Bộ GD&ĐT khẳng định chưa có thông tin chính thức về các bộ sách giáo khoa lớp 1
Trước thông tin “ Hội đồng thẩm định quốc gia đã thông qua 4 bộ sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới”, TS Thái Văn Tài, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học khẳng định, Bộ GD&ĐT chưa có thông tin chính thức về nội dung này.
Sáng 25/10, trao đổi với phóng viên báo Tin tức, TS Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT cho biết: Hội đồng thẩm định quốc gia đã kết thúc quá trình làm việc và thực hiện quá trình rà soát và khung pháp lý. Bởi sách giáo khoa (SGK) thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới thể hiện tính pháp lý cao trong nhà trường. Do đó, lãnh đạo Bộ cũng như các đơn vị liên quan cần bổ sung những căn cứ pháp lý, các luật liên quan trước khi công bố. Nên thông tin “Hội đồng thẩm định quốc gia đã thông qua và công bố các bộ SGK” như một số thông tin là chưa chính xác”.
Thông tin sách giáo khoa mới sẽ được nhiều người đón đợi. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
TS Thái Văn Tài cho rằng, thông tin trên có thể từ tác giả viết sách phát ra, nhưng điều này không khẳng định được gì vì quy trình cần đảm bảo sự chặt chẽ. Bộ GD&ĐT sẽ cố gắng công bố sớm các bộ SGK lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới để địa phương kịp chuẩn bị. Theo Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, SGK phổ thông mới, chương trình, SGK phổ thông mới cho học sinh lớp 1 sẽ chính thức được áp dụng trên cả nước từ năm học 2020 – 2021.
Trước đó, một số thông tin đưa chi tiết về bộ SGK lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới được Hội đồng thẩm định thông qua và đưa ra lời khuyến nghị đối với phụ huynh học sinh.
Một chuyên gia giáo dục cho rằng, lĩnh vực SGK khá nhạy cảm và được phụ huynh đón đợi. Vì thế việc nhóm tác giả hay tác giả biết được để thông tin trước là không tránh khỏi. Tuy nhiên, người dân rất cần đọc thông tin chính thức từ phía Bộ GD&ĐT.
Video đang HOT
Khi bước sang vòng thứ 2 thẩm định, Bộ GD&ĐT dự kiến sẽ công bố các bộ SGK lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới vào cuối tháng 10/2019.
Theo Lê Vân/Báo Tin tức
Chương trình Giáo dục phổ thông mới: Lo thiếu phòng học chức năng
Trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, yêu cầu phải có các loại phòng học chức năng riêng biệt. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại sẽ không đủ không gian trải nghiệm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
"Một lớp hát cả trường nghe"
Trong năm học mới, cả nước có gần 75% trong tổng số hơn 567.000 phòng học đủ tiêu chuẩn kiên cố (đạt tỷ lệ 90%). Theo quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) TS Thái Văn Tài, với 15.525 trường (1,39 trường tiểu học/xã, phường), tỷ lệ học sinh (HS) tiểu học trên toàn quốc học 2 buổi/ngày hiện đạt gần 80%.
So với yêu cầu của Chương trình GDPT mới, nhiều trường học vẫn đang thiếu phòng học, thiết bị dạy và học, đặc biệt là thiếu không gian trải nghiệm.
Trung bình chung cả nước, tỷ lệ phòng học của cấp tiểu học là 0,89%, chưa đảm bảo mỗi lớp có một phòng học riêng, trong khi đó để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thì điều kiện tối thiểu là 1 lớp/phòng học.
Trong chương trình giáo dục hiện hành, nhiều trường học, đặc biệt ở các địa phương nghèo vẫn chưa đủ phòng học, thiết bị dạy học và thậm chí thiếu không gian trải nghiệm. Thực tế, vì thiếu phòng dành riêng cho nghệ thuật nên giờ học Âm nhạc, HS phải học ở phòng chính khóa, nhiều lúc một lớp hát cả trường nghe thấy.
Chương trình GDPT mới yêu cầu có các loại phòng chức năng riêng biệt như phòng Giáo dục Nghệ thuật, phòng Khoa học - Công nghệ, Tin học, Ngoại ngữ... Nhiều mối lo được đặt ra khi một năm nữa các trường khó có thể chuẩn bị được phòng học này.
Là trường ngoài công lập được đánh giá cao về chất lượng, tuy nhiên trường THCS - THPT Lê Quý Đôn (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của Chương trình GDPT mới khi thiếu khu thể dục và phòng học bộ môn Công nghệ, Nghệ thuật... Trường Tiểu học Hồng Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội có 20 lớp và 18 phòng học.
Hiệu trưởng Nguyễn Hữu Tuấn cho biết, theo Chương trình GDPT mới, các trường phải đáp ứng phòng học để đảm bảo 2 buổi/ngày, với số phòng học của nhà trường như vậy sẽ không đáp ứng đủ yêu cầu. Hiện nhà trường đang thiếu phòng Tin học, Ngoại ngữ, Nghệ thuật và khu tập thể dục...
Phải chuẩn bị ngay từ bây giờ
Bên cạnh việc xây dựng thêm phòng học mới, đảm bảo cơ sở vật chất, nhiều chuyên gia nhấn mạnh đến yêu cầu các địa phương cần bổ sung phòng học bộ môn và phòng học chức năng. Tuy nhiên, ngoài việc chuẩn bị đầy đủ thì phải có cơ chế giám sát, phối hợp chặt chẽ để tránh lãng phí.
Bộ GD&ĐT cho phép nâng tầng nếu trường học đủ điều kiện. Hệ thống phòng chức năng, hiệu bộ, hành chính được chuyển lên tầng cao, dành các tầng thấp làm phòng học cho HS. Các trường xem xét và bỏ quy định về diện tích phòng học, có thể đưa ra một vài phương án, linh động với tình hình thực tế địa phương.
Hiệu trưởng trường THCS - THPT Lê Quý Đôn Nguyễn Quốc Bình cho biết, hiện nhiều trường còn thiếu phòng học, đồ dùng, các thiết bị thí nghiệm... Từ nay đến khi thực hiện Chương trình GDPT mới không còn nhiều thời gian, do đó Bộ GD&ĐT cần có kế hoạch triển khai cụ thể đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Bộ GD&ĐT có nhiệm vụ triển khai Chương trình GDPT mới và sách giáo khoa, còn nguồn kinh phí phụ thuộc vào từng địa phương và các bộ, ngành. Điều này đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa Bộ GD&ĐT với các bộ, ngành khác để đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội Phạm Tất Thắng cho rằng, để chuẩn bị đầy đủ phục vụ Chương trình GDPT mới, trách nhiệm liên ngành, thống nhất từ T.Ư xuống địa phương là điều cần thiết.
Theo đó, ngoài đảm bảo trường lớp, trang thiết bị dạy học, còn phải bảo đảm các điều kiện hạ tầng về giao thông, không gian trải nghiệm thực tế ngoài nhà trường (bảo tàng, thư viện...) để hỗ trợ việc học tập của HS.
"Không chỉ ở vùng sâu, vùng xa mà tại Hà Nội cũng là thách thức lớn. Để chuẩn bị cho năm học mới, Hà Nội đã xây dựng 70 trường học và sửa chữa 387 trường nhưng ở những nơi đông dân cư vẫn thiếu trường, lớp. Không chỉ vậy, nhiều nơi cơ sở vật chất xuống cấp, trang thiết bị phục vụ dạy học còn thiếu và lạc hậu." - GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên Chương trình GDPT mới
Theo kinhtedothi
Xôn xao SGK môn thể dục: Bộ GD&ĐT nói tất cả môn học đều phải có sách Sáng 16/10, tại hội nghị tập huấn cán bộ cấp sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT tại 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc về chương trình giáo dục phổ thông mới, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) khẳng định: Tất cả các môn học đều phải có SGK. Theo thông tư 32, tất cả các môn...