Bộ GD&ĐT đột xuất kiểm tra công tác chuẩn bị thi THPT quốc gia
Ngày 7/4, 3 đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đột xuất kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức thi THPT quốc gia năm 2019 tại Bắc Giang, Hải Phòng và Quảng Ninh. Đoàn kiểm tra tại tỉnh Bắc Giang do ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng làm trưởng đoàn.
Học sinh băn khoăn “phách điện tử”
Theo báo cáo của Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Giang, năm nay toàn tỉnh có khoảng 19.000 học sinh lớp 12. Dự kiến tỉnh sẽ tổ chức từ 36 đến 40 điểm thi. Đến nay, tất cả các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên đã tổ chức cho học sinh học Quy chế thi, phát hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) THPT quốc gia 2019 và trợ giúp, hướng dẫn thí sinh đăng ký.
Qua kiểm tra một số trường: THPT Yên Thế, THPT Lạng Giang số 2 và THPT Thái Thuận, hầu hết học sinh đều nắm rõ quy chế thi và xét tuyển đại học, cao đẳng nên rất tự tin khi làm hồ sơ.
Học sinh được hướng nghiệp từ trước nên xác định rõ nghề nghiệp trong tương lai, có định hướng khá tốt để đăng ký xét tuyển vào đại học, cao đẳng hay đi học nghề, từ đó có hướng ôn tập phù hợp.
Em Phạm Thị Tĩnh, học sinh lớp 12A7, Trường THPT Yên Thế, Bắc Giang cho biết, học sinh được phổ biến quy chế thi chi tiết nên không có thắc mắc gì về những điểm mới hoặc thay đổi trong quy chế vì đã được nắm rất rõ qua tư vấn của nhà trường.
Theo Lê Đức Anh, học sinh lớp 12A6 của trường này, trước khi làm hồ sơ ĐKDT, ngoài căn cứ vào học lực và niềm đam mê, em vào một số website của một số trường ĐH, CĐ để tham khảo mức điểm chuẩn một số năm gần đây làm định hướng.
Ông Mai Văn Trinh cho rằng, những điểm mới năm nay của Bộ, nhằm siết chặt hơn tính an toàn của kì thi.
Điều Đức Anh băn khoăn là đề thi tham khảo năm nay dễ hơn đề thi năm ngoái, vậy theo Bộ GD&ĐT, đề thi thật năm nay so với đề thi tham khảo có độ khó chênh lệch ra sao? Cũng theo học sinh này, các em băn khoăn về những thay đổi trong cách thức chấm thi và gắn “phách điện tử”.
Từ Phương Anh, học sinh lớp 12A1, Trường Lạng Giang số 2 chia sẻ, lúc đầu em hơi băn khoăn việc tính điểm theo phương thức 70/30. Sau khi được nhà trường giải thích và qua tìm hiểu trên mạng, em đã rõ. Cũng theo học sinh này, các em được tuyên truyền quy chế và hướng nghiệp rất kĩ nên không có gì thắc mắc.
Cũng đến từ Trường Lạng Giang số 2, em Cao Thị Mỹ Duyên, học sinh lớp 12A1 cho hay, các em sẽ nỗ lực để học tập và làm bài thi tốt nhất nhưng đồng thời với đó là mong ước kì thi được diễn ra an toàn và nghiêm túc thật sự, không có gian lận.
Ông Mai Văn Trinh cho rằng, các thắc mắc của các em hoàn toàn có lý. Những điểm mới năm nay của Bộ, nhằm siết chặt hơn tính an toàn của kì thi.
Video đang HOT
“Phách điện tử” mà các em thắc mắc, có thể hiểu nôm na đấy là cách mã hóa để khi truy cập vào bài làm thì không biết được là của thí sinh nào để can thiệp, chỉnh sửa, giúp việc chấm thi minh bạch.
Ông cũng chỉ đạo các trường trong thời gian tới cần tổ chức dạy học căn cơ, tuyệt đối không cắt xén chương trình hay dạy lệch, dạy “tủ” bởi đề thi phủ hết kiến thức, hoàn thành việc tập huấn và hình thành các nhóm “bạn giúp bạn” ôn tập.
Các trường tuyệt đối không cắt xén chương trình hay dạy lệch, dạy “tủ” bởi đề thi phủ hết kiến thức,
Kiểm tra 5 lần/hồ sơ đăng kí dự thi
Ghi nhận của PV Dân trí, các trường ở Bắc Giang đang giai đoạn cao điểm ôn tập, lập các tổ tư vấn, nhóm tư vấn tuyển sinh, nhóm kỹ thuật nhập dữ liệu của thí sinh… Thành viên các tổ, nhóm này là những giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn khối 12, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm và được tập huấn kỹ lưỡng.
Hồ sơ ĐKDT của thí sinh đều được các trường kiểm tra, đối chiếu nhiều lần các thông tin cá nhân, thông tin đăng ký xét tuyển… để tránh sai sót.
Theo ông Bùi Ngọc Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Thái Thuận, thành phố Bắc Giang, đơn vị này thành lập tổ dữ liệu do Hiệu phó đứng đầu, trường nhập dữ liệu chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn một từ phiếu của các em.
Trên cơ sở dữ liệu chung của các em, trường đã chuẩn bị sẵn từ khi các em vào trường, phần sau chỉ còn thông tin đăng ký là chủ yếu. Trường nhập trên 2 công đoạn, công đoạn thứ nhất là nhập trên bảng Exell, sau đó in ra cho học sinh kiểm tra khoảng 4 lần.
Sau khi dữ liệu kiểm tra xong, trường chuyển vào trong hệ thống, sau đó mới in và đưa cho các em kiểm tra. Thông thường giai đoạn 2, trường kiểm tra khoảng 2 lần.
Cô Hoàng Thị Hạnh, Hiệu trưởng THPT Yên Thế cho biết, đơn vị này định hướng ôn tập từ đầu năm. Các tổ nhóm chuyên môn cùng giáo viên chủ nhiệm thống nhất phân chia đối tượng để ôn thi.
“Sau giờ học buổi chiều, các em có học lực yếu sẽ ở lại thêm 1 tiếng đồng hồ nữa để giáo viên ôn thi miễn phí. Cơ bản các em chỉ có khoảng 5-6 nguyện vọng, không “nhắm mắt” nộp bừa như mọi năm”, cô Hạnh cho hay.
Nhiều trường phân nhóm đối tượng học sinh để ôn thi sát sao
Về điều này, cô Trịnh Thu Huyền, Hiệu trưởng Trường THPT Lạng Giang số 2 chia sẻ, nhà trường triển khai các văn bản mới của bộ trong buổi sinh hoạt ngoài giờ. Nhà trường xây dựng chương trình cho từng đối tượng, yêu cầu phụ huynh quản lý tốt thời gian ở nhà của học sinh. Thậm chí trường “treo giải” không có học sinh trượt tốt nghiệp đối với giáo viên chủ nhiệm để thi đua, thúc đẩy chất lượng.
Theo hiệu trưởng này, mỗi hồ sơ ĐKDT của học sinh được nhà trường kiểm tra ít nhất 5 lần, học sinh xác nhận và giáo viên chủ nhiệm kiểm tra chéo. Việc này trường thực hiện nhiều năm nên hạn chế tối đa sai sót.
Đánh giá về công tác chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2019 của tỉnh Bắc Giang, ông Mai Văn Trinh đánh giá cao các bước chuẩn bị cho kỳ thi.
Đến thời điểm này, ngành GD&ĐT Bắc Giang đang đi đúng hướng, đúng tiến độ theo hướng dẫn của Bộ, nhất là công tác tập huấn cho giáo viên và học sinh, trên cơ sở tài liệu của Bộ GD&ĐT đã biên soạn tài liệu ôn tập cho các em rất tôt.
Ông Mai Văn Trinh đề nghị chú ý bộ phận tư vấn, bộ phận kỹ thuật làm công tác đăng ký dự thi cũng như xử lý dữ liệu sau này. Bởi vì cơ sở dữ liệu có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến những khâu chuẩn chỉnh của kỳ thi.
“Bắc Giang không phải tỉnh khó khăn nhất nhưng có nhiều đối tượng học sinh thành phố, miền núi và đồng bào thiểu số. Tuy nhiên, địa phương biết phân nhóm đối tượng học sinh để ôn tập. Một số trường có nhiều sáng kiến để hỗ trợ thí sinh làm hồ sơ dự thi, chọn ngành, nghề đăng ký xét tuyển phù hợp lực học, hạn chế tối đa sai sót”, ông Trinh cho hay.
Mỹ Hà
Theo Dân Trí
Bạn đọc viết: Xử lý "cái hậu" của gian lận thi cử
Có lẽ chưa từng có trong tiền lệ, câu chuyện về xử lý "cái hậu" của gian lận thi cử ở nước ta lại trở nên nóng và bức xúc đến vậy.
Ảnh minh họa
Việc xử lý gian lận thi cử giờ đây không còn là câu chuyện của riêng ngành Giáo dục nữa, mà nó đã trở thành một "cuộc chiến" đòi lại công bằng trong xã hội.
Theo một cuộc khảo sát của báo VietNamNet cho thấy, có hơn 70% những người được khảo sát muốn công khai danh tính của phụ huynh, học sinh, 21,63% muốn công khai danh tính của phụ huynh, trong khi đó, chỉ có 7,78% muốn công khai danh tính thí sinh.
Với hơn 70% muốn công khai danh tính của phụ huynh, học sinh, có thể hình dung thái độ xã hội đối với việc gian lận thi cử vừa qua là như thế nào. Bên cạnh sự trừng trị của pháp luật, người ta còn mong muốn những ai tiếp tay cho gian lận còn phải chịu một bản án thật nghiêm khắc từ xã hội. Điều này hoàn toàn có thể hiểu được.
Ai đó cho rằng việc, công khai danh tính của phụ huynh mà không công khai danh tính học sinh sẽ có thể làm giảm tác động tiêu cực cho đối tượng này. Nhưng chưa chắc đã là như vậy. Dưới tác động của mạng xã hội, tôi đồ rằng, ngay lập tức, cư dân mạng sẽ truy lùng ra con của những người này là ai, đang học trường nào, thực chất được mấy điểm trong kỳ thi đại học vừa qua.
Vậy nên, đừng mong chờ những học sinh gian lận thi cử sẽ tránh khỏi sự xấu hổ hay những tổn thương nào đó bằng việc chỉ cần công khai danh tính của bố mẹ các em.
Tuy vậy, câu chuyện ở đây dường như không phải là công khai phụ huynh hay học sinh, mà liệu người ta có muốn công khai hay không.
Theo ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT), việc công bố danh tính thí sinh gian lận điểm thi sẽ phải tuân thủ một số quy định của luật pháp và thực tiễn điều tra của cơ quan chức năng.
Rõ ràng là giữa các cơ quan quản lý nhà nước và dư luận xã hội đang có một khoảng cách đáng kể khi nêu quan điểm về vấn đề này.
Đối với dư luận xã hội, ngoài việc đòi lại sự công bằng thì một câu hỏi đặt ra là, đằng sau vụ chạy điểm, liệu có dính dáng gì đến những phụ huynh là cán bộ, quan chức hay không? Bởi họ là đối tượng có điều kiện thực hiện hành vi chạy chọt..
Liệu có phải với lý do không công khai tránh sự tổn thương cho những học sinh thì đồng thời có thể bao che việc làm phần nào việc làm sai trái của những vị cán bộ, quan chức?
Suy luận của xã hội không phải không có cơ sở. Và nhiệm vụ của các cơ quan chức năng là giải đáp nghi vấn đó. Nếu như suy đoán là đúng, thì có lẽ câu chuyện về gian lận thi cử năm 2018 sẽ còn mở ra những câu chuyện dài khác.
Việt Nam chúng ta là một đất nước trọng bằng cấp. Bởi vậy nên việc gian dối, nhất là gian dối trong thi cử là một điều rất khó được chấp nhận. Nếu công khai, cả phụ huynh và học sinh sẽ phải đối diện với những chỉ trích, đàm tiếu rất lớn từ với bạn bè, gia đình, người thân và xã hội.
Nhưng cho dù có là như vậy, thì âu cũng là cái giá rất đắt mà họ phải trả.
Còn đối với các cơ quan chức năng, hãy cho dư luận xã hội một câu trả lời thật sự minh bạch và nghiêm khắc về vụ việc gian lận thi cử vừa qua để không còn ai có bất cứ sự hồ nghi nào nữa.
Nguyễn Thảo
Theo Dân trí
Bộ Giáo dục: Công khai thí sinh được nâng điểm có thể tác động cực đoan Bộ Giáo dục cho rằng việc công khai danh tính thí sinh phụ thuộc vào thực tiễn quá trình điều tra và phải tính đến những tác động không tốt. Tại buổi họp báo quý I của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 26/3, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo), cho biết...