Bộ GD&ĐT cấm sử dụng các lớp học không an toàn hoặc hết niên hạn
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT vừa kí công văn gửi các địa phương yêu cầu kiên quyết không đưa vào sử dụng các công trình trường, lớp học đã hết niên hạn sử dụng, không đảm bảo an toàn theo quy định khi chưa được cải cạo, sửa chữa, nâng cấp.
Công văn số 64 /BGDĐT-CSVC do Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng kí về việc cai tao va bao tri cơ sơ vât chât trương hoc đam bao an toan cho hoc sinh.
Cụ thể, Bô GD&ĐT đê nghi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan có liên quan thực hiện một số nội dung.
Chỉ đạo các đơn vi chức năng tai đia phương kiểm tra, rà soát, đánh giá lại chất lượng xây dưng các trường hoc, lâp kê hoach va thưc hiên viêc bao tri công trinh theo quy đinh tai Nghi đinh sô 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/5/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
Lan can bằng xi măng được xây dựng cách đây hơn 20 năm của Trường tiểu học Văn Môn – Yên Phong (Bắc Ninh) bị rơi khiến 13 học sinh tiểu học phải nhập viện vào cuối tháng 12/2017. (Ảnh: Bá Đoàn)
Video đang HOT
Phôi hơp kiêm tra viêc lâp thiêt kê cai tao cac công trinh trương hoc đa xuông câp theo cac tiêu chuân thiêt kê trương hoc (TCVN) va Quy chuân xây dưng Viêt Nam (QCXDVN). Kiên quyết không đưa vào sử dụng các công trình trường, lớp học đã hết niên hạn sử dụng, không đảm bảo an toàn theo quy định khi chưa được cải cạo, sửa chữa, nâng cấp.
Được biết năm 2017, tai môt sô đia phương đã xay ra cac vu tai nan anh hương đên môi trường an toàn cho hoc sinh tai cac trương hoc như: sâp nên nha vê sinh, sập sàn của phòng học,…
Nguyên nhân chu yêu la do cac công trinh trương hoc đươc xây dưng tư lâu nhưng không thưc hiên viêc cai tao va bao tri theo quy đinh va các cơ quan quản lý chưa làm tốt công tác kiểm tra, rà soát, đánh giá lại chất lượng xây dưng trường hoc.
Đê khắc phục tinh trang trên va đam bao môi trường dạy và học an toàn, Bộ GD&ĐT yêu cầu các địa phương nghiêm túc thực hiện.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu gặp khó khăn, vướng mắc đề nghị Uy ban nhân dân cac tinh, thanh phô trưc thuôc Trung ương kịp thời phản ánh tình hình về Bộ Giáo dục và Đào tạo để phối hợp, xem xét và giải quyết theo thẩm quyền.
Theo Dân Trí
Công bố Dự thảo chương trình môn học phổ thông mới vào 12/1/2018
Dự thảo chương trình môn học của chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được công bố để xin ý kiến rộng rãi trong nhân dân trước ngày 12/1/2018.
ảnh minh họa
Đó là kết luận của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ tại Hội nghị Giám đốc Sở GD&ĐT về tiếp tục triển khai việc xây dựng và chuẩn bị các điều kiện để áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới vừa qua.
Theo đó, Bộ trưởng Nhạ yêu cầu hoàn thiện dự thảo các chương trình môn học, tiếp tục tổ chức góp ý thực nghiệm, thẩm định chương trình mới bảo đảm tính khoa học, tính sư phạm, tinh giản và khả thi. Các công việc này phải hoàn thành trước ngày 30/4/2018.
Vụ Giáo dục trung học và Vụ Giáo dục tiểu học chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới tuần tự trong từng cấp học: Từ năm học 2019-2020 đối với lớp đầu cấp của tiểu học, từ năm học 2020-2021 đối với lớp đầu cấp của THCS và từ năm học 2021-2022 với lớp đầu cấp THPT.
Như vậy, Nghị Quyết 51 của Quốc hội cho phép được lùi tối đa 2 năm thì Bộ GD&ĐT đã chọn lùi 1 năm khi thực hiện chương trình - sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.
Ban Quản lý dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch biên soạn một bộ SGK đủ các môn học ở các lớp học (do Bộ GD&ĐT chỉ đạo tổ chức) đáp ứng lộ trình triển khai thực hiện chương trình, SGK mới, ban hành kế hoạch trước ngày 31/1/2018.
Các Sở GD&ĐT tiếp tục rà soát đội ngũ giáo viên, xác định nhu cầu đội ngũ giáo viên theo lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới và có biện pháp giải quyết số giáo viên thừa, thiếu từng cấp học và báo cáo Bộ GD&ĐT trước ngày 30/6/2018.
Về cơ sở vật chất, Bộ trưởng yêu cầu rà soát, điều chỉnh các quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn cơ sở vật chất trường, lớp học phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới và điều kiện thực tế của các địa phương.
Đề xuất nguồn vốn Trung ương hỗ trợ và ngân sách địa phương để thực hiện đề án, kiến nghị Chính phủ, các Bộ: Tài chính, Kế hoạch Đầu tư cùng chính quyền địa phương ưu tiên bảo đảm bố trí ngân sách để thực hiện đúng lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa...
Theo Congly.vn
Ngành GDvàĐT Đắk Lắk phát huy hiệu quả mô hình Thư viện thân thiện trường tiểu học Tháng 6/2016, được sự cho phép của Bộ GDĐT, Sở GDĐT Đắk Lắk hợp tác với Tổ chức Room to Read triển khai Chương trình "Thư viện thân thiện trường tiểu học giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk". Niềm vui đọc sách của các em học sinh Trên cơ sở Thỏa thận hợp tác đã ký kết, theo đó chu...