
Học hay bỏ?
Trước thực tế nhiều thí sinh đã trúng tuyển đợt 1 nhưng không phải ngành yêu thích và có ý nghĩ sẽ chậm một năm và để năm sau thi lại, ông Lê Hữu Lập - nguyên Phó giám đốc Học viện Bưu chính Viễn thông - cho rằng như vậy đáng tiếc quá.
Theo ông Lập, thứ nhất, thí sinh không tìm hiểu kỹ về ngành nghề, trường sở, hai là công tác tư vấn tuyển sinh ở THPT và kể cả một số trường đại học chưa tốt, nhiều khi các trường quảng bá quá mức.
Mặt khác, theo ông Lập, chính các em chọn trường không nắm được 3 nguyên tắc: Đầu tiên là ngành yêu thích (xếp theo thứ tự các ngành), thứ 2 là trường yêu thích (cũng xếp theo thứ tự các trường), rồi thứ 3 là điểm tổ hợp của em hiện có (phù hợp: Bằng hoặc cao hơn điểm trúng tuyển ngành đó của các năm trước).
"Với 3 nguyên tắc như trên, trong đó, tôi nhấn mạnh ngành yêu thích là số 1. Bây giờ trúng ngành khác, có vào học, tư tưởng luôn chán trường và trước sau cũng bỏ học, hoặc kết quả học tập sẽ kém. Và hệ lụy cả công việc sau này nữa", ông Lập nói.
Cũng theo ông Lập, bây giờ, nhiều trường tuyển đợt tiếp theo, học sinh nên nghiên cứu chọn ngành phù hợp vì trước đã trót chọn sai. Tất nhiên, trường thương hiệu đã tuyển đủ đợt đầu rồi. Vì vậy, chọn trường cũng khó.
Hơn 80 trường thông báo tuyển bổ sung
Với những thí sinh chưa trúng tuyển đợt 1 hoặc trúng tuyển nhưng chưa đúng như nguyện vọng, các em vẫn còn cơ hội khi nhiều trường đại học đã phát thông báo xét tuyển bổ sung.
Năm nay, nhiều đại học đào tạo nhóm ngành sức khỏe lần đầu tuyển bổ sung với số lượng lớn, từ vài chục đến hàng trăm chỉ tiêu như ĐH Y Dược Hải Phòng, ĐH Điều dưỡng Nam Định, ĐH Y Dược (ĐH Thái Nguyên), ĐH Y Dược (ĐH Huế), khoa Y (ĐH Quốc gia TP.HCM)...
Gần 20 trường đại học khu vực phía bắc như ĐH Mỹ thuật Việt Nam, Học viện Phụ nữ Việt Nam, ĐH Việt Đức, Học viện Ngân hàng, ĐH Công nghiệp Việt Hung... cũng xét tuyển.
Ngoài ra, hàng loạt các trường phía nam cũng công bố xét tuyển bổ sung với mức điểm nhận hồ sơ từ 14 điểm như ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu, ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM, ĐH Dầu khí Việt Nam, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Công nghiệp TP.HCM, ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM...
Nhiều cơ hội dành cho thí sinh xét tuyển đại học chính quy đợt 2 Trong đợt xét tuyển đại học chính quy đợt 2 năm 2022, Trường ĐH Trà Vinh xét tuyển bổ sung với nhiều ngành học thuộc lĩnh vực đào tạo của trường. Yêu cầu chung của đợt xét tuyển này, các thí sinh phải đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và có điểm xét tuyển từ bằng đến cao hơn mức điểm...