Bộ GD-ĐT tiết lộ chiêu ôn luyện đề văn theo kiểu mới
“Giữa đáp ứng mục tiêu với an toàn, thi đỗ 100% thì Bộ ưu tiên đề thi đáp ứng mục tiêu dạy học”.
Đây là khẳng định của Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển về đề thi tốt nghiệp THPT năm 2014 môn ngữ văn tại hội thảo”đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn ở trường phổ thông” diễn ra ngày 10/4 .
Chốt cho thi tốt nghiệp
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đã “thống nhất” với các đại diện của các Sở GD-ĐT trong cà nước một số nội dung cụ thể liên quan đến đề thi môn ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014.
Ông Hiển cho biết “Sẽ không nói chuyện cấu trúc đề thi nữa. Không chấp nhận việc giáo viên đòi cấu trúc mà không biết ma trận đề là gì”.
Về hình thức đề thi, theo ông Hiển sẽ có phần đọc hiểu và phần viết, để đánh giá năng lực tổng hợp, kiến thức kỹ năng, cách sử dụng kiến thức kỹ năng trong cuộc sống của học sinh.
“Đề thi có 2 hay 3 câu hỏi không quan trọng. Nội dung nghị luận xã hội và nghị luận văn học có thể là hai câu riêng, nhưng cũng có thể là một câu, miễn là đáp ứng với ma trận đề.
Video đang HOT
Phần ngữ liệu đọc hiểu không lấy trong sách giáo khoa. Phần ngữ liệu này sẽ vừa với học sinh: dài vừa phải, số lượng câu phức và câu đơn hợp lý, không có nhiều từ địa phương để học sinh cả nước đều có thể hiểu văn bản, cân đối giữa nghĩa đen và nghĩa bóng…
Với phần viết là câu hỏi mở, nhưng có chuẩn. Khó nhất là tư tưởng, đạo đức đến mức độ nào, còn thì vẫn có chân giá trị, giá trị sống để làm chuẩn” – đây là những thông tin về đề thi mà ông Hiển công bố.
Cũng theo ông Hiển, bài văn có hai giá trị: Giá trị thông điệp – nói thế nào để người khác hiểu được, và giá trị thứ hai là sự trong sáng của tiếng Việt – dấy chấm phẩy, câu cú, từ ngữ… Sau đó mới là cảm xúc, sự sáng tạo.
Trước những lo sợ về việc ra đề theo kiểu mới sẽ khiến đa phần giáo viên giáo viên không đủ năng lực chấm được bài văn của học trò, ông Hiển ví von “Qua sông thì phải luỵ đò, chưa qua đã sợ có ngày chết oan”.
“Giáo viên chưa biết ra đề, chấm đề mở thì sẽ tập huấn, bồi dưỡng để quen dần. Chấm không chính xác nhưng tiếp cận mục tiêu còn hơn chấm chính xác mà xa rời mục tiêu” – ông Hiển nhấn mạnh yêu cầu đối với việc kiểm tra, đánh giá môn ngữ văn.
Chiêu luyện cho học sinh
Trước những băn khoăn của giáo viên văn cả nước vè việc ôn tập cho học sinh theo hướng ra đề mới, ông Đỗ Ngọc Thống, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GDĐT), thường trực Ban chỉ đạo Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015, đã gợi ý giáo viên tập trung vào một số nội dung.
Về năng lực tiếp nhận văn bản – phần Đọc hiểu, theo ông Thống, thứ nhất là phải ôn cho học sinh thế nào là đọc hiểu văn bản: Nội dung chính, thông tin quan trọng, ý nghĩa của văn bản. Thứ hai là phải hiểu từ ngữ, cú pháp, chấm câu, hình thức biểu tượng, ký hiệu ngôn ngữ… Ví dụ như hỏi một từ trong đoạn văn đó có ý nghĩa gì cũng là một cách kiểm tra đọc hiểu.
Thứ ba là nhận ra và thấy tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản, không chỉ là các biện pháp tu từ. Học sinh không chỉ phát hiện ra mà còn thấy được tác dụng của biện pháp nghệ thuật, cao hơn là nêu được ý nghĩa giá trị của văn bản đó chứ không chỉ nội dung chính.
Tiếp theo là ôn cho học sinh về kỹ năng đọc hiểu: Cách hiểu có đúng không, phương pháp hiểu văn bản. Và hướng học sinh tới cảm xúc, cảm tưởng sau đọc hiểu văn bản. Về phần tạo lập văn bản – phần Viết, ông Thống cho biết giáo viên cần chú ý ôn luyện cho học sinh trước hết phải có tri thức về văn bản – kiểu đoạn, cấu trúc, quá trình nhận thức đúng nhiệm vụ và yêu cầu của đề bài.
Trang bị cho các em khả năng viết các loại văn bản phù hợp với đối tượng, tình huống giao tiếp. Viết để làm gì, viết cái gì, viết như thế nào. Ông Thống nhấn mạnh: “Cho dù đề thi mở, khuyến khích sáng tạo nhưng vẫn có những nguyên tắc, quy chuẩn của văn chương trường ốc, có căn cốt của kỹ năng cơ bản. Không có đề mở nào mà đến mức độ viết lung tung được. Đề mở, nhưng là mở phù hợp với trình độ học sinh”.
Theo Vietnamnet
Không thu hồi bằng Tiến sĩ !
Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) công bố kết luận nội dung tố cáo ông Nguyễn Cảnh Lương, Hiệu phó Đại học (ĐH) Bách khoa Hà Nội về việc đạo luận án tiến sĩ khoa học Toán. Theo đó, luận án không phải sao chép kết quả, mà chỉ lặp lại lý luận, phương pháp.
Theo nội dung tố cáo, trong luận án phó tiến sĩ toán của ông Nguyễn Cảnh Lương bảo vệ năm 1996 "có dấu hiệu đạo văn và không trung thực của một nhà giáo và đã sao chép lại gần như 100% của rất nhiều nội dung luận án của PGS.TS Đặng Văn Khải - người trực tiếp hướng dẫn ông Lương".
Theo đó, năm 1993, ông Nguyễn Cảnh Lương làm nghiên cứu sinh dưới sự hướng dẫn của GS Nguyễn Văn Mậu và PGS Đặng Văn Khải với đề tài "Hệ Cauchy-Riemann và hàm chỉnh hình trong đại số Clifford". Ngoài các kết quả nghiên cứu mới, một số chương mục của luận án được ông này lấy theo phương pháp của PGS Đặng Văn Khải, R.Delanghe cùng một số tác giả khác.
Ông Nguyễn Cảnh Lương - Hiệu phó trường ĐH Bách khoa Hà Nôi
Ông Lương thừa nhận, lúc đó do thiếu hiểu biết về các quy định, tầm quan trọng của việc phải trích dẫn, chú giải đầy đủ, rõ ràng những phần tham khảo cách làm của PGS Khải và các tác giả khác nên có khuyết điểm không thực hiện đúng nhắc nhở của các thầy hướng dẫn và của Hội đồng chấm luận án về việc trích dẫn.
Để có cơ sở đánh giá, xem xét nội dung tố cáo, Bộ GD-ĐT đã đề nghị Hội đồng Chức danh giáo sư ngành Toán hành lập Hội đồng xác minh luận án tiến sĩ của ông này. Hội đồng này kết luận, kết quả Luận án chủ yếu tập trung tại Chương 1, đáp ứng yêu cầu của Luận án tiến sĩ về toán.
Hội đồng đánh giá, tuy có những thiếu sót trong trình bày ở luận án song chưa đến mức đặt vấn đề xem xét, thu hồi học vị tiến sĩ hoặc miễn nhiệm chức danh phó giáo sư của tác giả.
Theo phân tích của Hội đồng, việc đếm câu chữ trùng nhau trong một công trình toán học rất ít có ý nghĩa bởi nhiều công trình có những câu chữ giống nhau nhưng mang nội dung khác nhau khi nói về những đối tượng khác nhau, và nhiều công trình dùng những lập luận giống nhau, dẫn đến hành văn và câu chữ có thể như nhau.
Theo thông lệ quốc tế, nếu một chứng minh nào đó có thể thực hiện bằng cách lặp lại từng chữ chứng minh của người khác, thì tác giả cần nói rõ điều đó, mặc dù có thể viết vào luận án để chứng tỏ kiến thức của mình và làm dễ dàng cho người đọc. Ông Nguyễn Cảnh Lương đã có thiếu sót là không nói rõ như vậy trong luận án.
Bộ GD-ĐT kết luận, nội dung tố cáo ông Nguyễn Cảnh Lương chỉ đúng một phần, đó là vi phạm quy định về trích dẫn tài liệu. Ông Lương không hề che giấu nguồn gốc tài liệu tham khảo khi đã liệt kê luận án của PGS Đặng Văn Khải tại danh mục tài liệu tham khảo. Vì vậy không đủ cơ sở kết luận ông Lương không trung thực.
Bộ GD-ĐT đề nghị ông Lương liệt kê các nội dung trong Luận án có sử dụng lập luận của PGS Khải, của các tác giả khác và bổ sung trích dẫn theo đúng quy định. Đồng thời, có bản kiểm điểm trách nhiệm cá nhân đối với vi phạm đã kết luận ở trên.
Theo VNE
Thi tốt nghiệp THPT: Sẽ đưa văn bản ngoài SGK vào đề văn Trao đổi với phóng viên Thanh Niên hôm qua 8.4, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ GD-ĐT đã nói rõ hơn về cách đổi mới ra đề môn văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay. Học sinh lớp 12 Trường trung học thực hành (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM)...