Bộ GD-ĐT trình phương án thi sau năm 2020
Phương án tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng sau năm 2020 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) trình Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, một số điều chỉnh mới đáng chú ý là sẽ tổ chức cho thí sinh thi trên máy tính nhiều đợt trong năm theo lộ trình; bài thi tổ hợp chỉ còn một đầu điểm thay vì bốn đầu điểm như hiện nay…
Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia 2019 kiểm tra công tác chấm thi tại Cụm thi tỉnh Hà Nam
Theo Tờ trình số 971/TTr-BGDĐT của Bộ GD-ĐT, phương án sau năm 2020 được đề xuất trên cơ sở bảo đảm tính ổn định của lộ trình đổi mới thi và tuyển sinh; không gây xáo trộn đối với việc dạy và học; không gây bức xúc trong xã hội; bảo đảm gọn nhẹ, giảm áp lực và tốn kém, đúng quy định pháp luật. Nội dung thi nằm trong chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là lớp 12.
Về phương thức tổ chức, sẽ thi trên giấy như hiện nay, đồng thời chuẩn bị các điều kiện để tổ chức thi trên máy tính theo lộ trình bảo đảm tính khả thi. Đối với phương thức thi trên máy tính, thí sinh có thể tham gia dự thi một số đợt trong năm tại các địa điểm của tổ chức khảo thí độc lập, đáp ứng theo quy định của Bộ GD-ĐT; kết quả của đợt thi nào cao nhất lựa chọn sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và có thể được các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp tham khảo, sử dụng trong tuyển sinh (nếu có nhu cầu).
Lộ trình thực hiện phương án thi, tuyển sinh được xác định, trong giai đoạn 2021-2025 cơ bản giữ ổn định như kỳ thi THPT quốc gia năm 2019; thực hiện một số điều chỉnh cho phù hợp với thực tế phương thức tổ chức thi, nhất là phương thức tổ chức thi trên máy tính. Trong đó, các bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ được giữ ổn định như năm 2019. Cấu trúc lại các câu hỏi trong bài thi tổ hợp tự chọn (khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) theo chuẩn đầu ra của chương trình; chủ yếu là đánh giá kiến thức, kỹ năng và hướng tiếp cận đánh giá năng lực. Mặt khác, các bài thi tổ hợp sẽ được giảm số lượng câu hỏi trong từng bài thi để trở thành bài thi tổng hợp, từng bước hoàn thiện bài thi tích hợp phù hợp với lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa. Mỗi bài thi tổ hợp khi chấm chỉ cho ra một đầu điểm duy nhất, không còn bốn đầu điểm như hiện nay (ba đầu điểm môn thành phần và một đầu điểm của cả bài thi). Quá trình tổ chức kỳ thi, Bộ GD-ĐT sẽ chỉ đạo chung, ban hành quy chế, kiểm tra, thành tra, giám sát, chủ trì chấm trắc nghiệm; UBND các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức kỳ thi tại địa phương mình (chỉ đạo sở GD-ĐT chủ trì phối hợp với các ban ngành hữu quan thực hiện các khâu in sao đè thi, coi thi, chấm thi bài tự luận, phúc khảo, xét công nhận tốt nghiệp); các cơ sở giáo dục đại học được Bộ điều động tham gia các khâu thanh tra, kiểm tra, giám sát các khâu trong quy trình tổ chức kỳ thi, chấm thi, phúc khảo…
Video đang HOT
Đối với giai đoạn tiếp theo, sau năm 2025 sẽ ổn định kỳ thi cho học sinh học chương trình giáo dục phổ thông mới, có nhu cầu dự thi để cấp bằng tốt nghiệp THPT. Những điều chỉnh cho phù hợp điều kiện thực tế và hoàn thiện phương án thi trên máy tính sẽ được Bộ GD-ĐT công bố trước một năm các nội dung cụ thể để phụ huynh và học sinh chủ động trong dạy học, ôn tập và chuẩn bị tham gia kỳ thi…
XUÂN KỲ – LÊ HÀ
Theo Nhân dân
Èo uột tuyển sinh trường nghề
Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đang bị tách rời khỏi hệ thống giáo dục chung dẫn đến công tác tuyển sinh trình độ cao đẳng (CĐ) và trung cấp (TC) ảm đạm, bên cạnh đó chính sách đầu tư còn những bất cập nên càng gian nan hơn.
Mỏi mắt ngóng thí sinh
Thời điểm này, khi các trường đại học (ĐH) cơ bản hoàn tất công tác tuyển sinh và tổ chức nhập học, đào tạo cho sinh viên khóa mới thì nhiều trường CĐ, TC vẫn đang mỏi mắt chờ thí sinh đến.
Tình hình trường CĐ, TC tuyển sinh èo uột đã diễn ra vài năm nay, nhất là khi thí sinh được đăng ký không giới hạn nguyện vọng vào các trường ĐH. Năm 2017, 2018, hệ thống GDNN tuyển được hơn 2,2 triệu chỉ tiêu/năm, tuy nhiên mỗi năm các trường CĐ và TC chỉ lấy được số lượng hơn 540.000, chiếm 25% tổng tuyển sinh cả nước.
Sàn Giao dịch việc làm Hà Nội thu hút sinh viên nhiều trường CĐ, TC đến đăng ký ứng tuyển. Ảnh: Thủy Trúc
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các trường CĐ, TC khó khăn trong tuyển sinh được các chuyên gia chỉ ra. Mặc dù hệ thống trường phổ thông có chương trình định hướng nghề nghiệp thực hiện rất rầm rộ nhưng người quyết định cuối cùng trong việc chọn nghề lại là phụ huynh chứ không phải học sinh. Trong khi đó, GDNN đang bị tách rời hệ thống giáo dục chung nên tuyển sinh CĐ, TC càng khó khăn hơn. "Nguyên tắc tuyển sinh là lọt sàng xuống nia, học sinh không đậu ĐH sẽ học CĐ.
Tuy nhiên, dữ liệu thông tin thí sinh đăng ký tuyển sinh không được Bộ GD&ĐT chia sẻ với Bộ LĐTB&XH nên các cơ sở GDNN phải chạy đến từng trường mời gọi học sinh" - PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh phân tích.
Cũng đề cập đến câu chuyện tuyển sinh GDNN, nhiều chuyên gia đồng tình với ý kiến của Hiệu trưởng trường CĐ Y tế Phú Yên Bùi Trần Ngọc: Hệ thống các trường CĐ Việt Nam đang đứng trước nguy cơ, thách thức rất lớn bắt nguồn từ chính sách.
Cùng trong hệ thống giáo dục, Bộ GD&ĐT, Bộ LĐTB&XH đều có thế mạnh nhưng không phối hợp nên các trường CĐ, TC bị bỏ rơi, tụt hậu. Các trường CĐ, TC cũng phải tự chủ, tự chịu trách nhiệm, giải trình với xã hội nhưng bị tước quyền tuyển sinh viên khi hệ thống trường ĐH lấy quá nhiều chỉ tiêu, điều kiện quá rộng rãi.
Nhiều bất cập
Hoạt động của GDNN nhằm phục vụ mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực cho đất nước. Các trường CĐ, TC đào tạo nghề phải đảm bảo yếu tố chất lượng, giá thành, quy chuẩn và phải đào tạo theo nhu cầu thực tế thị trường việc làm.
Tuy nhiên, thực tế lại không hẳn như vậy. Chuyên gia độc lập Bùi Phương Việt Anh đã bỏ ra 24 năm đi hơn 400 trường tìm hiểu và nhận thấy: "Bây giờ là cuộc chơi công bằng, GDNN không thể đổ lỗi hết cho các trường ĐH, gia đình, xã hội. Lỗi ở chỗ các trường nghề chưa cho người dân thấy vai trò của tri thức năng lực".
Một thực tế khác được Hiệu trưởng trường CĐ Y tế Phú Yên chỉ ra, GDNN tiệm cận chuẩn mực quốc tế nhưng các tiêu chuẩn chung trong nước lại đang bị lạc hậu. Nhất là hệ thống trường nghề ngành y, sinh viên tốt nghiệp không thể ra nước ngoài làm việc do không đáp ứng chuẩn quốc tế.
Mặt khác, mỗi cơ sở GDNN lại thiết kế chương trình đào tạo có chuẩn đầu ra khác nhau, không theo quy định chung. Ngoài ra, hiện nay hệ thống giáo viên, giảng viên, lãnh đạo các trường nghề không có kiến thức quản trị, hoàn toàn chỉ chuyên môn đơn thuần sẽ không thể giải quyết được bài toán cạnh tranh. Điều này dẫn đến trường nghề Việt Nam thua ngay trên sân nhà, khi ngày càng có nhiều DN quốc tế và trường nước ngoài vào hoạt động.
Vì thế, để sản phẩm của GDNN đào tạo ra đạt chất lượng, một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng chính là sự hợp tác giữa hệ nhà trường - DN. Mặc dù các văn bản Luật Giáo dục, GDNN, DN quy định DN phải có trách nhiệm cùng nhà trường tham gia đào tạo, tuy nhiên, các DN lại không mặn mà. Một thành viên Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh nêu lý do: Các DN không có kinh phí. Mục tiêu của DN là sản xuất, kinh doanh mà khi tham gia vào quá trình đào tạo họ không nhận được sự hỗ trợ.
Chính phủ nên hình thành quỹ đào tạo, miễn giảm thuế cho những DN tham gia đào tạo để có nguồn kinh phí hoạt động đào tạo và động lực phối hợp với nhà trường.
Phối hợp nghiên cứu là nội dung rất cần thiết, có vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường và DN. Theo các chuyên gia, nếu nhà trường làm tốt được nội dung này đồng nghĩa với giải được bài toán tuyển sinh và nâng chất lượng GDNN.
Theo kinhtedothi
Trường cao đẳng sư phạm 'sống dở chết dở' xin dạy tiểu học: Nên không? Chuyện thật mà như đùa, năm nay, nhiều trường cao đẳng sư phạm địa phương rơi vào cảnh khó tuyển sinh dẫn đến tình trạng "sống dở chết dở", nhiều trường nghĩ cách xin được dạy học sinh tiểu học. Nhiều trường cao đẳng sư phạm không tuyển được sinh viên. Ảnh minh họa. Đỏ mắt tìm sinh viên Lãnh đạo trường Cao...