Bộ GD&ĐT chỉ đạo việc dạy học ứng phó với dịch Covid-19
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ vừa ký công văn gửi các Sở GD&ĐT về việc chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học ứng phó với dịch Covid-19.
Ảnh minh họa.
Theo đó, thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid -19, ngày 28/01/2021, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành Chỉ thị số 79/CT-BGD&ĐT về một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid -19 trong các cơ sở giáo dục và đào tạo.
Để đáp ứng mục tiêu kép bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên phòng chống dịch và hoàn thành kế hoạch năm học 2020-2021, Bộ GD&ĐT yêu cầu Giám đốc các Sở GD&ĐT thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid -19; tiếp tục triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo hướng dẫn của BộGD&ĐT tại Công văn số 5210/BGD&ĐT-GDTC ngày 02/12/2020 về việc tăng cường các biện pháp phòng chống dịch Covid -19 trong trường học.
Chuẩn bị các phương án điều chỉnh kế hoạch giáo dục của nhà trường và chủ động triển khai tổ chức dạy học trực tuyến phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường để thực hiện chương trình, phòng chống và ứng phó kịp thời khi dịch Covid -19 diễn biến phức tạp.
Video đang HOT
Thực hiện đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và các cơ quan chuyên môn trong trường hợp phát hiện ca lây nhiễm Covid -19, F1, F2,… tại địa phương, kịp thời báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố để quyết định cho học sinh nghỉ học ở trường, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho giáo viên, học sinh.
Chỉ đạo và hướng dẫn các cơ sở giáo dục triển khai kịp thời hiệu quả việc dạy học trực tuyến theo Công văn số 1061/BGD&ĐT-GDTrH ngày 25/3/2020 của Bộ GD&ĐT và các hình thức dạy học khác phù hợp với điều kiện của địa phương trong trường hợp phải cho học sinh nghỉ học ở trường.
Bộ GD&ĐT yêu cầu Giám đốc các Sở GD&DT chỉ đạo, hướng dẫn các Phòng GD&ĐT, các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên triển khai thực hiện kịp thời. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo về Bộ GD&ĐT (qua Vụ Giáo dục Trung học) để được hướng dẫn giải quyết.
Thay đổi cách đánh giá HS góp phần tạo ra thế hệ công dân toàn cầu
Dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đề cập đến những đột phá của GD-ĐT trong tiến trình đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo.
GV cần tôn trọng, truyền cảm hứng, tạo môi trường thân thiện với HS.
Việc đổi mới Chương trình, SGK phổ thông kèm theo những thay đổi cách đánh giá, nhận xét HS cho thấy những nỗ lực của ngành Giáo dục trong hành trình phát triển phẩm chất, năng lực của người học, góp phần tạo ra những thế hệ công dân toàn cầu trong tương lai.
GS.TS Nguyễn Công Khanh- giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã chia sẻ quan điểm về đánh giá HS tiểu học theo Thông tư 27:
Thông tư 27 chuyển đánh giá HS theo hướng tiếp cận năng lực và phẩm chất của HS; coi trọng đánh giá thường xuyên. Đây là 2 vấn đề cốt lõi của đánh giá theo yêu cầu mới.
Thông tư 27 quy định rõ thời điểm đánh giá định kỳ về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học. Giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục để đánh giá HS đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức Hoàn thành tốt, Hoàn thành và Chưa hoàn thành.
Đánh giá là một bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học, diễn ra trong suốt quá trình dạy học, giúp HS nhận ra mình đang ở đâu trên con đường đạt đến mục tiêu bài học và yêu cầu cần đạt; giúp GV kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy học cũng như giúp HS điều chỉnh phương pháp học.
Qua việc phân tích, so sánh, GV nắm chắc mục đích, đặc điểm, sự khác biệt giữa đánh giá thường xuyên với đánh giá định kì. Với triết lý đánh giá để phát triển người học, vì người học thì đánh giá thường xuyên có tác dụng tốt hơn.
Yêu cầu mới đòi hỏi GV phải học cách nhận xét tích cực người học, sử dụng công cụ đánh giá đa dạng (câu hỏi, tình huống, bài tập, trò chơi...), đặc biệt là đánh giá thường xuyên, chú ý phân hóa từng HS. Nếu không sẽ không tạo ra sự công bằng, không vì sự tiến bộ của người học.
Việc đánh giá thường xuyên nhằm mục đích phát hiện lỗi, sai sót, thiếu hụt... cả sự tiến bộ, sáng tạo của mỗi HS nhằm cải tiến, điều chỉnh các hoạt động, kế hoạch dạy học, không nhằm phân loại, xếp hạng HS.
Dạy học và đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học được thể hiện bằng việc GV: sử dụng những lời nói tích cực; Khơi gợi những cảm xúc tích cực; Tạo ra những tương tác xã hội tích cực; Tăng cường các trải nghiệm tích cực.
Để đạt thành công trong dạy HS tiểu học, điều quan trọng nhất là GV phải thiết kế được không khí buổi học trong lớp mang tính tương tác, khơi được sự hứng thú của HS, HS được đánh giá lẫn nhau, được tăng cường làm việc nhóm...
Kết quả học tập của HS tiểu học bị ảnh hưởng sâu sắc bởi không khí lớp học. GV cần tôn trọng, truyền cảm hứng, tạo môi trường thân thiện với HS. Qua đó, GV tổ chức được giờ dạy hiệu quả và quan sát được khả năng nhận thức, phẩm chất của từng HS. Từ đó có những nhận xét thường xuyên khách quan, đúng với từng HS và có hướng dạy học phù hợp với năng lực của mỗi em.
Tăng cường đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, phản hồi có tính xây dựng (dựa trên những cảm xúc tích cực) sẽ là một chiến lược dạy học và đánh giá khác biệt để phát triển năng lực trong những năm tiếp theo của thế kỷ 21.
Bangladesh: Kỹ thuật số nới rộng khoảng cách giáo dục Các chương trình đào tạo trực tuyến thông qua truyền hình, đài phát thanh, Internet, được tổ chức sau khi trường học tại Bangladesh đóng cửa do Covid-19, vẫn chưa hiệu quả. Học sinh Bangladesh học online qua Internet. Phát hiện này được đề cập trong Báo cáo Giám sát Giáo dục tạm thời 2020 - 2021 do tổ chức giáo dục Campaign...