Bộ GD-ĐT hướng dẫn 3 hình thức giáo dục STEM ở bậc trung học
Bộ GD-ĐT vừa có công văn hướng dẫn một số nội dung thực hiện giáo dục STEM và tổ chức, quản lý hoạt động này trong trường trung học.
Mục đích của Bộ GD-ĐT là nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí và giáo viên về vị trí, vai trò và ý nghĩa của giáo dục STEM; thống nhất nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức thực hiện giáo dục STEM trong nhà trường.
Từ đó, tăng cường áp dụng giáo dục STEM trong bậc trung học nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông mới. Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lí và giáo viên về việc tổ chức, quản lý, xây dựng và thực hiện dạy học theo phương thức giáo dục STEM.
Các hình thức tổ chức giáo dục STEM
Theo Bộ GD-ĐT, tùy vào đặc thù từng môn học và điều kiện cơ sở vật chất, các trường có thể áp dụng linh hoạt các hình thức tổ chức giáo dục STEM như sau:
Dạy học các môn khoa học theo bài học STEM: Đây là hình thức tổ chức giáo dục STEM chủ yếu trong nhà trường trung học. Giáo viên thiết kế các bài học STEM để triển khai trong quá trình dạy học các môn học thuộc chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận tích hợp nội môn hoặc tích hợp liên môn.
Học sinh thực hiện bài học STEM được chủ động nghiên cứu SGK, tài liệu học tập để tiếp nhận và vận dụng kiến thức.
Video đang HOT
Học sinh trong một buổi trải nghiệm ứng dụng khoa học. Ảnh minh họa: Thanh Hùng
Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM: thông qua hình thức câu lạc bộ hoặc các hoạt động trải nghiệm thực tế; được tổ chức thực hiện theo sở thích, năng khiếu và lựa chọn của học sinh một cách tự nguyện. Nhà trường có thể tổ chức các không gian trải nghiệm STEM trong trường; giới thiệu thư viện học liệu số, thí nghiệm ảo, mô phỏng, phần mềm học tập để học sinh tìm hiểu, khám phá các thí nghiệm, ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong thực tiễn đời sống.
Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật: Hoạt động này dành cho những học sinh có năng lực, sở thích và hứng thú với các hoạt động tìm tòi, khám phá khoa học, kỹ thuật giải quyết các vấn đề thực tiễn. Dựa trên tình hình thực tiễn, có thể định kỳ tổ chức ngày hội STEM hoặc cuộc thi khoa học, kỹ thuật tại đơn vị.
Bài học STEM được xây dựng dựa theo quy trình thiết kế kĩ thuật với tiến trình bao gồm 8 bước. Nhà trường và giáo viên cần lưu ý đến việc sử dụng thiết bị, công nghệ sẵn có, dễ tiếp cận với chi phí tối thiểu. Sử dụng tối đa các thiết bị sẵn có thuộc danh mục thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định.
Hành trình giáo dục nhân bản!
NHG vừa cho ra mắt TVC về hành trình tri thức của một học sinh được đào tạo, nuôi dưỡng để trở thành một con người phát triển toàn diện.
Để hình ảnh học tập trở nên chân thật nhất, TVC được thực hiện ngay tại các cơ sở giáo dục của hệ thống NHG, gồm: Trường Mầm non Quốc tế Saigon Academy Trần Nhật Duật (SGA), Trường Song ngữ Quốc tế Học viện Anh Quốc UK Academy Bình Thạnh (UKA), Trường Quốc tế Bắc Mỹ Nam Sài Gòn (SNA), Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) cùng với sự tham dự của những học sinh thuộc các hệ thống trường K-12 và sinh viên khối Đại học của NHG.
Một cảnh quay trong TVC được thực hiện tại hội trường HIU với sự tham gia của Ca sĩ Đông Nhi, phụ huynh học sinh Trường SNA
Mở đầu TVC là hình ảnh một cô gái đoạt giải "Nhân vật truyền cảm hứng" trong chương trình "Người phụ nữ của năm". Hình ảnh mang tính biểu tượng cho sự thành đạt trong cuộc sống. Ẩn sâu trong đôi mắt đầy kiêu hãnh và tự hào, cô gái thầm biết ơn những người đã đồng hành cùng cô từ những ngày đầu trong chặng đường chinh phục tri thức.
Những thước phim tiếp theo đưa chúng ta về ngày thơ ấu trong hành trình học tập và lớn khôn xuyên suốt cấp mầm non đến tiểu học - trung học - đại học của cô. Qua lăng kính tuổi thơ, người học sinh ngày nào mang hàng ngàn câu hỏi về thế giới xung quanh nay đã trưởng thành từ những điều nhỏ nhặt mà gia đình, trường học, xã hội đã dành cho cô. Việc bền bỉ, kiên trì góp nhặt những điều nhỏ bé nhằm kiến tạo nên cô của ngày hôm nay cần một tình yêu rất lớn lao để thực hiện. "Không phải tất cả chúng ta, ai cũng có thể làm được những điều vĩ đại, chúng ta có thể làm những điều nhỏ nhặt, với một tình yêu vĩ đại." - thông điệp được chia sẻ trong TVC.
Học sinh trong đồng phục NHG tại Trường SNA
Phục vụ trong yêu thương
Ở TVC này, những tinh túy từ triết lý giáo dục Nhân Bản - 5H của NHG được cô đọng, gửi gắm trong 2 phút hành trình học tập của một con người. Theo đó, NHG hướng đến tạo nên những CON NGƯỜI (Human) hoàn thiện với một TRÁI TIM (Heart) yêu thương, một cái ĐẦU (Head) tỉnh táo, đôi BÀN TAY (Hand) chăm chỉ, và SỨC KHOẺ (Health) cường tráng.
Học sinh NHG thể hiện sống động những bản thể tài năng, ham học và nhân ái được đào luyện từ hệ thống NHG
Sở dĩ NHG chọn Heart - mang ý nghĩa trái tim biết yêu thương, giàu lòng nhân ái đứng ở vị trí đầu tiên trong triết lý giáo dục của mình bởi khi làm giáo dục, nhất định phải bắt đầu bằng yêu thương. Người ta có thể dạy các kỹ năng cơ bản mà không cần tình yêu, nhưng để người thầy thực sự tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống học sinh, cần phải có tình yêu.
Không chỉ được phát triển trí tuệ, kiến thức, những thế hệ học sinh thuộc hệ thống giáo dục NHG còn được trang bị đầy đủ, kỹ lưỡng về cảm xúc, tính cách để trở thành những con người hiểu chính mình, hiểu người khác; biết nuôi dưỡng và phát triển những cảm xúc tích cực như sự tự tin, bao dung, chấp nhận người khác, dũng cảm và quyết tâm trước khó khăn; biết kiểm soát và kiềm chế những cảm xúc tiêu cực như thiếu tự tin, mặc cảm, sợ hãi.../.
Trẻ học kiểu mì ăn liền: Tai hại Nghỉ hè, các lớp năng khiếu cấp tốc cho trẻ lại rộ lên. Phụ huynh thích mô hình này vì kết quả "nhìn thấy ngay" của nó. Không mấy người đủ bình tĩnh và chuyên môn để nhận ra tác hại lâu dài của những khóa học mì ăn liền kiểu này. Học trò được học chép tranh ở những khóa cấp tốc...