Bộ GD&ĐT không tiếp tục điều chỉnh đáp án môn Sử
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga khẳng định đáp án đã chỉnh sửa của môn Lịch Sử là chuẩn xác và không cần phải sửa đổi thêm.
Đáp án chỉnh sửa đã chuẩn xác?
Ngày 15/7, Ban chỉ đạo tuyển sinh của Bộ GD&ĐT đã ra thông báo sửa đổi đáp án môn Lịch sử kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ đợt 2 và đề nghị các trường sử dụng đáp án và phiếu chấm.Tuy nhiên, một số giáo viên, giảng viên môn Lịch sử thì cho rằng đáp án đã chỉnh sửa của Bộ GD&ĐT vẫn chưa thật chính xác và có thể khiến thí sinh mất tới 2 điểm.
Thí sinh dự thi ĐH, CĐ năm 2012
Trao đổi với báo chí, PGS.TS Đặng Thanh Toán (giảng viên môn Lịch sử, ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng ở câu 4a, ông không tán thành mốc thời gian trong đáp án của Bộ là 1973-1989 mà phải là mốc năm 1973-1991 theo đúng lịch sử đã chia.
Bởi vì sách giáo khoa ban nâng cao viết: “Tình trạng chiến tranh lạnh chỉ thực sự kết thúc sau khi Liên bang Xô viết tan rã” (tr.92). Đáp án của Bộ chưa nêu rõ được điều này”.
Bên cạnh đó, đáp án của Bộ nêu: “Tuy vậy, phong trào nhân dân Nhật Bản chống Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật lên cao, phong trào chống chiến tranh của Mĩ tại Việt Nam và các cuộc chiến tranh theo mùa… luôn diễn ra mạnh mẽ”.
Trong khi đó, TS.Toán cho rằng, phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật (chính trị) lại không thuộc chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Đó là một ý thừa.
Một số giáo viên khác lại cho rằng cách trình bày ý ở Câu 4b này về mặt kiến thức là sự khái quát lại những thành tựu nhưng trong hình thức trình bày của đáp án lần 2 vẫn năm trong phạm vi của ý “về chính sách đối ngoại” khiến nhiều thí sinh mất 0,5 điểm vì ý này.
Video đang HOT
Tiếp đó ở câu 1 (2 điểm) đáp án cũng sẽ khiến thí sinh bị mất từ 1,0 điểm đến 1,5 điểm vì thang điểm không phù hợp.
Không chỉnh sửa thêm đáp án môn Lịch Sử
Chiều 17/7, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết sau khi có sự phản hồi từ các chuyên gia, hội đồng tuyển sinh đã chuyển cho ban đề thi môn Lịch sử để nghiên cứu.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định: “đáp án chỉnh sửa như vậy có lợi cho thí sinh hơn và những câu khác thì không có vấn đề gì phải chỉnh. Đó là thông báo cuối cùng rồi. Sẽ không chỉnh sửa nữa. Ban đề thi đã nghiên cứu rất kỹ với chuyên gia, các giáo viên dạy sử”.
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho rằng, trước đó trong quá trình chấm thi, nhiều thầy cô tham gia chấm thi có phản ánh rằng đáp án ban đầu không phải là không chính xác nhưng để đảm bảo quyền lợi tối đa cho các thí sinh thì ban ra đề quyết định chỉnh sửa lại đáp án câu 4a theo hướng có lợi cho thí sinh.
“Ban chỉ đạo tuyển sinh đã đi kiểm tra một số hội đồng thi và họ nói là đáp án môn Lịch sử là chuẩn rồi và không cần chỉnh sửa gì nữa” – Thứ trưởng Bùi Văn Ga chia sẻ thêm. Theo đó, một số ý nhỏ trong đáp án môn Sử đã được bỏ đi để các thí sinh không phải viết quá nhiều ý.
Khi đề thi mở và có suy luận nhiều thì ban đề thi đã có hướng dẫn rất cụ thể trong hội đồng chấm thi, hướng dẫn rất chi tiết. Hiện tại các hội đồng chấm thi không thấy vấn đề gì trong đáp án chỉnh sửa mới của Bộ GD&ĐT. Cũng theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, hiện nay nhiều hội đồng chấm thi đã hoàn thành việc chấm bài môn Lịch sử.
Theo VTC
Thi CĐ: Sẽ giám định thiết bị nghe nhìn
Ngày 14-7, trong khi đi kiểm tra công tác tổ chức thi tuyển sinh CĐ, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga tiếp tục yêu cầu các trường tạo điều kiện để thí sinh thực hiện quyền giám sát mà quy chế tuyển sinh đã cho phép.
Công an sẽ giám định thiết bị tại chỗ
Tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga đã đến kiểm tra các trường CĐ Sư phạm Hà Nội và CĐ Cộng đồng Hà Nội. Trong quá trình kiểm tra, ông Ga đặc biệt quan tâm tới việc phổ biến, hướng dẫn thực hiện những nội dung mới được sửa đổi, bổ sung của quy chế tuyển sinh.
Theo báo cáo của lãnh đạo các hội đồng thi, với quy định trong điều 25 (không cấm thí sinh mang thiết bị ghi âm, ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin, không truyền được thông tin ra ngoài phòng thi và người sử dụng không nghe được âm thanh, không xem được hình ảnh trực tiếp, tại chỗ nếu không có thiết bị hỗ trợ khác), giám thị nhận được hướng dẫn khác nhau, tuỳ từng hội đồng thi.
Theo ông Nguyễn Trung Đức, Phó Hiệu trưởng trường CĐ Cộng đồng Hà Nội, chủ trương của nhà trường là tạo điều kiện tối đa cho thí sinh làm bài thi nghiêm túc, đảm bảo đúng quy chế.
"Chúng tôi đã làm việc với cán bộ PA 83 làm nhiệm vụ bảo vệ kỳ thi tại trường để thống nhất phương án cùng phối hợp khi phát hiện thí sinh mang các vật dụng khó xác định vào phòng thi, kể cả điện thoại di động. Trong trường hợp này, giám thị sẽ báo cáo với lãnh đạo hội đồng thi, từ đó yêu cầu PA 83 giám định ngay lập tức tính năng của thiết bị", ông Trung nói.
Hiệu trưởng trường CĐ Cộng đồng Hà Nội Hoàng Ngọc Trí cho biết thêm, trong quá trình tập huấn cho giám thị làm nhiệm vụ coi thi, trường đã cho chiếu một số thiết bị hiện có trên thị trường để giám thị nhận dạng thiết bị nào có chức năng truyền tin, nghe, xem tại chỗ, thiết bị nào không.
Tuy nhiên, ông Trí cho rằng, quan điểm chung của trường vẫn là làm công tác ổn định tư tưởng cho thí sinh, giúp các em xác định nhiệm vụ trọng tâm của các em trong kỳ thi là làm bài thi nghiêm túc. Nếu thí sinh thấy có biểu hiện thiếu nghiêm túc trong phòng thi, các em nên phản ánh với giám thị 1 hoặc giám thị 2.
Hội đồng thi trường CĐ Sư phạm Hà Nội lại có quan điểm xử lý khắt khe hơn. Ông Vũ Ngọc Phương, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, khi phổ biến quy chế cho thí sinh, hội đồng thi yêu cầu thí sinh nào muốn mang thiết bị ghi hình ghi âm mà quy chế cho phép vào thì phải công khai.
Nếu không, khi bị phát hiện, giám thị sẽ lập biên bản, hội đồng thi sẽ lưu giữ thiết bị để giám định tính năng. Sau 10 ngày, khi đã có kết quả giám định, các em mới được nhận lại thiết bị.
Trao đổi với các lãnh đạo hội đồng, Thứ trưởng Bùi Văn Ga lưu ý: "Nếu thiết bị được phép mang vào, chúng ta không có quyền cấm thí sinh sử dụng với mục đích thu thập bằng chứng về sự gian lận. Trong trường hợp giám thị không xác định được thiết bị mà thí sinh mang vào được phép hay không, giám thị cần kịp thời báo cho hội đồng thi, nếu hội đồng thi cũng không xác định ngay được thì phải báo cho ban chỉ đạo tuyển sinh của Bộ để Bộ kịp thời xác định giúp".
Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, đợt thi cao đẳng này cả nước có 124 trường tổ chức thi, số thí sinh đăng ký dự thi là 408.391 em. Hôm qua, 259.690 thí sinh đã đến để làm thủ tục dự thi, đạt 63,59% so với số đăng ký dự thi (tỉ lệ thấp hơn chút xíu so với năm ngoái).
Hôm nay, các em sẽ dự thi hai môn đầu tiên với các môn Lý, Sinh, Ngữ văn (buổi sáng) và Toán, Sử (buổi chiều) ở tất cả các khối thi.
Nhiều trường hợp xin chuyển khối thi
Tại TPHCM, theo ghi nhận của PV, trong buổi làm thủ tục sáng qua, có nhiều thí sinh xin được đổi khối thi.
Tại Trường CĐ Kinh tế Đối ngoại TPHCM, rất đông thí sinh đến để yêu cầu phòng Đào tạo điều chuyển khối thi. Theo các thí sinh, khi làm thủ tục đăng ký dự thi đã đăng ký thi khối A1 nhưng trong giấy báo dự thi lại ghi khối A. Do nhà trường không tổ chức thi khối A1 nên thí sinh phải thi khối A.
Ông Vũ Văn Hòa, Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Kinh tế Đối ngoại cho biết: "Nhà trường đã thông báo cho thí sinh đến chỉnh sửa sớm nhưng thí sinh không biết thông tin nên đến sáng 14-7 các em mới đến và nhà trường cũng giải quyết và yêu cầu thí sinh làm cam kết chuyển sang thi khối A".
Tương tự, Trường CĐ Công thương TPHCM cũng giải quyết cho 2 thí sinh chuyển từ khối A1 sang khối A. Ngoài ra, trường này cũng chỉnh sửa và cấp lại giấy báo dự thi mới cho hơn 50 trường hợp.
Ông Trần Mạnh Thành, Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Bách Việt cho biết: Phòng Đào tạo tiếp nhận và giải quyết cho khoảng 50 trường hợp yêu cầu chỉnh sửa giấy báo dự thi. Đặc biệt, có một thí sinh và phụ huynh bị mất giấy tờ nhưng do còn giữ lại phiếu số 2 nên nhà trường đã làm thủ tục cấp lại giấy báo dự thi mới cho thí sinh.
Tại trường CĐ Kỹ thuật Y tế II - Đà Nẵng, hội đồng tuyển sinh cấp lại giấy báo dự thi cho gần 20 trường hợp thí sinh bị mất giấy báo dự thi ngay trong sáng 14-7.
Theo tiền phong
10/8 sẽ công bố điểm sàn đại học Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, khoảng cuối tháng 7 các trường sẽ bắt đầu công bố điểm thi đại học. Ngày 10/8, dự kiến sẽ có điểm sàn, quy trình chấm thi diễn ra rất chặt chẽ với 2 vòng. Trong cuộc họp báo chiều qua (10/7), Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga cho...