Bộ GDĐT: Cần tổ chức giờ học phù hợp tâm sinh lý HS

Theo dõi VGT trên

Chia sẻ nỗi lo lắng của cha mẹ học sinh về tình trạng “học sinh thiếu ngủ, do phải đi học sớm”, ông Nguyễn Đức Hữu, Phó vụ trưởng Vụ GD tiểu học- Bộ GD-ĐT khẳng định các địa phương phải ấn định giờ học phù hợp đặc điểm vùng miền và tâm sinh lý HS.

Bộ GDĐT: Cần tổ chức giờ học phù hợp tâm sinh lý HS - Hình 1

Những cái ngáp dài vì ngủ chưa đủ – Ảnh: Minh Đức

Ông Nguyễn Đức Hữu cho biết:

- Khi Tuổi Trẻ đăng bài và diễn đàn về vấn đề trẻ phải đi học sớm, nên thiếu ngủ, đặc biệt có nhắc tới trường hợp của học sinh tại TP.Hồ Chí Minh, chúng tôi đã kiểm tra thông tin từ một số sở GD-ĐT và trao đổi cụ thể về việc này với sở GD-ĐT TP.Hồ Chí Minh.

Theo thông tin của sở GD-ĐT TP.HCM cung cấp, hiện những trường tiểu học trên địa bàn này vào học sớm nhất là 7 giờ- 7g30 phút. Giờ này ở khu vực phía Nam (không có mùa đông) thì không phải quá sớm trong điều kiện học sinh được học ở trường gần nhà và các bậc cha mẹ học sinh bố trí thời gian biểu hợp lý để trẻ có thể ngủ đủ giấc.

Nhưng theo ghi nhận của Tuổi Trẻ và phản ánh của nhiều bậc phụ huynh thì tình trạng trẻ em thiếu ngủ, ngủ gật trên đường tới trường, ngủ gật trong giờ học vẫn phổ biến. Quy định 7g học nhưng trẻ phải tới trường trước 15 phút, và để tới trường, trẻ phải dậy từ 6g, thậm chí dậy sớm hơn nữa.

Khi kiểm tra thực tế, chúng tôi thấy có một số phụ huynh kết hợp đưa con tới trường rồi đi làm luôn, do vậy dễ dẫn đến tình trạng học sinh phải dậy sớm để theo bố mẹ đến trường trước khi bố mẹ tới công sở, nơi làm việc.

Ngoài ra có nhiều gia đình tự nguyện xin cho con em mình vào học các trường dân lập, trường quốc tế, những trường này thường tổ chức đưa đón học sinh bằng ô tô, ăn sáng tại trường, do đó một số học sinh ở xa trường có thể phải đón xe đi học sớm.

Cũng có những học sinh không học ở trường gần nhà mà học ở trường cách xa nhà, do bố mẹ muốn tiện đường đi làm hoặc bố mẹ muốn chọn cho con trường tốt hơn…Tất cả những lý do trên đều dẫn tới việc trẻ phải dậy quá sớm.

Những việc này không hoàn toàn đổ lỗi cho nhà trường được mà các bậc cha mẹ học sinh cũng có phần trách nhiệm.

* Như vậy, theo ông việc này các bậc phụ huynh là người cần thu xếp là chính?

- Ông Nguyễn Đức Hữu: Trước hết, cơ quan quản lí trực tiếp phải có trách nhiệm hướng dẫn các nhà trường căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương (điều kiện về địa lý, tự nhiên, thời tiết tùy theo mùa, điều kiện sinh hoạt, làm việc chung của các khu vực dân cư) và tâm sinh lí học sinh mỗi lớp, cấp học, để tổ chức giờ học một cách hợp lí.

Nhưng các bậc cha mẹ học sinh cũng nên cân nhắc, lựa chọn những trường cho con em mình vào học tại nơi cư trú. Hiện nay, hầu hết các xã, phường đều có trường tiểu học.

Các trường công lập có trách nhiệm phải nhận học sinh trong độ tuổi trên địa bàn vào học. Thay vào việc phải đi tới trường trong khoảng thời gian 20-30 phút, thậm chí cả tiếng đồng hồ thì trẻ có thể chỉ cần 5- 10 phút để tới trường. Như thế các em có thêm giờ ngủ, giờ nghỉ ngơi.

Nhiều trẻ ở thành phố có thói quen ngủ muộn nhưng bố mẹ không nghiêm khắc nhắc nhở con đi ngủ đúng giờ, việc này các bậc cha mẹ cũng cần thu xếp để trẻ có một thời gian biểu hợp lý, đảm bảo các em được ngủ đủ giấc.

* Bộ GD-ĐT có quy định gì liên quan tới việc ấn định giờ học cho học sinh không? Theo ông, giờ học nên bắt đầu sớm nhất từ mấy giờ là hợp lý cho số đông học sinh, tạm loại trừ những trường hợp cá biệt?

- Ông Nguyễn Đức Hữu: Từ nhiều năm nay, kể cả thời gian năm học, trong đó có ngày tựu trường, ngày kết thúc năm học, Bộ GD-ĐT đều giao chủ động cho các địa phương. Vì giữa miền xuôi và miền núi, giữa Nam và Bắc có những đặc thù khác nhau, việc quy định cứng trên toàn quốc là không hợp lý. Các địa phương phải quyết định khung thời gian năm học, trong đó có cả giờ học. Trong khung thời gian đó, các trường có thể ấn định thời gian cụ thể đảm bảo các yếu tố như đã nêu ở trên.

* Theo phản ánh của nhiều phụ huynh thì sở dĩ trẻ thiếu ngủ mà phụ huynh không thể thu xếp cho con ngủ sớm hơn vì các cháu phải làm bài tập quá nhiều vào buổi tối. Một số nhà trường cũng giải thích việc ấn định giờ học sớm để đảm bảo phân phối chương trình. Ngoài ra có nhiều học sinh tiểu học hết giờ chính khóa phải học thêm nên ít giờ nghỉ ngơi. Ông có ý kiến gì về việc này?

Video đang HOT

- Ông Nguyễn Đức Hữu: Theo quy định của Bộ GD-ĐT và hướng dẫn của Vụ GD tiểu học thì các trường tiểu học đã tổ chức học 2 buổi/ngày không được phép ra bài tập cho học sinh về nhà. Nếu trường nào vẫn giao bài tập tới mức học sinh phải học khuya là sai, cơ quan GD các địa phương cần kiểm tra, xử lý.

Các cơ sở GD cần nghiêm túc thực hiện quy định của Bộ GD-ĐT. Bộ GD-ĐT cũng quy định nơi dạy học 2 buổi/ngày tối đa không quá 7 tiết/ngày, nơi tổ chức dạy học 1 buổi thì tối đa không quá 5 tiết/buổi. Mỗi tiết học không quá 35 phút. Với thời lượng tối đa này thì không nhất thiết phải tổ chức giờ học quá sớm.

Các bậc phụ huynh không nên bắt con em mình phải đi học thêm vào các buổi tối vì hiện nay, cùng với việc đổi mới phương pháp, đổi mới cách thức tổ chức lớp học, giảm tải nội dung, cấp tiểu học đang triển khai đổi mới cách đánh giá sao cho nhẹ nhàng, động viên khuyến khích được sự cố gắng của mỗi học sinh, trong đó có việc không cho điểm trong quá trình đánh giá thường xuyên để tránh áp lực cho học sinh mà thay vào đó là những nhận xét nhằm giúp các em tiến bộ từng ngày.

* Theo ông trẻ thiếu ngủ, ảnh hưởng thế nào tới chất lượng học tập?

- Đương nhiên thiếu ngủ sẽ khiến trẻ giảm khả năng tập trung, khó có thể tiếp thu bài học tốt. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, khiến trẻ bị căng thẳng, sợ học.

Theo TNO

Thiết kế giờ học cho... phụ huynh hay cho học sinh?

Ý kiến của bà Trần Thị Kim Thanh, phó giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM về việc quy định giờ học tại các trường học có yếu tố phù hợp với giờ làm của phụ huynh tạo ra tranh luận từ nhiều phụ huynh.

Thiết kế giờ học cho... phụ huynh hay cho học sinh? - Hình 1

Vừa đi học vừa ngủ. Ảnh Minh Đức

Có ý kiến đồng ý trẻ thức khuya thiếu ngủ là do các gia đình chưa quản lý giờ giấc của con đúng mức, giờ học phải phù hợp với giờ làm của công chức, nhưng nhiều ý kiến lại cho rằng Sở "đổ" cho gia đình liệu có thiếu thực tế quá không, và các ban ngành nên xem lại việc thiết kế giờ học hiện nay dành cho đối tượng chính là phụ huynh hay cho học sinh?

Quy định dành cho ai?

* Như vậy đối tượng chính của quy định này là "phụ huynh", còn vấn đề sức khỏe các em học sinh chưa được quan tâm?! Xin hãy hỏi ý kiến "phụ huynh" có con trong độ tuổi đi học, trước khi ban hành quy định này. Con em chúng ta học hành đã bị quá tải, lại còn phải đi học quá sớm như vậy có nên không?

Trung Nguyen - mailto:trung411nguyen @

Sở hãy vi hành và lắng nghe!

* Hồi giờ tôi đang mong chờ Sở GDĐT TPHCM điều chỉnh giờ học ở phổ thông theo chiều hướng muôn hơn. Buổi sáng các vị lãnh đạo Sở hãy làm một vòng để thấy cảnh bố mẹ chở con đi học trước đầu xe có để cái gối cho các con tranh thủ vừa đi vừa ngủ bởi ra khỏi nhà quá sớm, hay cảnh bố đứng dỗ con ăn gói xôi bên cổng trường vì không kịp thời gian ăn sáng ở nhà. Bà PGĐ khuyên các em đi ngủ sớm thì làm sao học xong bài. Nhìn cái núi bài vở của bọn trẻ khiến cho người lớn nếu là tiến sĩ cũng thấy hết hồn chứ nói các em!

Mai Vũ - mailto:maivu62@

Mong hãy điều chỉnh thử

* Theo tôi việc điều chỉnh giờ học của trẻ tiểu học là đúng nên bắt đầu lúc 7g30 và ra về lúc 11g15 ( thay vì phải 7g về lúc 10g45) thì vừa thuận tiện cả giờ học sinh và phụ huynh đi làm việc. Sở nên điểu chỉnh làm thử vài trường rồi nếu tốt thì triển khai tất cả các trường tiểu học còn lại.

Phạm Thị Xuân Diệp - mailto:khanhanh2890@

Quan niệm cũ

Trẻ con nước mình đúng là khổ với những quan niệm cũ xì không chịu đổi mới . Thôi thì ráng cày kiếm tiền cho con học trường quốc tế cho bớt khổ

Nguyễn Thị Kim Loan - mailto:tuloan1699@

Không có áp lực ư?!

Bà Thanh nói "Trẻ tiểu học thường không có áp lực bài vở (không chấm điểm) nên các em chẳng có lý do gì để phải thức khuya gây ảnh hưởng đến việc dậy đi học vào buổi sáng." - Tôi không biết những phụ huynh khác có con em học lớp 1 ra sao chứ con tôi ngày nào cũng có bài về nhà để làm mặc dù cháu học bán trú .

Chiều tranh thủ về sớm đón con tới nhà, lao vào lo nấu cơm, việc nhà rồi cho bọn trẻ ăn, sau đó lại phải hối thúc chúng đi làm bài tập , hôm nào học nhanh thì 9g tối học xong, còn bình thường thì 9g30. Vậy đó không phải áp lực bài vở thì gọi là gì....?

Lê Đoàn Ngọc Trâm - mailto:tramledoanngoc@

Chúng tôi không muốn con được ngủ sớm sao?

Bà Thanh phát biểu là cha mẹ phải rèn cho con thói quen đi ngủ sớm. Chúng tôi cũng muốn lắm chứ nhưng bài tập cô giáo cho về như núi thì làm gì mà các cháu có thể đi ngủ sớm? Con tôi đang học lớp 5, không ngày nào cháu bước vào giường trước 10g30. Xin thưa cháu không hề xem tivi hay đọc truyên nhé.

Vừa về, ăn tối xong nghỉ được 10 phút là học cho tới khuya. Bà Thanh nói tiểu học có bài vở gì đâu, xin đề nghị bà cho đi khảo sát thực tế trước khi nói. Các cô giáo ở trường ngày nào cũng cho bài tập về nhà: toán, tập làm văn, chính tả... rồi còn phải học thuộc lịch sử... nữa chứ.

Trung thu vừa rồi, chung cư tôi tổ chức văn nghệ cho các em thiếu nhi, cháu mới lên chơi một chút mà phải đòi về vì sợ không làm bài tập kịp cô la. Tôi tức quá bảo mẹ cho phép con chơi, hôm nay là trung thu mà khỏi làm bài tập về nhà nhưng mà cháu sợ cô giáo hơn nên tối đó phải thức tới hơn 11g mới được ngủ. Thật là bức xúc với cách giáo dục hiện nay quá đi.

Phương Dung - mailto:utphdung@

Sở có theo sát chương trình không đấy?!

* Bà Phó GĐ sở có theo sát chương trình tiểu học? Con tôi học lớp 4, bài vở ở trường cho giáo cho về nhà làm rất nhiều. Nếu không hoàn thành, phụ huynh sẽ được cô chủ nhiệm "góp ý" vào sổ dặn dò của con ngay ngày hôm sau. Sáng 6g cháu thức dậy, về nhà sớm nhất lúc 5g chiều (nếu không kẹt xe), ăn uống, vệ sinh xong...lập tức vào bàn học lúc 7g30 để kịp hoàn thành bài trước 9g30. Vậy theo bà Phó GD Sở đi ngủ sớm hơn là lúc mấy giờ đây?

Thao Nguyen - mailto:nxuanthao@

Chạy đua chương trình không đúng lối

* Không nên bắt trẻ học sớm. Theo tôi, nên bắt đầu lúc 7g30 hoặc 8g sáng, kết thúc lúc 11g15. Vấn đề là làm sao giảm tải được bài học cho trẻ. Bộ GD cần xây dựng một chương trình ít môn học, vừa sức, nhẹ nhàng, thiết thực cho trẻ, tránh ôm đồm, hàn lâm, xa rời cuộc sống. Nhà trường cần nghiêm cấm GV giao bài tập về nhà cho trẻ, để trẻ có thể ngủ đủ, khỏe mạnh thể chất, tinh thần, tiếp thu sẽ tốt.

Ở mầm non, tiểu học, THCS, thế giới chạy đua về thể chất, kỹ năng sống, nhân cách. Ở đại học và sau đại học, họ chạy đua về trí tuệ, phát minh, sáng chế... Đừng bắt các thế hệ con trẻ thơ bé của chúng ta phải "gánh" một gánh nặng quá sức khiến chúng phải "sút giầm" về cả thể chất lẫn tinh thần... Chạy đua không đúng lối sẽ vô tình tự hại, phải trả giá rất đắt.

Đào Quang Minh - mailto:dvhungvt@

Xem lịch học của con tôi

* Con trai tôi học lớp 4 Quận 3, bán trú, mà ngày nào về cũng phải làm 2-3 phiếu Toán, Tiếng Việt, làm văn. Chưa kể tập chép. Con tôi chẳng học thêm gì, 7g tối ngồi vào bàn học mà hôm nào cũng 9g30 -10g đêm mới xong. Anh nó lớp 6, vào học từ 6g45 nên mặc dù nó là 7g15 thì vẫn phải đi cùng anh nó chứ bố nó không thể đưa đón 2 lượt. Anh nó ngày nào cũng vác cái cặp to hơn cặp cán bộ trên lưng, mang theo sách vở học hôm đó, và sách vở để chiều ôn bài cho hôm sau. Có môn kỹ thuật may vá, mấy hôm nay đêm nào nó cũng thức hì hục làm. Nói chung, con tôi khó mà đi ngủ trước 10g, sáng thì 5g30 đã phải dậy, 6g kém 15 đã phải ngồi vào bàn ăn sáng, 6g45 phải ra khỏi nhà!

Nguyen Thi Ngoc Diep - mailto:ngocdiep76@

Học sinh khổ thay cho người lớn

* Theo tôi nghĩ trẻ thiếu ngủ không phải do giờ học quá sớm hay phải thức quá khuya mà đó là do trẻ phải chạy sô đi học thêm nên khuôn mặt luôn thể hiện sự mệt mỏi khi thức dậy. Tôi có một cháu trai năm nay học lớp 8, mẹ cháu rất muốn cho cháu đi học thể dục theo lời bác sĩ dinh dưỡng để cải thiện sức khỏe nhưng vì lịch học thêm dày đặc nên không thể đi tập thể dục. Kêu cháu nghỉ học thêm thì cháu khóc vì sợ cô đì và sẽ khó lòng vào cấp 3 nếu thành tích cấp 2 không tốt.

Tôi khuyên mẹ cháu cứ đóng tiền đi học thêm (200,000/1 tháng) nhưng khỏi đếp lớp học thêm để có thời gian đi tập thể dục thì mẹ cháu nói không đến lớp học thêm cô giáo sẽ không dám nhận tiền.

Nói tóm lại, cô giáo phải dạy thêm để kiếm thêm thu nhập vì lương không đủ sống và học sinh thì lấy thành tích để rộng đường vào cấp cao hơn. Còn khổ nào hơn cho học sinh không?

Trần Trung Trực - mailto:trungtruc@

Phụ huynh cũng phải xem lại

Thật ra những gì lãnh đạo Sở nói không phải không có lý. Bản thân tôi nhận thấy, nhiều trẻ học tiểu học bây giờ sinh hoạt giờ giấc không hợp lý, một phần do phụ huynh nuông chiều và chưa thật sự quan tâm đúng cách đến con cái. Trẻ học tiểu học, không nhất thiết học thêm, phụ huynh cứ đổ lỗi cho giáo viên rồi bắt con em mình cõng cặp sách đên tối mịt mới về nhà. Ăn uống không đúng giờ, thức khuya xem phim, chơi game... Sáng dậy ngáp vắn ngáp dài cũng dễ hiểu, nếu phụ huynh cho con trẻ sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc 7-8g thì dậy sớm đi học không có gì khó cả.

Phan Đình Thắng - mailto:thang.spsctour@

Hợp lý rồi

*Tôi cũng có con cháu đang học cấp 1, và theo tôi giờ học như hiện tại là hợp lý, không cần biết có phù hợp hay không với giờ làm việc của phụ huynh. Con cháu tôi mỗi sáng đến trường đều tươi tỉnh vì hầu như đứa nào cũng ngủ trước 9g tối và thức trước 6g sáng. Chuyện ngủ, thức đúng giờ như thế không chỉ "vì chuyện học của các cháu" mà đã thành nếp hàng chục năm qua trong gia đình tôi. không thể vì "chuyện trong nhà" mà đòi thay thế giờ giấc của cả hệ thống làm việc, gây xáo trộn cuộc sống, xã hội.

Tôi nghĩ chuyện đơn giản quá, chỉ cần phụ huynh có "quyết tâm và đừng nuông chìu trẻ" là xong. Cứ ráng tập; tập rồi sẽ thành thói quen... Khi đó không chỉ trẻ tươi tỉnh đến trường học mà sức khỏe trẻ càng tốt ra mới thấy hiệu quả của việc ngủ sớm và thức sớm. thay gì đòi hỏi sự thay đổi nào đó, thì có lẽ cách tốt nhất và hiệu quả nhất là thay đổi từ chính trong mỗi gia đình.

Thanh vân - mailto:trieukietlong@

Cần điều chỉnh cho phù hợp

* Nhìn vào khung quy định giờ học của Sở thì cơ bản là phù hợp với đối tượng học sinh từng cấp, nhưng theo tôi cần điều chỉnh một số điểm để phù hợp hơn như sau:

- Đối với bậc mầm non và tiểu học buổi sáng đến trường đến 7g30 (để có thời gian cho cha mẹ các bé làm công tác vệ sinh và cho các bé ăn), nếu ở lại buổi trưa thì cho trẻ ăn lúc 11g, sau đó cho cho trẻ ngủ trưa. Buổi chiều 11g30 phút vào học, tan trường lúc 16g30

- Đối với bậc THCS và THPT buổi sáng vào học lúc 7g, tan trường lúc 11g, buổi chiều vào học lúc 13g30 và tan trường lúc 17g. Với quy định thời gian như thế vừa thuận lợi cho phụ huynh đưa đón con em, vừa tạo một khoảng thời gian nghĩ ngơi cho học sinh và giáo viên.

Trần Xuân Toàn - GV trường THPT Hồng Bàng - TT Gia Ray - Xuân Lộc - Đồng Nai

Theo Tuoitre

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Kiếp nạn của Trấn Thành giữa drama chia tay đấu tố của Phương Lan - Phan ĐạtKiếp nạn của Trấn Thành giữa drama chia tay đấu tố của Phương Lan - Phan Đạt
06:23:13 21/12/2024
Cô thôn nữ đẹp nhất Trung Quốc hiện tại: Nhan sắc vừa ngây thơ vừa quyến rũ, chỉ một nụ cười mà sáng bừng khung hìnhCô thôn nữ đẹp nhất Trung Quốc hiện tại: Nhan sắc vừa ngây thơ vừa quyến rũ, chỉ một nụ cười mà sáng bừng khung hình
06:01:03 21/12/2024
Trấn Thành lên tiếng về nghi vấn cắt vai của Negav, chốt hạ 1 câu mà được khen khôn khéo vô cùng!Trấn Thành lên tiếng về nghi vấn cắt vai của Negav, chốt hạ 1 câu mà được khen khôn khéo vô cùng!
06:31:19 21/12/2024
Du học sinh được khuyến cáo quay lại Mỹ trước khi ông Trump nhậm chứcDu học sinh được khuyến cáo quay lại Mỹ trước khi ông Trump nhậm chức
04:29:12 21/12/2024
Sao Việt 21/12: Midu tình tứ bên ông xã, Nhã Phương khác lạ khó nhận raSao Việt 21/12: Midu tình tứ bên ông xã, Nhã Phương khác lạ khó nhận ra
07:46:31 21/12/2024
Cuối năm vác bụng bầu đi đánh ghen, tôi thất vọng bỏ về sau câu nói của bố chồngCuối năm vác bụng bầu đi đánh ghen, tôi thất vọng bỏ về sau câu nói của bố chồng
07:59:58 21/12/2024
1 nàng dâu hào môn nổi tiếng bất ngờ công bố có con gái sau 2 năm giấu kín1 nàng dâu hào môn nổi tiếng bất ngờ công bố có con gái sau 2 năm giấu kín
06:26:48 21/12/2024
Nhóm nhạc từ gameshow chưa gây ấn tượngNhóm nhạc từ gameshow chưa gây ấn tượng
07:29:41 21/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Mẹ chồng bàn kế hoạch Noel, mặt mày tôi xám ngoét, kỉ niệm dịp lễ năm ngoái vẫn khiến tôi run sợ khi nhớ lại

Mẹ chồng bàn kế hoạch Noel, mặt mày tôi xám ngoét, kỉ niệm dịp lễ năm ngoái vẫn khiến tôi run sợ khi nhớ lại

Góc tâm tình

09:15:05 21/12/2024
Cứ như thế này thì bảo sao mà con dâu sợ tới già, chỉ muốn trốn khỏi nhà vào những ngày lễ, vì mẹ chồng có thấu hiểu cho đâu.
Phương Lan viết tâm thư tố căng hậu ly hôn, Phan Đạt: "Giờ ra đòn mới hả?"

Phương Lan viết tâm thư tố căng hậu ly hôn, Phan Đạt: "Giờ ra đòn mới hả?"

Sao việt

09:10:44 21/12/2024
Tối 20/12, Phương Lan đã đăng đàn lên tiếng về drama ly hôn của mình khiến sự chú ý của cư dân mạng liền đổ dồn về Phan Đạt.
Hiếp dâm không thành, đâm nạn nhân trọng thương

Hiếp dâm không thành, đâm nạn nhân trọng thương

Pháp luật

08:58:52 21/12/2024
Đối tượng T. dùng vũ lực khống chế chị H. để thực hiện hành vi đồi bại. Khi bị nạn nhân phản ứng, T. dùng dao đâm nhiều phát vào vùng lưng và bụng của chị H. rồi bỏ trốn.
Nga tung 70.000 quân giao chiến dữ dội, quyết đánh sập pháo đài Ukraine

Nga tung 70.000 quân giao chiến dữ dội, quyết đánh sập pháo đài Ukraine

Thế giới

08:53:05 21/12/2024
Lực lượng Ukraine đang phải vật lộn để đối phó với các cuộc tấn công của Nga xung quanh thành phố chiến lược Pokrovsk ở mặt trận phía đông.
Sao Hàn 21/12: Song Joong Ki nói về gia đình vợ, Jungkook là fan cứng Big Bang

Sao Hàn 21/12: Song Joong Ki nói về gia đình vợ, Jungkook là fan cứng Big Bang

Sao châu á

08:16:14 21/12/2024
Song Joong Ki hiếm hoi chia sẻ về gia đình bà xã người Anh; Jungkook thừa nhận là fan cứng của nhóm nhạc Big Bang.
Triệu Lệ Dĩnh tạo hình khác lạ trong phim hợp tác cùng Huỳnh Hiểu Minh

Triệu Lệ Dĩnh tạo hình khác lạ trong phim hợp tác cùng Huỳnh Hiểu Minh

Hậu trường phim

08:13:38 21/12/2024
Triệu Lệ Dĩnh gây bất ngờ với ngoại hình hoàn toàn khác lạ trong bộ phim mới hợp tác cùng Huỳnh Hiểu Minh, khiến nhiều người khó mà nhận ra.
Trâu rượt đuổi, đâm trúng 2 người dân ở Bạc Liêu

Trâu rượt đuổi, đâm trúng 2 người dân ở Bạc Liêu

Tin nổi bật

07:58:01 21/12/2024
Khi ông T. chuẩn bị dẫn trâu ra đồng, bất ngờ bị con vật rượt đuổi. Sau đó, con trâu này đâm trúng 2 người dân ở Bạc Liêu khiến họ bị thương.
Đồng cỏ năng xanh mướt ở Quảng Nam nhìn từ trên cao

Đồng cỏ năng xanh mướt ở Quảng Nam nhìn từ trên cao

Du lịch

07:54:48 21/12/2024
Cánh đồng cỏ năng tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam trải rộng với sắc xanh tươi mát, thu hút du khách và những người yêu thích nhiếp ảnh tìm đến khám phá.
Mỹ nhân Gen Z lộ thời điểm mang thai, sinh con bí mật với thiếu gia: Các "conan internet" đã soi thì ít có sai!

Mỹ nhân Gen Z lộ thời điểm mang thai, sinh con bí mật với thiếu gia: Các "conan internet" đã soi thì ít có sai!

Netizen

07:48:52 21/12/2024
Mới đây, cộng đồng mạng dành nhiều sự quan tâm khi Huyền 204 (Lê Thị Khánh Huyền, SN 2004) và ông xã Duy Nhỏ (Nguyễn Phạm Anh Duy, sinh năm 1998) đã chính thức công khai con gái đầu lòng sau 2 năm giấu kín.
Không thời gian - Tập 16: Đại bất ngờ đến nhà đồng đội cũ của bố

Không thời gian - Tập 16: Đại bất ngờ đến nhà đồng đội cũ của bố

Phim việt

07:42:42 21/12/2024
Đại tranh thủ đi thăm đồng đội của bố gần đơn vị. Đại đến tìm nhà bà Hồi thì vô tình gặp Tâm ở đó, và con gái thứ hai của bà Hồi cũng là cấp dưới của Đại.
Khoảnh khắc gây thót tim của nam ca sĩ "một bước thành sao", bị các Anh Trai yêu cầu cắt sóng gấp

Khoảnh khắc gây thót tim của nam ca sĩ "một bước thành sao", bị các Anh Trai yêu cầu cắt sóng gấp

Nhạc việt

07:24:29 21/12/2024
Một đoạn clip đang viral trên các nền tảng chia sẻ video, ghi lại màn hớ miệng của người được fan gọi là ông hoàng ngôn ngữ - Dương Domic khiến dân tình cười bò.