Bộ GD-ĐT: Hạn chế sử dụng sách tham khảo trong năm học tới
Chiều ngày 20/4, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã làm việc với lãnh đạo Bộ GD-ĐT, đại diện một số nhà xuất bản (NXB) về công tác xuất bản, phát hành SGK, đồ dùng dạy học cho năm học mới.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào phát hành SGK
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá từ năm 2020 các bộ SGK lớp 1 mới đã được triển khai tích cực, một số bài học, kinh nghiệm đã được rút ra.
“Vì sự nghiệp đổi mới ngành giáo dục cần đứng về phía lợi ích của học sinh, phải giải đáp đầy đủ, kịp thời mọi mối quan tâm của dư luận, đặc biệt của đội ngũ giáo viên, phụ huynh học sinh” – ông Đam nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc về công tác xuất bản, phát hành SGK, đồ dùng dạy học cho năm học mới. Ảnh VGP/Đình Nam
Tại cuộc họp, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết đã phê duyệt các bộ SGK lớp 2 và lớp 6 mới. Mặc dù theo quy định của Luật Giáo dục, UBND các tỉnh, thành phố được quyền lựa chọn các bộ SGK nhưng Bộ GD-ĐT đã công khai trên mạng và kêu gọi toàn bộ giáo viên xem xét, cho ý kiến về các bộ SGK.
Video đang HOT
Ông Đam đề nghị Bộ GD-ĐT tiếp tục đôn đốc các tỉnh, thành phố chỉ đạo sớm việc lựa chọn các bộ SGK mới, phù hợp để phụ huynh học sinh sớm nắm được thông tin, giáo viên sớm có sự chuẩn bị, tìm hiểu sâu thêm nội dung, phương pháp giảng dạy, các NXB cũng xác định được nhu cầu số lượng SGK để chuẩn bị cho công tác in ấn.
Về giá của SGK mới, đại diện Bộ GD-ĐT, NXB Giáo dục, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) đã báo cáo, phân tích về từng nguyên nhân làm tăng giá SGK, bao gồm chi phí biên soạn, biên tập, in ấn, phát hành, tiếp thị, tập huấn…
Đại diện Bộ Tài chính, Bộ GD-ĐT cũng cho biết các NXB cũng đã có sự trao đổi với Bộ Tài chính để có những bộ SGK tốt về mặt nội dung, hình thức thuận lợi hơn cho việc học của học sinh.
Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, Thông tư hướng dẫn chuẩn về hình thức các cuốn SGK, danh mục học liệu, các dụng cụ dạy học cần thiết theo SGK mới sẽ sớm dược ban hành. Đây là căn cứ để các NXB biên soạn, in ấn các bộ SGK có chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện hiện tại, tránh tình trạng các NXB có xu thế lựa chọn các loại giấy tốt nhất, công nghệ in tốt nhất dẫn tới giá SGK sẽ cao hơn.
Bộ GD-ĐT, Bộ Tài chính, đại diện một số bộ, ngành thống nhất ứng dụng triệt để CNTT để cải tiến công tác phát hành. Nhờ đó, các NXB hoàn toàn có thể nắm được yêu cầu về SGK chính xác đến từng học sinh, đổi mới căn bản công tác phát hành.
Nếu làm tốt việc này, hoàn toàn có thể tránh được tình trạng SGK giả và giảm dần tỉ lệ 23,5% chi phí phát hành sách trong cơ cấu giá SGK hiện nay.
Hạn chế sử dụng sách tham khảo
Đối với sách tham khảo, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết trong quá trình đổi mới SGK theo hình thức “cuốn chiếu”, những năm tới đây, yêu cầu đặt ra đối với SGK gắn với phương thức giảng dạy mới thì nội dung trong SGK đã đảm bảo đầy đủ kiến thức cần thiết cho học sinh.
Vì vậy, ông Độ khẳng định thông qua nhiều biện pháp tổng hợp, đặc biệt hướng dẫn công tác đánh giá (kiểm tra, thi cử) sử dụng kiến thức SGK… thì trong trường học chỉ sử dụng chính thức SGK, còn sách tham khảo chỉ sử dụng rất hạn chế.
“Bộ GD-ĐT cơ bản không khuyến khích học sinh dành quá nhiều thời gian cho sách tham khảo, ngoài một số em học sinh có năng khiếu đặc biệt. Nhất là các cháu ở bậc tiểu học thì đổi mới phương pháp dạy và học để giảm áp lực, để học mà chơi, chơi mà học” – ông Độ nói.
Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, các trường học có thể mua sách tham khảo để trong thư viện để giáo viên tham khảo, làm phong phú thêm kiến thức và một số rất ít học sinh có năng khiếu đặc biệt cần mua thêm để sử dụng.
Bên cạnh đó, cùng với việc tái bản SGK định kỳ hằng năm, lãnh đạo Bộ GD-ĐT kêu gọi các em học sinh, phụ huynh giữ gìn, khuyến khích sử dụng lại SGK. Trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT sẽ ứng dụng CNTT để chia sẻ SGK cũ cho những người có nhu cầu.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Bộ GD-ĐT, Bộ Tài chính, các nhà xuất bản cùng các bộ, ngành liên quan phát huy tinh thần trách nhiệm để công tác xuất bản, phát hành SGK, đồ dùng dạy học trên tinh thần cầu thị, minh bạch vì các em học sinh, giáo viên cũng như công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của đất nước.
Hơn hai tỷ đồng giúp nâng cao văn hóa đọc cho trẻ em
Ngày 9-4, một thư viện mới đạt tiêu chuẩn "xuất sắc về cơ sở vật chất và hạng mục sách" theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thư viện trường, đã được khánh thành và bàn giao cho Trường tiểu học Ngô Quyền, quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh.
Khánh thành thư viện mới ở Trường tiểu học Ngô Quyền (Ảnh: AAV).
Đây là kết quả từ dự án "Phát triển thư viện và văn hóa đọc tại Trường tiểu học Ngô Quyền" được thực hiện trong năm 2020-2021, với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục thông qua cải thiện chất lượng thư viện. Với ngân sách hơn hai tỷ đồng, dự án được Công ty TNHH Chứng khoán KB (KBS) hỗ trợ thông qua hai tổ chức ChildFund Hàn Quốc và ActionAid Việt Nam (AAV).
Các em học sinh đọc sách tại thư viện mới (Ảnh: AAV).
Thư viện mới rộng 120m2, với gần 16,4 nghìn cuốn các loại như: sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo, sách thiếu nhi. Tại đây có trang bị máy tính, cài đặt phần mềm quản lý sách, hệ thống vận hành thư viện hiện đại dành cho 90 học sinh cùng đọc một lúc.
Dự án cũng tổ chức chương trình ngày hội sách, với các hoạt động giới thiệu sách, thi đọc sách và kể chuyện về sách, tham quan thư viện nhằm thúc đẩy văn hóa đọc, thu hút sự tham gia của gần 500 em nhỏ.
Bình Tân là quận đông dân của TP Hồ Chí Minh, với khoảng 790.000 người vào năm 2020. Trong số này, khoảng 60% là dân nhập cư. Dù đã được đầu tư nhiều, nhưng hệ thống cung cấp dịch vụ giáo dục công lập tại Bình Tân chưa theo kịp sức ép của số lượng đông đảo người dân nhập cư.
Nằm ngay trung tâm Khu công nghiệp Vĩnh Lộc, Trường Tiểu học Ngô Quyền là một trong những ngôi trường chịu áp lực lớn nhất từ người dân nhập cư, với khoảng 3.500 học sinh vào năm 2018-2019, trong đó 50% là con em dân nhập cư. Số học sinh tại trường hiện nay là 50 em/lớp, cao hơn nhiều so với quy định. Trong năm học 2019 - 2020, trường có hơn 4.000 học sinh.
.
Nhà xuất bản nói hợp nhất nhưng thực tế lại là loại bỏ 2 bộ sách giáo khoa Giáo sư Đỗ Thanh Bình cho rằng: "Đây là loại bỏ chứ không phải hợp nhất vì chúng tôi không được sử dụng một trang nào cả, bị loại hoàn toàn". Theo lý giải của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, hai bộ sách giáo khoa "Cùng học để phát triển năng lực", "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo...