Bộ GD-ĐT lên tiếng việc ngành văn học tuyển sinh khối A
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng vụ Giáo dục Đại học của Bộ GD-ĐT, cho biết đơn vị sẽ kiểm tra, thanh tra về các điều kiện đảm bảo chất lượng, việc thực hiện các quy định về tuyển sinh, đào tạo đối với những trường tuyển sinh kiểu “tréo ngoe”.
Ảnh minh họa
Trước thực tế nhiều trường đại học (ĐH) tuyển sinh các ngành kỹ thuật bằng tổ hợp xét tuyển khối C hay ngành văn học tuyển sinh khối A, ngày 23-3, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã chính thức lên tiếng.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng vụ Giáo dục ĐH, cho biết theo quy định hiện hành, các cơ sở giáo dục đại học tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh. Các trường được sử dụng kết quả của 3 bài thi/môn thi, trong đó có ít nhất 1 trong 2 bài thi Toán, Ngữ văn để xét tuyển. Các bài thi/môn thi đưa vào tổ hợp để xét tuyển phải gắn với yêu cầu của ngành đào tạo; không sử dụng nhiều hơn 4 tổ hợp bài thi/môn thi để xét tuyển cho một ngành.
Như vậy, các trường được đảm bảo quyền tự chủ nhưng phải có trách nhiệm giải trình về việc các bài thi/môn thi đưa vào tổ hợp để xét tuyển có gắn với yêu cầu của ngành đào tạo hay không và quy trình xác định tổ hợp tuyển sinh như thế nào. Bà Phụng khẳng định, thông thường ít nhất phải có 1 hoặc 2 môn thi trong tổ hợp được coi như là môn kiến thức nền tảng, môn tiên quyết để có thể vào học chương trình đào tạo.
Video đang HOT
Nhận định về việc các trường xác định những tổ hợp môn thi không liên quan, bà Phụng cho rằng như vậy thì trường sẽ bị bất lợi nhiều hơn, mất nhiều hơn được. Lý do là dư luận xã hội nghi ngờ chính sách chất lượng của trường và khối trường đang đào tạo cùng ngành sẽ đánh giá thấp những trường như thế. Thêm vào đó, thí sinh tốt sẽ không chọn trường này, dẫn đến trường chỉ chọn được những thí sinh kém, không có tinh thần thực học, thực nghiệp, học chỉ để kiếm bằng… Nhiều thí sinh bỏ học giữa chương trình thường rơi vào những trường hợp này, chấp nhận mất học phí, thời gian, công sức…
“Quan trọng hơn là chất lượng đào tạo và uy tín của nhà trường sẽ bị giảm sút khi thấy trường tuyển sinh bằng cách “vơ bèo vạt tép”, người sử dụng lao động sẽ nghi ngờ chất lượng đào tạo của trường, không muốn nhận sinh viên của trường. Và như vậy, trường lại tiếp tục không thu hút được sinh viên giỏi, giảng viên giỏi… Nếu điều đó cứ tiếp diễn thì đó sẽ là quá trình “tự sát” vì trong điều kiện thông tin minh bạch như hiện nay, khó có thể “vàng thau lẫn lộn”"-bà Phụng khẳng định.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho biết đơn vị này sẽ theo dõi sát tình hình. “Nếu thấy những tổ hợp quá bất thường, chúng tôi sẽ trao đổi, yêu cầu nhà trường giải trình những nội dung trên. Nếu không có căn cứ thuyết phục, chúng tôi có thể lựa chọn những trường có dấu hiệu tiêu cực này để kiểm tra, thanh tra về các điều kiện đảm bảo chất lượng, việc thực hiện các quy định về tuyển sinh, đào tạo, việc đảm bảo chuẩn đầu ra và việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp… Những trường chất lượng thấp sẽ bị cảnh báo; nếu có vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định, thậm chí đến dừng tuyển sinh và công khai cho xã hội biết để phòng ngừa chung”- bà Phụng cho hay.
Trước đó, nhiều trường ĐH đã công bố phương án tuyển sinh và tổ hợp xét tuyển khiến dư luận ngạc nhiên và bức xúc. Tại Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai, các ngành khối kinh tế đòi hỏi có kiến thức sâu về toán, xác suất thống kê như kế toán, tài chính ngân hàng… thì trường lại xét tuyển bằng tổ hợp Văn-Sử-Địa. Các ngành khối kỹ thuật như ôtô, kỹ thuật xây dựng, chế tạo máy, công nghệ thông tin-vốn đòi hỏi kiến thức cơ bản liên quan nhiều đến các thuật toán, giải tích… cũng đều tuyển sinh bằng khối C.
Tại Trường ĐH Bình Dương (TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), thay vì tuyển sinh ngành Văn học bằng các tổ hợp khối C như thường thấy, trường này lại xét tuyển bằng cả tổ hợp Toán, Lý, Hóa. Còn cách ngành đòi hỏi thí sinh phải giỏi Toán – như ngành Kế toán, Tài chính- Ngân hàng – thì lại xét tuyển bằng tổ hợp Văn-Sử-Địa.
Theo NLĐ
Thực hư chuyện 5 điểm một môn thi mới đỗ tốt nghiệp?
Trên mạng xã hội mấy ngày qua xuất hiện thông tin theo quy chế thi THPT quốc gia năm 2018 vừa được Bộ GD& ĐT công bố, thí sinh phải đảm bảo mỗi môn thi thành phần đạt 5 điểm trở lên mới đủ điều kiện để xét công nhận tốt nghiệp THPT. Có hay không có việc này?
ảnh minh họa
Theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Bộ GD& ĐT, quy chế thi THPT quốc gia và xét tốt nghiệp THPT năm 2018 hầu như không có thay đổi so với năm 2017.
"Trong đó, về điều kiện xét công nhận tốt nghiệp hoàn toàn không có chuyện yêu cầu mỗi môn thành phần của thí sinh phải đạt mức tối thiểu 5 điểm"- bà Phụng khẳng định.
Bà Phụng cho rằng, không có quy định 5 điểm/môn thành phần mới đỗ tốt nghiệp. Quy định này vẫn được giữ nguyên. Tức là, điểm để được xét tốt nghiệp (điểm đỗ tốt nghiệp) vẫn là 5,0 điểm - đó là điểm trung bình của các môn thi THPT quốc gia cộng với điểm trung bình năm học lớp 12, sau đó chia cho 2, rồi cộng với điểm ưu tiên.
"Công thức năm nay cũng giống như các năm trước, không có gì khác. Điểm này chỉ sửa về mặt kỹ thuật, nên các em không phải lo lắng về nội dung này"- bà Phụng nói.
Trong phương án thi THPT Quốc gia năm 2018 đã được Bộ GD&ĐT công bố, đề thi năm nay của của thí sinh sẽ không còn chỉ nằm trong chương trình lớp 12 mà có cả lớp 11.
Kỳ thi THPT quốc gia 2018 sẽ gồm 5 môn thi: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).
Trong đó, 3 bài thi là bắt buộc gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tự chọn: bài thi Khoa học tự nhiên hoặc bài thi Khoa học xã hội. Với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh có thể chọn một trong các thứ tiếng là Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật.
Đối với hệ giáo dục thường xuyên sẽ phải trải qua 2 bài thi bắt buộc gồm: Toán, Ngữ văn và một bài thi tự chọn là Khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc bài thi Khoa học xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý).
Được biết, Bộ GD&ĐT đang xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa, nâng cao độ phân hóa của đề thi theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và từng bước định hướng nội dung theo lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Theo TPO
Tuyển sinh khối C vào ngành CNTT: Sẽ yêu cầu trường giải trình nếu thấy bất thường Báo ngày 21.3 có đăng thông tin năm 2018 một số trường ĐH xét tuyển các ngành kỹ thuật, công nghệ bằng khối C. ảnh minh họa Trao đổi với báo ngày 22.3, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ GD đại học, Bộ GD-ĐT, cho biết các bài thi/môn thi đưa vào tổ hợp để xét tuyển phải gắn với yêu...