Bộ GD&ĐT đề xuất tăng học phí tất cả cấp học
Theo đề xuất của Bộ GD&ĐT, từ năm học 2021-2022, học phí bậc đại học tăng 12,5%. Học phí bậc mầm non, phổ thông tăng 7,5% so với năm học 2020-2021.
Ảnh minh họa
Đề xuất này được đưa ra trong dự thảo lần thứ 2 Nghị định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.
Nghị định này sẽ thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021.
Học phí đại học tăng 12,5%
Theo dự thảo, cơ sở giáo dục đại học tự bảo đảm chi thường xuyên đồng thời đáp ứng điều kiện tự chủ và tiêu chí kiểm định chương trình đào tạo trong nước mức cao nhất theo quy định hiện hành hoặc chương trình chất lượng quốc tế được tự xác định mức thu học phí đối của ngành đó trên cơ sở định mức kinh tế – kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Cơ sở giáo dục đại học tự bảo đảm chi thường xuyên nhưng chưa đáp ứng điều kiện tự chủ được xác định mức học phí từng ngành theo hệ số điều chỉnh so với mức trần học phí quy định đối với cơ sở giáo dục đại học chưa tự bảo đảm chi thường xuyên tại nghị định này.
Cơ sở giáo dục đại học chưa tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên nhưng chưa đáp ứng yêu cầu tiêu chí kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học trong nước được xác định mức học phí không vượt trần học phí.
Căn cứ vào kịch bản tăng trưởng kinh tế của Tổng cục Thống kê thông báo giai đoạn 2021-2025 là 7,5%, cùng với tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng hàng năm khoảng 4-5%/năm và mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên qua các năm, Bộ GD&ĐT đề xuất mức tăng học phí năm học 2021-2022 là 12,5% so với năm học 2020-2021.
Mức học phí cho các năm tiếp theo tăng với tỷ lệ tương ứng. Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu, khảo sát chi phí đào tạo của 7 trường đại học công lập trên cả nước của nhóm chuyên gia ĐH Quốc gia Hà Nội, mức tăng học phí 12,5%/năm sẽ bảo đảm lộ trình tính đủ chi phí đào tạo vào năm 2025.
Video đang HOT
Bộ dự thảo mức trần học phí cho cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học trong nước như sau như sau:
Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và đạt kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học trong nước hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư nhưng chưa đạt tiêu chí kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học trong nước xác định mức học phí tối đa bằng 2 lần trần học phí.
Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đạt kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học trong nước được thu học phí tối đa 2,5 lần trần học phí.
Học phí mầm non, phổ thông tăng 7,5%
Với bậc mầm non và phổ thông, mức thu học phí thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ giữa Nhà nước và người học, phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm và lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục, đào tạo theo quy định.
Khung học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông chưa tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc đảm bảo chi thường xuyên nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng trong nước như sau:
Mức trần của khung học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và đạt kiểm định chất lượng trong nước hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng trong nước tối đa bằng 2 lần mức trần học phí trên.
Mức trần của khung học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đạt kiểm định chất lượng trong nước tối đa bằng 2,5 lần mức trần học phí trên.
Từ năm học 2021-2022, khung, học phí được điều chỉnh theo tỷ lệ tăng tối đa 7,5%/năm phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương và khả năng chi trả của người dân.
Bộ GD&ĐT lý giải đề xuất tăng học phí bậc mầm non, phổ thông được đưa ra căn vứ vào kịch bản tăng trưởng kinh tế của Tổng cục Thống kê thông báo giai đoạn 2021-2025 là 7,5%, cùng với tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng hàng năm khoảng 4-5%/năm và mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên qua các năm thì tổng cộng biến động của các chỉ số trên sẽ cao hơn 7,5%.
Tuy nhiên, để bảo đảm an sinh xã hội và chia sẻ với gia đình người học, bộ đề xuất chỉ tăng 7,5%/năm với học phí mầm non, phổ thông. Với lộ trình này, đến năm học 2025-2026, học phí bù đắp được 50% chi phí đào tạo. Đến năm 2030, học phí sẽ bù đắp đủ chi phí đào tạo (đối với trường chưa tự bảo đảm chi thường xuyên).
Học phí đại học tăng cao - nỗi lo của sinh viên nghèo
Câu chuyện học phí một lần nữa "nóng" vào đầu năm học, khi mới đây nhiều trường đại học công và tư thục đã công bố mức học phí năm học 2020-2021, tăng từ 2-5 lần so với năm học trước.
Học phí tăng là tất yếu khi các trường đẩy mạnh quyền tự chủ, nhưng đây cũng là mối lo với các sinh viên con nhà nghèo, có thể là nguy cơ khiến các em phải dừng việc học.
So sánh mức tăng học phí của Trường Đại học Y Dược TPHCM trong 3 năm trở lại đây. Biểu đồ: Đặng Chung
Học phí trường công tăng ngang ngửa trường tư
Theo lộ trình, từ năm 2020, các trường đại học sau khi đủ điều kiện tự chủ sẽ tự xác định mức học phí trên cơ sở tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo. Dự báo học phí đại học trong thời gian tới có thể tăng gấp đôi hoặc gấp 3 so với hiện nay.
Thực tế những ngày qua, khi các trường đại học thông báo về điều kiện trúng tuyển và thủ tục nhập học cho thí sinh trúng tuyển theo phương thức xét tuyển bằng điểm học bạ hoặc phương thức kết hợp, mức học phí năm học 2020-2021 cũng được các trường công bố. Đa phần học phí năm nay đều tăng ở cả trường công lập và tư thục, trong đó dẫn đầu về mức tăng là các trường đào tạo ngành khoa học sức khỏe.
Theo mức học phí vừa được Trường Đại học Y Dược TPHCM công bố, học phí mới được điều chỉnh tăng mạnh, gấp 3-4 lần so với những năm học trước, áp dụng cho sinh viên trúng tuyển vào trường từ khóa này trở đi. Răng hàm mặt là ngành học có mức học phí cao nhất với 7 triệu đồng/tháng, tức một năm học tương ứng 70 triệu đồng/sinh viên (theo 10 tháng). Kế đến là ngành Y khoa với học phí 68 triệu đồng/năm. Ngành Phục hình răng là 55 triệu đồng/năm. Riêng những sinh viên các khóa học trước sẽ vẫn áp dụng mức học phí cũ, tức khoảng 13-15 triệu đồng/năm học/sinh viên.
Điều này đã được nhà trường công bố dự kiến từ đầu tháng 6 vừa qua và gây nhiều tranh cãi trong dư luận cũng như lo ngại cho phụ huynh, thí sinh. Trung bình người học sẽ phải bỏ ra từ 2-7 triệu đồng/tháng để đóng học phí, chưa kể chi phí sinh hoạt hằng ngày.
Theo lý giải của nhà trường, đây là năm đầu tiên trường thực hiện cơ chế tự chủ nên học phí sẽ tăng cao do không còn được nhà nước bao cấp kinh phí.
Một đơn vị đào tạo y khoa khác ở phía Nam là Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, mức học phí cũng tăng cao. Cụ thể, sinh viên hộ khẩu tại TPHCM đóng học phí tạm thu là 14.300.000 đồng/năm. Sinh viên hộ khẩu các tỉnh, thành khác đóng 28.600.000 đồng/năm.
PGS-TS Ngô Minh Xuân - Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch - cho biết, tổng chi phí đào tạo trung bình 1 sinh viên/năm trong năm tuyển sinh 2019 của trường là 31.240.000 đồng. Chi phí đào tạo ngành khoa học sức khoẻ tốn 4-5 lần so với ngành khác nhưng học phí ở Việt Nam quá thấp. Việc tăng học phí sẽ giúp các trường nâng cao chất lượng đào tạo.
Với việc tăng học phí từ năm học 2020-2021, hiện nhóm trường đào tạo khoa học sức khỏe ở phía nam đã không có sự phân biệt công-tư về vấn đề học phí, bởi đều cao ngang ngửa nhau. Trong khi đó, hiện nhiều trường y-dược phía Bắc như Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Y Hải Phòng, Trường Đại học Y Thái Bình, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên... vẫn có mức học phí là 14,3 triệu đồng/năm bởi chưa thực hiện tự chủ.
Tuy nhiên, theo PGS-TS Lê Đình Tùng - Trưởng phòng Quản lý đào tạo Đại học, Trường Đại học Y Hà Nội, trong thời gian tới, để thực hiện đổi mới, đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo, chắc chắn chi phí liên quan đến đào tạo nhóm ngành sức khỏe sẽ thay đổi khi thực hiện tự chủ. Trường Đại học Y Hà Nội cũng đang có lộ trình tăng học phí trong những năm tới, trên cơ sở đảm bảo khả năng chi trả của học sinh, phụ huynh nhưng cũng phải tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo.
Cụ thể, học phí năm học 2020-2021 lớp đại trà là 18 triệu đồng/sinh viên. Lớp Anh văn pháp lý, học phí 36 triệu đồng/sinh viên. Các lớp chất lượng cao ngành luật và quản trị kinh doanh 45 triệu đồng/sinh viên. Mức thu cao nhất áp dụng với lớp chất lượng cao ngành quản trị-luật là 49,5 triệu đồng/sinh viên. Học phí các năm tiếp theo sẽ được nhà trường thông báo khi Đề án tự chủ của trường được phê duyệt.
Hay mới đây, Trường ĐH văn Lang đã khiến học sinh, phụ huynh bất ngờ khi đột ngột thông báo tăng học phí khóa tuyển sinh năm nay lên 35%. Theo hướng dẫn học phí dành cho khóa 26 của trường mới công bố, tất cả các ngành và chương trình đào tạo đều tăng so với khóa 25. Mức học phí mới dao động từ 1.070.000 - 4.480.000 đồng/tín chỉ (tùy ngành). Sinh viên trúng tuyển vào ngành tài chính ngân hàng năm 2019 đóng 1.050.000 đồng/tín chỉ. Toàn khóa học là 130 tín chỉ, hết khoảng 136 triệu đồng. Còn tân sinh viên khóa 26 ngành này sẽ học 131 tín chỉ, với mỗi tín chỉ là 1.380.000 đồng thì tổng học phí lên đến hơn 180 triệu đồng.
Tăng chính sách hỗ trợ sinh viên
Trả lời Báo Lao Động, ông Nguyễn Ngọc Khôi - Trưởng phòng Đào tạo Đại học Y Dược TPHCM - khẳng định, không bao giờ có chuyện sinh viên nghèo, khó khăn, học giỏi mà mất cơ hội học tại trường. Với chính sách này, trường sẽ cấp 800 học bổng cho sinh viên khó khăn năm đầu tiên trúng tuyển vào trường. Giá trị các học bổng từ 25-100% học phí năm học. Trong đó, 51 em sẽ được miễn 100% học phí, 80 em được giảm 70%, 153 em được giảm 50%, 516 em được giảm 25%.
Lần đầu tiên sinh viên khó khăn của Đại học Quốc gia TPHCM được hỗ trợ vay vốn ưu đãi (không lãi suất) để nộp học phí suốt quá trình học. Sinh viên được vay tiền cần đáp ứng cá tiêu chí: Là sinh viên chính quy của Đại học Quốc gia TPHCM có hoàn cảnh khó khăn. Đối với sinh viên năm nhất phải có giấy xác nhận nhập học của cơ sở đào tạo.
Đối với sinh viên năm thứ 2 trở lên, sinh viên phải có kết quả học tập đạt trung bình-khá (tương đương 6,5/10) trở lên và đạt điểm đánh giá rèn luyện 70/100 trở lên. Sinh viên cam kết tốt nghiệp trong thời gian quy định của khóa học (không tính thời gian được phép gia hạn).
Hiện một số trường Đại học khác cũng có chính sách hỗ trợ người học vay vốn học tập với các hình thức khác nhau như: Trường Đại học Kinh tế TPHCM, Trường Đại học Nha Trang, Trường Đại học Văn Lang... Những chính sách này được xem là cứu cánh giải quyết được nỗi lo học phí cho sinh viên nghèo.
Tăng học phí đi kèm cam kết chất lượng Một trong những vấn đề xã hội quan tâm khi thực hiện tự chủ đại học là việc học phí sẽ tăng thế nào và giám sát xã hội đối với thực hiện cam kết của nhà trường ra sao? Ảnh minh họa/internet Học phí tăng, nhưng nằm trong mức "trần" quy định TS Lê Việt Thủy - Giám đốc Trung tâm Ứng...