Bộ GD-ĐT: Kiểm tra bài thi của tất cả các thí sinh trúng tuyển
Bộ GD-ĐT yêu cầu, sau kỳ thi tuyển sinh, hiệu trưởng các trường ĐH giao cho Phòng hoặc Ban chức năng tiến hành kiểm tra kết quả thi của tất cả các thí sinh đã trúng tuyển vào trường mình về tính hợp pháp của tất cả các bài thi của từng thí sinh.
Cụ thể, các đơn vị thực hiện quy chế ở tất cả các khâu công tác chấm thi (dồn túi, đánh số phách, quy trình chấm hai lần độc lập, biên bản chấm thi, chấm điểm bài thi, quản lý điểm bài thi…), so sánh điểm trên bài thi với điểm ghi ở biên bản chấm thi, ở sổ điểm và ở giấy chứng nhận kết quả thi. Nếu phát hiện thấy các trường hợp vi phạm quy chế hoặc các trường hợp nghi vấn, cần lập biên bản kiến nghị hiệu trưởng có biện pháp xác minh, xử lý.
Trước ngày 31/12, các trường báo cáo Bộ GD-ĐT kết quả kiểm tra.
Trong quá trình thu nhận hồ sơ hoặc trong thời gian sinh viên đang theo học tại trường, nếu phát hiện hồ sơ giả mạo thì báo cáo hiệu trưởng xử lý theo quy định của Quy chế.
Các trường khai giảng năm học chậm nhất vào ngày 30/10. Ngày 15/10, các trường lập danh sách thí sinh trúng tuyển và công bố trên mạng Internet.
Thí sinh đến trường nhập học chậm sau 15 ngày trở lên kể từ ngày nhập học ghi trong giấy triệu tập trúng tuyển, nếu không có lý do chính đáng thì coi như bỏ học. Nếu đến chậm do ốm đau, tai nạn, có giấy xác nhận của bệnh viện quận, huyện trở lên hoặc do thiên tai có xác nhận của UBND quận, huyện trở lên, các trường xem xét quyết định tiếp nhận vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học năm sau.
Những thí sinh bị địa phương giữ lại không cho đi học có quyền khiếu nại lên UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ GD-ĐT. Chỉ có Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mới có quyền ký quyết định giữ lại người đã trúng tuyển, nhưng phải giải thích cho đương sự rõ lý do và căn cứ pháp luật của quyết định đó.
Video đang HOT
Những trường hợp địa phương hoặc trường giải quyết chưa đúng mà thí sinh có đơn khiếu nại, sau khi đã cùng các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương và địa phương xem xét, Bộ GD-ĐT sẽ ra quyết định cuối cùng về việc học tập của thí sinh.
Theo Dân Trí
'Điểm sàn không thể quá thấp'
Trao đổi với VnExpress, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh thiếu niên Đào Trọng Thi cho rằng, điểm sàn không thể hạ quá thấp để đảm bảo tuyển chọn thí sinh đủ năng lực theo học đại học và đã đến lúc bỏ ba chung.
- Thưa ông, mới đây Hiệp hội các trường đại học ngoài công lập kiến nghị Bộ Giáo dục hạ điểm sàn để tuyển đủ chỉ tiêu, ông suy nghĩ thế nào về việc này?
- Điểm sàn được xây dựng căn cứ vào quy mô tuyển sinh, lựa chọn điểm sàn đảm bảo sao cho các trường đều đủ nguồn tuyển. Hiện nay chúng ta đang xét điểm sàn dựa trên kết quả thi, xác định đến mức điểm sao cho các em có đủ tiêu chuẩn theo học đại học.
Điểm sàn các năm không giống nhau, có thể thay đổi tùy tình hình. Tôi biết việc các trường đại học ngoài công lập đề nghị bỏ điểm sàn, thế nhưng việc này cần thận trọng vì có thể trường cần người học nên hạ điểm sàn quá mức, không đảm bảo tuyển chọn thí sinh đủ năng lực.
Nếu chấp nhận những em không đủ năng lực học tập, một thời gian sau các em không theo được, bị buộc thôi học, sẽ gây lãng phí cho gia đình, xã hội. Còn nếu các em học tiếp được thì người dân lại nghi ngờ chất lượng đào tạo.
- Hiện nay việc ra đề thi đã định mức bao nhiêu câu dành cho các em học lực trung bình, bao nhiêu câu khá. Vậy tại sao chúng ta không xây dựng điểm sàn dựa trên đề thi mà phải đợi kết quả mới công bố gây lo lắng cho thí sinh?
Ông Đào Trọng Thi: "Đã đến lúc bỏ 3 chung trong tuyển sinh đại học". Ảnh: H.K.
- Nếu chỉ dựa trên yếu tố mức độ nắm vững kiến thức của học sinh và đảm bảo đề thi ra tốt thì chúng ta có thể lấy điểm trung bình là điểm sàn, 15 điểm. Tuy nhiên, ngoài việc đảm bảo yêu cầu tối thiểu về năng lực theo học thì chúng ta còn phải tạo đủ nguồn tuyển vào các nhà trường.
Việc phân bổ thí sinh dự thi ở các trường lại khác nhau. Có trường quy mô nhỏ nhưng uy tín nên nhiều người thi, nhiều em điểm cao nhưng vẫn trượt vì điểm chuẩn trường đó cao hơn sàn rất nhiều.
Còn đại học ngoài công lập uy tín chưa đủ, chưa hấp dẫn, chưa được xã hội tín nhiệm nên ít học sinh giỏi đăng ký thi. Vì thế số em đạt điểm cao rất ít mà dưới điểm sàn thì nhiều. Trong hoàn cảnh đó, 3 chung sẽ điều phối lại cơ cấu thí sinh ở các trường thông qua nguyện vọng 2, nguyện vọng 3.
Ngoài ra, chúng ta còn phải đảm bảo cho các trường tuyển đủ chỉ tiêu nên phải công bố điểm sàn sau khi đã có kết quả thi. Nếu đưa điểm sàn ngay sau khi có đề thi, trong trường hợp chúng ta đánh giá hơi lệch năng lực học sinh, đề khó thì số trên sàn ít sẽ không đủ nguồn tuyển. Nhưng nếu đề dễ hơn một chút thì trên sàn lại nhiều quá, các trường tuyển sẽ khó bởi hiện nay chúng ta không đủ năng lực tuyển đủ chỉ tiêu theo điểm từ cao xuống thấp. Có em điểm thấp nhưng chọn đúng trường vẫn đỗ.
- Nhiều đại học ngoài công lập đang muốn mở đầu vào vì cho rằng mình đủ khả năng đào tạo, điều này sẽ gây hệ lụy thế nào?
- Nếu để họ thỏa mãn điều đó thì rất có thể họ sẽ vi phạm các yêu cầu về đảm bảo chất lượng. Thậm chí nếu có em chỉ vài ba điểm mà cho nhận là họ nhận ngay. Như vậy khi ra thị trường, nguồn nhân lực sẽ không đảm bảo yêu cầu. Còn nếu trường có nhiều chỗ cho học sinh học và có khả năng sàng lọc để quản lý đầu ra, thì sẽ có em vào học rồi không ra được. Lúc đó lại gây lãng phí cho các em, gia đình và xã hội. Tôi cho rằng trong điều kiện hiện nay tốt nhất không nên để sự lãng phí như vậy.
- Việc lựa chọn môn thi vào đại học hiện nay chưa hợp lý. Đơn cử các khối Kinh tế thi Toán là cần thiết nhưng Hóa thì hầu như các em không dùng đến, trong khi tiếng Anh lại rất quan trọng. Theo ông nên thay đổi theo hướng nào?
- Tôi nghĩ nên thay đổi. Bây giờ chúng ta đang thi khối A, B, C sử dụng cho nhiều trường đại học. Nếu giao quyền chủ động cho từng trường thì họ có thể đặt ra những môn thi riêng cho từng ngành học phù hợp. Khi đó khối A trường này không nhất thiết phải giống khối A của trường kia.
Tôi cũng cho rằng đã đến lúc giao quyền chủ động tuyển sinh cho các trường để họ tự tuyển theo đúng yêu cầu về chuyên môn, kiến thức, năng lực và yêu cầu đào tạo của từng trường.
- Nhưng giao quyền tự chủ cho các trường sẽ mâu thuẫn với ý ông nói trước đó rằng sẽ thả lỏng chất lượng đầu vào?
- Khi giao quyền tự chủ cho các trường thì không còn 3 chung nữa. Lúc đó chúng ta phải tìm giải pháp khác để khắc phục tình trạng lỏng lẻo đầu vào. Tuy nhiên, xu hướng chung giao quyền tự chủ cho các trường là con đường đi đúng và được nhiều hơn mất.
Tôi nghĩ đã đến lúc bỏ 3 chung rồi nhưng nếu phải sử dụng thì chúng ta vẫn tận dụng được những ưu thế của nó như điểm sàn hay mặt bằng chung.
Theo VNE
ĐH Cảnh sát: Gần 50% bài thi sử dưới điểm 2 Chiều 1/8, Trường ĐH Cảnh sát Nhân dân vừa công bố kết quả thi. Theo đó, thủ khoa của trường là thí sinh Trần Thị Ngọc Mai, dự thi khối A. Mai đạt 27 điểm với Toán 9,0; Lý: 8,25 và Hóa là 9,5. Nhìn chung, kết quả tuyển sinh vào trường năm nay thấp nhất năm trước một chút. Cụ thể, ở...