Bộ GD&ĐT khuyến khích các trường đại học mở mã ngành đào tạo công nghệ mới phục vụ chuyển đổi số
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ đang khuyến khích các trường đại học nghiên cứu để mở các mã ngành đào tạo mới liên quan đến CNTT như trí tuệ nhân tạo và một số ngành khác phục vụ cho chuyển đổi số.
Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chia sẻ về phát triển nguồn nhân lực 4.0 tại phiên tọa đàm bàn tròn cấp cao trong khuôn khổ Industry 4.0 Summit 2019.
Cũng trong trao đổi tại phiên tọa đàm bàn tròn cấp cao trong khuôn khổ Diễn đàn về Công nghiệp 4.0 năm 2019 – Industry 4.0 Summit 2019 vừa được Ban Kinh tế Trung ương chủ trì tổ chức tại Hà Nội, ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT khẳng định, nhận thức rõ tầm quan trọng của nguồn nhân lực 4.0, ngành GD&ĐT đã chủ động chuẩn bị sẵn sàng cho nguồn nhân lực này.
Minh chứng cho nhận định trên, ông Phùng Xuân Nhạ cho biết, ở bậc giáo dục phổ thông – bậc giáo dục nền tảng, Bộ GD&ĐT đã chủ động xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận mới, đó là tiếp cận về phẩm chất, năng lực để học xong người học biết làm gì, thay vì học xong biết cái gì như trước đó.
Cũng trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT rất chú trọng đến phương pháp dạy và học, đặc biệt là khuyến khích áp dụng phương pháp STEM, STEAM trong dạy và học để hướng tới một thế hệ người Việt Nam có thế mạnh về Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán và Nghệ thuật.
“Nhận thức rằng CNTT có tính chất nền tảng rất quan trọng và tiếng Anh là công cụ vô cùng cần thiết, chúng tôi đã chỉ đạo đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học 2 môn học này và đưa vào học từ rất sớm – ngay từ lớp 3″, ông Phùng Xuân Nhạ thông tin.
Cùng với đó, Bộ GD&ĐT đã tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án “Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy – học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giao đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025″.
Video đang HOT
Từ sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành đầu năm 2017 đến nay, Đề án này đã và đang được ngành Giáo dục tích cực chỉ đạo thực hiện. Cụ thể, đến nay Bộ GD&ĐT đã xây dựng được các chuẩn dữ liệu, chuẩn kết nối, phối hợp với các công ty công nghệ kết nối được 52.000 cơ sở giáo dục từ mầm non đến phổ thông và đang tiếp tục kết nối cơ sở giáo dục đại học.
Ngành GD&ĐT cũng đã xây dựng được kho học liệu mở phục vụ trường học kết nối, dạy và học thông qua môi trường mạng. Đồng thời, tham gia tích cực vào hệ tri thức Việt số hóa; hướng dẫn, khuyến khích và hỗ trợ các cơ sở giáo dục ứng dụng mạnh mô hình lớp học thông minh, trường học thông minh.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết, ngành Giáo dục đang thí điểm cơ chế đào tạo CNTT theo mô hình công nhận tín chỉ, chuyển đổi tín chỉ và đặc biệt là thu hút công ty công nghệ tham gia vào đào tạo trong và ngoài trường (Ảnh minh họa: FPT Edu)
Đối với bậc đại học – bậc học đào tạo trực tiếp nguồn nhân lực, Bộ GD&ĐT đang triển khai Đề tài khoa học cấp nhà nước nghiên cứu mô hình trường đại học 4.0, mô hình trường đại học thông minh gắn với đổi mới sáng tạo. Đến nay, Đề tài nghiên cứu này bước đầu đã đưa ra được 60 tiêu chí các phần mềm và đang được thử nghiệm kết nối các trường đại học để tham khảo, chia sẻ, đối sánh. “Đây cũng là một vấn đề rất cơ bản, nền tảng để đổi mới các trường đại học”, ông Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, hiện Bộ GD&ĐT đang phối hợp với Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam để hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học xây dựng các tài liệu học mở để không chỉ phục vụ cho cho công tác giáo dục trong nhà trường mà còn phục vụ cho học tập suốt đời của cộng đồng.
“Chúng tôi khuyến khích phương thức học từ xa và các mô hình học trực tuyến. Chúng tôi cũng đang cho thí điểm cơ chế đào tạo CNTT theo mô hình công nhận tín chỉ, chuyển đổi tín chỉ và đặc biệt là thu hút công ty công nghệ tham gia vào đào tạo trong và ngoài trường. Đây là mô hình gắn với thực tiễn rất cao.
Chúng tôi cũng đang khuyến khích các trường nghiên cứu, mở các mã ngành đào tạo mới liên quan đến CNTT, ICT, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo và một số ngành phục vụ cho công cuộc chuyển đổi số. Đặc biệt, Bộ GD&ĐT đang xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực 4.0, hướng tới mục tiêu xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của cuộc CMCN 4.0″, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chia sẻ.
Trong phát biểu tại Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0, đề cập đến yếu tố khó lường của cuộc CMCN 4.0, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đã nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của nhân lực, con người để có thể sẵn sàng tận dụng thời cơ, tránh được rủi ro và đặc biệt là có những giải pháp linh hoạt thích ứng với những thay đổi mà ngày hôm nay chưa dự báo được.
Đặt ra yêu cầu công tác giáo dục đào tạo phải được làm tốt hơn nữa, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng chỉ rõ, để chuẩn bị nhân lực, con người cho CMCN 4.0, chúng ta không chỉ là ứng dụng phương pháp giáo dục STEM, không chỉ là việc mở mới các ngành liên quan đến công nghệ 4.0 mà cần phải bắt đầu từ những điểm căn bản nhất, thậm chí tưởng rằng không liên quan đến CMCN 4.0, đó là giáo dục cho người dân ở khu vực miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số.
“Nếu chúng ta không quyết liệt thì tỉ lệ tái mù chữ, trẻ em bỏ học, người lớn không được đào tạo căn bản về nghề nghiệp ở khu vực miền núi sẽ có xu hướng ngày càng tăng. Đây là điểm phải được nhận diện và giải quyết, bởi lẽ bản chất của cuộc CMCN 4.0 là không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Phó Thủ tướng chỉ đạo thời gian tới phải tiếp tục thực hiện tự chủ đại học một cách quyết liêt hơn nữa nhằm xây dựng môi trường nghiên cứu, học thuật, sáng tạo để trường đại học không chỉ là nơi truyền thụ kiến thức mà còn là nơi sáng tạo ra tri thức mới; qua đó đóng góp mạnh mẽ, hiệu quả vào hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia.
Vân Anh
Theo ictnews
Kiến nghị cách thẩm định SGK của GS Hồ Ngọc Đại: Bộ trưởng GD&ĐT sẽ trả lời?
Ngày 24/9, trao đổi với PV Tiền Phong, ông Thái Văn Tài, quyền Vụ trưởng vụ giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) cho biết: Khi nhận được bản kiến nghị của Trung tâm Giáo dục công nghệ, Bộ trưởng sẽ chỉ đạo trả lời theo đúng nội dung kiến nghị.
Giáo viên tại Vĩnh Phúc trong một giờ dạy Tiếng Việt 1 - công nghệ
Theo ông Tài, đến sáng qua đơn vị vẫn chưa tiếp nhận bản kiến nghị chính thức của Trung tâm giáo dục Công nghệ, mọi thông tin Vụ mới chỉ tiếp nhận qua báo chí.
Ông Tài cho rằng Bộ GD&ĐT và Hội đồng thẩm định đang thực hiện theo đúng quy định. Luật quy định SGK là tài liệu cụ thể hoá chương trình, tài liệu để làm chương trình đều phải thông qua Hội đồng thẩm định quốc gia và thực hiện đúng theo mạch nội dung được quy định trong chương trình về cấu trúc, cách thể hiện nội dung.
Cũng theo ông Tài, Hội đồng thẩm định gồm những người đang cùng tác giả "nhặt sạn" cho SGK, làm cho SGK đúng với chương đổi mới giáo dục và cuối cùng là người học được thụ hưởng. Trong hàng trăm tác giả và nhóm tác giả viết SGK đến thời điểm này Bộ GD&ĐT chưa nhận được phản ánh nào về cách làm việc của Hội đồng thẩm định trừ phản ứng từ Trung tâm Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại.
Đến thời điểm này, trong 60 bộ sách duy mới chỉ có thông tin bộ sách Tiếng Việt 1, Toán 1 - công nghệ của GS Hồ Ngọc Đại bị loại. Điều đáng nói ở đây, bộ sách của GS Đại có lịch sử 40 năm thực nghiệm trong thực tiễn, qua 3 lần thẩm định và được gần 50 tỉnh lựa chọn, sử dụng giảng dạy vẫn bị loại thẳng tay.
Cô giáo Nhung, Trường tiểu học Bùi Viết Xuân, huyện Đắk Mil (Đắk Lăk) cho biết, đây là một trong những trường đầu tiên dạy tài liệu Tiếng Việt 1 - Công nghệ đến nay tròn 6 năm. Theo cô, sách có nhiều ưu điểm: Những bài tập đọc rất hay, các bài điền từ trong chỗ trống cuốn hút học sinh, sau khi học các em nắm chắc ngữ pháp, chính tả.
Tuy nhiên, để đáp ứng chương trình mới cần có điều chỉnh vì cũng có một số nội dung giáo viên thấy chưa phù hợp với sức học của các em. Cô Nhung cho biết thêm, ngoài những ưu điểm, Sách Tiếng Việt 1 - công nghệ còn một số nhược điểm như thiết kế bài học dài, giáo viên dạy vất vả, một số từ quá sức với học sinh như: "Xiết nợ", "Keo kiệt"; "Hàng cá nguýt hàng thịt"... "Với những ưu, nhược điểm đó, nếu có sự chỉnh sửa để tiếp tục dạy học cũng sẽ rất hay", giáo viên này nói.
Phó Giám đốc sở GD&ĐT một địa phương áp dụng dạy học chương trình Tiếng Việt 1 - Công nghệ nhiều năm nay cho biết, khi địa phương bắt đầu áp dụng dạy học một số phụ huynh băn khoăn về tính hiệu quả. Tuy nhiên, sau nhiều năm thực hiện Sở đánh giá, đây là phương pháp dạy học có nhiều ưu điểm, trước khi áp dụng phải tập huấn cho giáo viên kỹ nên không gặp khó khăn, học sinh tiến bộ nhiều mặt.
Vị này bày tỏ hy vọng, thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông cũng nên tính đến yếu tố kế thừa: "Khi thực hiện đổi mới, một chương trình nhiều bộ SGK thì chương trình là pháp lệnh, SGK sẽ là tài liệu dạy học. Do đó, tài liệu nào có những mặt ưu điểm vượt trội, được thực tiễn khẳng định cũng không nên loại bỏ mà tính đến yếu tố kế thừa".
Theo Tiền phong
GS. Hồ Ngọc Đại: Sách Tiếng Việt lớp 1 công nghệ giáo dục ít nhất hai lần "chữa cháy" cho Bộ GD&ĐT trong chống "tái mù" Trong cuộc tranh luận về sách Tiếng Việt lớp 1 công nghệ giáo dục đang sôi động trên báo chí, bên cạnh những ý kiến ủng hộ và đánh giá cao, một số ý kiến lại cho rằng sách vượt quá trình độ của học sinh lớp 1, sử dụng từ ngữ chưa phù hợp,... Để có câu trả lời từ chính "cha...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Bộ phim khiến khán giả "than trời" vì 1 chi tiết trên mặt nữ chính: "Về ngủ đi, đừng đóng phim nữa"
Phim việt
23:52:59 19/05/2025
Mỹ nhân Việt đóng liên tiếp 5 phim lỗ nặng, tiếc cho nhan sắc cực cháy cứ xuất hiện là đốt mắt dân tình
Hậu trường phim
23:50:28 19/05/2025
Từ khóa 'Nguyễn Thúc Thùy Tiên' tăng vọt trên top tìm kiếm
Sao việt
23:44:13 19/05/2025
"Ca thần" Trần Dịch Tấn bị đồn chết, fan bức xúc
Sao châu á
23:41:54 19/05/2025
Món ăn từ lòng lợn từng bị chê là 'tệ nhất Việt Nam' lại lọt Top món ngon của thế giới
Ẩm thực
23:29:48 19/05/2025
Từ xe tải chở mỡ lợn, phát hiện kho chứa hơn 6 tấn thực phẩm trôi nổi
Tin nổi bật
23:16:38 19/05/2025
Ông Biden lần đầu lên tiếng sau khi mắc ung thư ác tính
Thế giới
23:14:16 19/05/2025
Sao hạng A và những lần 'muối mặt' vì bị 'cấm cửa'
Sao âu mỹ
23:12:09 19/05/2025
Xử phạt 35 triệu đồng với đối tượng gào chửi, đấm đạp nhân viên y tế
Pháp luật
23:03:26 19/05/2025
Chuyên gia tâm lý: Nỗi đau dẫn đến tự tử nằm ở "vết nứt" của đời sống
Sức khỏe
22:56:07 19/05/2025