Bộ GD&ĐT chỉ đạo chấm dứt dạy chữ trước khi vào lớp 1
Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết trẻ chỉ được dạy kỹ năng làm quen với chữ cái và môi trường học tập trước khi vào lớp 1.
Phát biểu trong Hội nghị tổng kết năm học 2016-2017, triển khai nhiệm vụ năm học 2017-2018 bậc tiểu học, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thông tin giáo dục tiểu học cần tập trung quy hoạch trường lớp và nâng cao chất lượng giáo viên.
Nếu so với bộ chuẩn giáo viên mới Bộ GD&ĐT đang xây dựng, nhiều giáo viên hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu trong Hội nghị tổng kết năm học 2016-2017, triển khai nhiệm vụ năm học 2017-2018 bậc tiểu học tại Phú Thọ. Ảnh: GD&ĐT.
Bộ trưởng đưa ra ví dụ từ mô hình trường học mới VNEN, vì chưa có sự chuẩn bị tốt về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, dẫn tới việc triển khai chưa đạt yêu cầu.
Video đang HOT
VNEN tạo ra những luồng dư luận băn khoăn, phản đối vì khi áp dụng vào thực tiễn, một số trường đã không dành đủ thời gian để tập huấn giáo viên, chưa tính toán thấu đáo quy mô trường lớp, sĩ số học sinh.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu các sở GD&ĐT phải rà soát lại, nếu trường nào chưa đủ điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất thì dừng triển khai.
Tai hội nghị, bộ trưởng yêu cầu các địa phương chấm dứt ngay tình trạng dạy chữ cho trẻ trước khi vào lớp 1. Hiện tại, Bộ GD&ĐT có văn bản chỉ đạo, theo đó chỉ được dạy, chuẩn bị cho trẻ trước khi bước vào lớp 1 những kỹ năng làm quen với chữ cái và các hoạt động vận động, làm quen với môi trường học lớp 1.
Phòng giáo dục cần chủ động, tích cực tham mưu cho chính quyền địa phương có biện pháp quản lý, kiên quyết không để xảy ra tình trạng dạy chữ trước lớp 1 cho trẻ mầm non.
Việc dạy, học thêm cũng phải được kiểm soát chặt chẽ, tránh xảy ra tình trạng dạy thêm các kiến thức nâng cao hoặc biến tướng buổi thứ hai thành buổi học thêm trong các trường học 2 buổi/ngày.
Sau một năm triển khai Thông tư 22 về đánh giá học sinh tiểu học (thay thế Thông tư 30), Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định dù có nhiều tiến bộ nhưng nhiều nơi còn tình trạng khen tràn lan, khen không phù hợp.
Năm học tới, Vụ Giáo dục Tiểu học tiếp tục tổ chức tập huấn cho các giáo viên thực hiện tốt đánh giá học sinh theo theo Thông tư 22 và đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin để giảm tải cho giáo viên trong đánh giá học sinh.
Bộ trưởng nhấn mạnh: “Ở đâu còn bệnh thành tích, khen thưởng tràn lan, khen thưởng không phù hợp, ảnh hưởng tinh thần nhân văn trong đánh giá học sinh tiểu học, giám đốc sở GD&ĐT ở đó phải chịu trách nhiệm”.
Theo Zing
Bộ Tư pháp nói gì về vụ công khai điểm thi THPT Quốc gia?
Ông Nguyễn Hồng Hải - Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự kinh tế, Bộ Tư pháp - khuyến nghị Bộ GDĐT nên cân nhắc cách thức công khai điểm thi như hiện nay để tránh gây lộ thông tin cá nhân của học sinh.
Ngày 20.7, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Tư pháp, ông Nguyễn Hồng Hải - Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự kinh tế - cho biết, Bộ luật Dân sự 2005 đã nêu ra những quy định nguyên tắc về bảo vệ đời sống riêng tư và thông tin cá nhân. Tuy nhiên, thế nào là đời sống riêng tư thì còn liên quan đến quy định tại các luật chuyên ngành và các văn bản hướng dẫn luật.
Ông Nguyễn Hồng Hải cho rằng: Đối với việc Bộ GDĐT công bố công khai kết quả thi, theo quy định của Luật Trẻ em năm 2016 và Nghị định Chính phủ hướng dẫn thì kết quả học tập đối với học sinh 16 tuổi trở xuống là thông tin đời sống riêng tư và phải được bảo vệ. Còn đối với học sinh dự thi THPT quốc gia thì các em đã 16 tuổi nên chưa có quy định cụ thể của luật nào nói rằng đây là thông tin đời sống riêng tư cần phải bảo vệ.
Tuy nhiên, theo ông Hải, qua tham khảo kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới cho thấy, điểm thi vẫn được công bố công khai nhưng thông qua một trang web điện tử trực tuyến mà các cá nhân có thể thông qua tài khoản của mình để tra cứu, cách làm này khác với việc công khai đến mức ai cũng có thể xem như cách của Bộ GDĐT và báo chí đang làm hiện nay.
Để tránh những rủi ro không cần thiết, Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự kinh tế cho rằng Bộ GDĐT nên nghiên cứu để hoàn thiện thêm về cách công khai điểm thi, tránh gây lộ thông tin của các thí sinh.
Trước đó, đã có nhiều luồng ý kiến trái chiều về việc Bộ GDĐT cho công bố công khai điểm thi trên báo chí, các trang tra cứu là vi phạm quyền riêng tư cá nhân. Dư luận lo ngại, công khai thông tin thí sinh có thể bị lợi dụng để nhục mạ và gây sức ép công khai trên mạng xã hội. Nhiều em xấu hổ có thể dẫn đến các hành vi như không dám đi ra ngoài, bỏ nhà đi..., tệ hơn là tự tử.
Bàn về điều này, luật sư Vũ Tiến Vinh, Công ty Luật Bảo An, Đoàn Luật sư Hà Nội, khẳng định việc công khai điểm thi THPT Quốc gia như hiện nay không vi phạm quyền riêng tư. Ông Vinh nói rằng từ trước đến nay, bảng điểm vẫn được niêm yết ở cổng trường nên không có lý do gì cấm công khai điểm thi. Việc công bố như vậy giúp học sinh và người nhà tra cứu thuận lợi, nhà trường cũng dễ nắm bắt kết quả học tập của học sinh, cũng như hiệu quả công tác giảng dạy.
Ngược lại, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM, cho rằng, thông tin về trường lớp, kết quả học tập của trẻ em được xem là bí mật đời sống riêng tư, bí mật đời sống cá nhân.
Lí giải về việc công bố công khai điểm, Thứ trưởng GDĐT Bùi Văn Ga cho biết: "Bộ GDĐT công khai điểm để thể hiện sự minh bạch. Điều này cũng không vi phạm luật lệ nào mà nằm trong thông tư, quy định của Bộ là sau khi có điểm thi thì công khai kết quả. Nếu cơ quan về pháp luật nói việc công khai điểm thi vi phạm pháp luật, Bộ GDĐT sẽ điều chỉnh".
Theo laodong.com.vn
'Choáng' trước học phí dự kiến của ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch Mới đây, trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM công bố bảng giá học phí dự kiến cho khóa học mới khiến nhiều sinh viên lo lắng. Đại diện trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết, mức học phí dự kiến sẽ thay đổi. Năm học 2017 - 2018, giai đoạn 1, học sinh có hộ khẩu TP.HCM vẫn đóng...