Bộ GD&ĐT: Dạy kỹ năng sống để trẻ bị bỏng nặng là đáng tiếc
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non, Bộ GD&ĐT, cho hay việc giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ được khuyến khích nhưng phải đảm bảo an toàn cho học sinh.
Trao đổi bên lề buổi tập huấn “Hướng dẫn giáo viên xử lý các tình huống sư phạm thường gặp trong chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non”, diễn ratừ ngày 19-20/8 tại Hà Nội, ông Nguyễn Bá Minh – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non, Bộ GD&ĐT – cho biết kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của giáo viên là một trong những nguyên nhân khiến xảy ra tình trạng bạo hành trẻ, ảnh hưởng chất lượng chăm sóc giáo dục các cháu.
- Vụ việc cháu bé ở Hà Nam bị bỏng nặng trong giờ học kỹ năng sống, đang phải điều trị tại khoa Hồi sức tích cực, Viện Bỏng Quốc gia (Hà Nội), đặt ra câu hỏi về chất lượng giáo dục môn này trong trường học. Ý kiến của ông như thế nào?
- Vụ việc trẻ bị bỏng nặng ở Hà Nam xảy ra rất đáng tiếc. Trách nhiệm của Bộ GD&ĐT là ban hành quy định, hướng dẫn, đốc thúc địa phương để các cơ sở tiếp cận được văn bản về giáo dục, chăm sóc trẻ mầm non.
Trách nhiệm của địa phương là quản lý, giám sát cơ sở thực hiện đúng theo quy định. Cơ sở nào không thực hiện đúng, UBND quận, huyện phải có trách nhiệm xử lý. Nhà trường thực hiện sai quy định, trách nhiệm trước tiên thuộc về hiệu trưởng, sau đó mới đến giáo viên thực hiện.
Ông Nguyễn Bá Minh – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non. Ảnh: Q.Q.
Chương trình giáo dục mầm non được Bộ GD&ĐT xây dựng khung, kèm đó là văn bản, tài liệu hướng dẫn các hoạt động dạy và chăm sóc. Nhà trường có trách nhiệm xây dựng các hoạt động theo sự giám sát của địa phương.
Việc giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ được khuyến khích nhưng phải đảm bảo an toàn cho các em. Ví dụ chất cấm được đưa vào nhà trường nhưng giáo viên lại đốt cồn để các em thực hành là không đúng.
- Từ thực tế nào Bộ GD&ĐT chọn 3 chủ đề tập huấn: Hướng dẫn cha mẹ trẻ chăm sóc, giáo dục trẻ em; tập huấn kỹ năng xử lý tình huống cho giáo viên; tập huấn E-learning cho giáo viên mầm non?
- Kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của giáo viên là một trong những nguyên nhân khiến xảy ra tình trạng bạo hành trẻ, ảnh hưởng chất lượng chăm sóc giáo dục các cháu.
Muốn giảm áp lực cho giáo viên, Bộ GD&ĐT đã và đang phối hợp Bộ Nội vụ, các địa phương, bộ, ban, ngành khác để từng bước hỗ trợ, bố trí đủ giáo viên theo quy định. Bên cạnh đó, nâng cao năng lực cho giáo viên trong vấn đề chăm sóc giáo dục trẻ cũng là một cách nhằm giảm áp lực cho người dạy.
Video đang HOT
Trong mọi tình huống, giáo viên có nghiệp vụ tốt, sẽ không tạo áp lực trong công việc. Nếu không có kỹ năng giải quyết tình huống, thầy cô trẻ sẽ gặp những áp lực rất lớn.
Để nâng cao năng lực giáo viên, việc tự học là căn bản. Hiện nay, các đợt tập huấn không thể đến từng giáo viên, nên chủ trương của Bộ GD&ĐT là tài liệu hóa những hướng dẫn. Các cấp học phải đẩy mạnh cung cấp dữ liệu trên mạng, e-learning cho giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng.
Nội dung hỗ trợ trường mầm non trong việc tổ chức phối hợp với cha mẹ trẻ rất quan trọng, vì đây là mảng còn hạn chế trong giáo dục mầm non. Nếu không có sự phối hợp tốt giữa cha mẹ trẻ và nhà trường, sự thống nhất về nội dung, phương pháp và mục tiêu giáo dục, chúng ta rất khó nâng cao chất lượng chăm sóc các cháu.
Ví dụ, ở trường, các cô rèn tính tự lập cho trẻ nhưng về nhà bố mẹ lại nuông chiều thì khó đạt được mục tiêu giáo dục. Nếu có sự thống nhất giữa nhà trường và gia đình, việc giáo dục, chăm sóc trẻ sẽ đạt được hiệu quả tốt.
Tôi cho rằng việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường cần đẩy mạnh trong thời gian tới, đặc biệt là giáo dục mầm non.
- Việc bạo hành trẻ mầm non thường xảy ra ở khối ngoài công lập. Công tác quản lý, tập huấn giáo viên mầm non ngoài công lập diễn ra như thế nào, thưa ông?
- Bộ GD&ĐT cũng có những chương trình hỗ trợ riêng cho đội ngũ giáo viên, quản lý trường tư thục như đề án 404 của Thủ tướng về hỗ trợ, phát triển nhóm lớp độc lập, tư thục ở khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2020. Việc tập huấn được triển khai ở tất cả loại hình, từ trường công lập, ngoài công lập cho đến các cơ sở nhóm lớp độc lập tư thục.
Phòng GD&ĐT của các địa phương phải mời đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý của cơ sở giáo dục mầm non công lập, ngoài công lập và nhóm lớp độc lập đến dự các khóa tập huấn về hướng dẫn giáo viên xử lý tình huống sư phạm thường gặp trong chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.
Phòng GD&ĐT phải có trách nhiệm triển khai các khóa tập huấn ở địa phương. Trong đó, cách tốt nhất để giảm áp lực, sai sót là nâng cao năng lực của giáo viên, tạo điều kiện tốt nhất cho thầy cô có chế độ làm việc ổn định, thoải mái.
Theo Zing
Nâng cao năng lực giáo viên mầm non - cách tốt nhất giảm áp lực, sai sót
Cách tốt nhất để giảm áp lực, sai sót là nâng cao năng lực của giáo viên, tạo điều kiện tốt nhất cho thầy cô có chế độ làm việc ổn định, thoải mái.
Ông Nguyễn Bá Minh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ GD&ĐT) - chia sẻ như vậy bên lề đợt tập huấn chuyên môn cho giáo viên và cán bộ quản lý mầm non hôm nay (19/8).
Ông Nguyễn Bá Minh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ GD&ĐT)
- Đợt tập huấn này tập trung nâng cao năng lực gì cho cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên mầm non, thưa ông?
Đợt tập huấn chuyên môn cho giáo viên và cán bộ quản lý mầm non diễn ra trong 2 ngày 19-20/8 với các chuyên đề: Hướng dẫn cha mẹ trẻ chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non; tập huấn kỹ năng xử lý tình huống cho giáo viên mầm non (GVMN) trong chăm sóc giáo dục trẻ; tập huấn E-learning cho đội ngũ giáo viên mầm non.
Đây là những chuyên đề quan trọng mà chúng tôi đã mời chuyên gia có kinh nghiệm xây dựng nội dung này cho giáo viên cốt cán ở địa phương để triển khai tốt hơn ở các cơ sở giáo dục mầm non.
Kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của giáo viên là một trong những nguyên nhân khiến xảy ra tình trạng bạo hành, ảnh hưởng tới chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Muốn giảm áp lực cho giáo viên, Bộ GD&ĐT đã và đang phối hợp với Bộ Nội vụ, các địa phương, Bộ ban ngành khác để từng bước hỗ trợ bố trí đủ giáo viên theo quy định. Bên cạnh đó, nâng cao năng lực cho giáo viên trong vấn đề chăm sóc giáo dục trẻ cũng là một cách nhằm giảm áp lực cho giáo viên.
Tình huống nếu giáo viên có nghiệp vụ tốt thì không thành vấn đề, không tạo áp lực; nhưng nếu giáo viên không có kỹ năng giải quyết tình huống sẽ tạo nên những áp lực rất lớn - đây cũng là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo hành trẻ.
Để nâng cao năng lực giáo viên thì việc tự học là căn bản, hiện nay các đợt tập huấn không thể tập huấn đến từng giáo viên được cho nên chủ trương của Bộ GD&ĐT là tài liệu hóa những hướng dẫn của Bộ.
Những tài liệu hướng dẫn nếu chỉ đi theo con đường xuất bản thì nhiều giáo viên không tiếp cận được, nên theo chủ trương của Bộ trưởng là các cấp học phải đẩy mạnh cung cấp dữ liệu trên mạng, e-learning cho giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng.
Nội dung hỗ trợ trường mầm non trong việc tổ chức phối hợp với cha mẹ trẻ rất quan trọng vì đây là mảng hiện nay còn hạn chế trong giáo dục mầm non ở Việt Nam. Nếu không có sự phối hợp tốt giữa cha mẹ trẻ và nhà trường, không có sự thống nhất về nội dung, phương pháp và mục tiêu giáo dục thì rất khó nâng cao chất lượng chăm sóc các cháu.
Ví dụ, ở trường các cô giáo dục và rèn tính tự lập cho các cháu nhưng về nhà bố mẹ lại nuông chiều thì khó đạt được mục tiêu giáo dục. Nếu có sự thống nhất giữa nhà trường và gia đình thì việc giáo dục, chăm sóc các cháu sẽ đạt được hiệu quả tốt.
Tôi cho rằng việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường là việc mà thời gian tới, ngành giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non cần đẩy mạnh.
Các đại biểu tham dự tập huấn
- Bạo hành trẻ mầm non thường xảy ra ở khối ngoài công lập, Vậy việc quản lý, tập huấn giáo viên mầm non ngoài công lập như thế nào?
Việc tập huấn được triển khai ở tất cả các loại hình, từ các trường công lập, ngoài công lập cho đến các cơ sở nhóm lớp độc lập tư thục.
Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng có những chương trình hỗ trợ riêng cho đội ngũ giáo viên, quản lý trường tư thục như đề án 404 của Thủ tướng về hỗ trợ, phát triển nhóm lớp độc lập, tư thục ở khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2020.
Phòng GD&ĐT của các địa phương phải mời đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý của cơ sở giáo dục mầm non công lập, ngoài công lập và nhóm lớp độc lập đến tham dự các khóa tập huấn về hướng dẫn giáo viên xử lý các tình huống sư phạm thường gặp trong chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.
Phòng GD&ĐT phải có trách nhiệm triển khai các khóa tập huấn ở địa phương. Trong đó cách tốt nhất để giảm áp lực, sai sót là nâng cao năng lực của giáo viên, tạo điều kiện tốt nhất cho thầy cô có chế độ làm việc ổn định, thoải mái.
- Việc tăng cường kỹ năng cho các trường được giám sát thế nào để tránh những sự việc đáng tiếc, thưa ông?
Trách nhiệm của Bộ GD&ĐT là ban hành các quy định và hướng dẫn, đốc thúc địa phương tiếp cận với những văn bản này, trách nhiệm của địa phương là kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện đúng quy định trên.
Nếu cơ sở hay cá nhân nào đó thực hiện không đúng thì người quản lý nhà nước trực tiếp (đối với trường mầm non là Chủ tịch UBND quận huyện, đối với cơ sở nhóm lớp độc lập tư thục là Chủ tịch phường xã) có trách nhiệm phải xử lý những tình huống này.
Còn trong nhà trường, nếu thực hiện sai những quy định của Bộ GD&ĐT thì trách nhiệm thuộc về Hiệu trưởng, sau đó là giáo viên thực hiện việc đó.
- Xin cảm ơn ông!
Theo GDTĐ
Sở GD&ĐT Hà Nam chỉ đạo dừng dạy kỹ năng sống tại Nhóm trẻ MN tư thục Tuổi Thơ Sở GD&ĐT Hà Nam vừa chỉ đạo Phòng GD&ĐT huyện Duy Tiên tạm dừng hoạt động của Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục Tuổi Thơ, nơi xảy ra vụ bỏng, không nhận trẻ từ ngày 10/8 để xem xét, giải quyết sự việc. Đại diện Bộ GD&ĐT, ông Nguyễn Bá Minh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non thăm các cháu...