Bộ GD-ĐT điều chỉnh đáp án môn thi Lịch sử Đại học
Chiều ngày 15/7, Ban chỉ đạo tuyển sinh – Bộ GD-ĐT đã thông báo điều chỉnh đáp án và phiếu chấm môn Lịch sử kỳ thi ĐH, CĐ đợt 2, phần điều chỉnh nằm trong câu 4a.
Thí sinh xem lại bài thi môn Lịch sử.
Nội dung câu 4a trong đề thi là: Khái quát chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong thời kì Chiến tranh lạnh và đáp án được điều chỉnh, mời độc giả xem tại đây.
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Thi đại học không chọn người chỉ biết học thuộc
"Đổi mới đề Văn phải chờ đợi một sự thay đổi rất lớn trong cách dạy. Việc này ở SGK mới sau năm 2000 đã thất bại. Tôi hi vọng lần biên soạn chương trình và SGK sau năm 2015 sẽ thực hiện được".
PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam trao đổi về chuyện đề Văn, dạy Văn.
Video đang HOT
"Văn học cũng là cuộc sống. Kể cả những tác phẩm cổ điển xa xưa cũng vẫn đặt ra và nói với chúng ta một điều gì đó rất thiết thực và gần gũi"
Cách dạy cần thay đổi lớn
- Đề Văn mấy năm nay được đánh giá là đang chuyển mình để định hướng cách dạy và học trong trường phổ thông. Xin ông cho biết đó là những đổi mới gì qua những đề thi gần đây?
- Thực ra định hướng đổi mới này đã được đề ra ngay từ khi biên soạn CT và SGK mới (sau 2000) nhưng cho đến những năm gần đây việc thực hiện mới dần dần nhuần nhuyễn và ngày càng tốt hơn. Đổi mới thể hiện ở chỗ đề thi kiểm tra toàn diện hơn. Chất lượng câu hỏi chuẩn xác hơn, nội dung hướng tới đời sống, tới những vấn đề gần gũi, thiết thực hơn chứ không bắt học sinh bàn về những điều viển vông, cao xa. Đánh giá được năng lực suy nghĩ và việc thể hiện suy nghĩ của học sinh sao cho khách quan và khuyến khích được sáng tạo....
- Ngoài những ưu điểm này, đề Văn còn mặt nào cần hoàn thiện nữa?
- Với nghị luận xã hội có thể nêu vấn đề bằng nhiều cách. Bên cạnh dạng đề bàn về một câu danh ngôn, có thể yêu cầu học sinh bàn về một hiện tượng đời sống (tích cực hoặc tiêu cực) có thật và giàu ý nghĩa đang diễn ra hàng ngày. Nếu cứ ra danh ngôn mãi thì sẽ nhàm chán và đôi khi vẫn còn nặng về câu chữ, khái niệm. Như đề năm nay, nhiều học sinh sẽ khó khăn khi phân biệt cơ hội và chân chính thành tựu và thành tích...
Đề nghị luận theo tôi là cái đáng bàn nhất. Muốn đổi mới thực sự về đề nghị luận văn học thì cần có một sự thay đổi rất lớn trong cách dạy, cách học. Dạy văn là dạy cách đọc, hình thành năng lực đọc, cách giải mã văn bản. Trong chương trình vừa qua đã đặt ra nhưng chưa thực hiện được, có thể coi đó là một thất bại. Cách kiểm tra văn hiện tại vẫn là tái hiện kiến thức, thực chất vẫn là nhắc lại những gì đã học, đã đọc, đã thuộc. Còn nếu muốn kiếm tra để xác định năng lực đọc thì cần yêu cầu học sinh vận dụng hiểu biết để đọc, phân tích và cảm thụ về một văn bản chưa học (như yêu cầu đọc hiểu của đánh gía quốc tế - PISA).
Các bài trong SGK đã học cũng cần kiểm tra, nhưng đó là kiểm tra thường xuyên, kiểm tra bài cũ... còn khi thi, nhất là thi vào Đại học phải chọn được người giỏi, người có năng lực chứ không phải người chỉ biết học thuộc. Tôi hy vọng lần thay đổi chương trình và SGK sau 2015 sẽ thực hiện được sự đổi mới này.
- "Có ý kiến chỉ ra, nếu cứ hỏi xoáy vào chi tiết, đặc biệt ở câu 5 điểm sẽ làm lu mờ yếu tố thể loại, sa vào cái vụn vặt mà quên mất cái lớn, cái tổng thể. Thậm chí gây khó cho học sinh vì các em khó có thể viết một bài văn 4-5 trang về những tình huống truyện hay hai đoạn thơ. Thầy nghĩ sao và hướng khắc phục sẽ như thế nào?"
- Dạy học vVăn, dù theo hướng giảng hay đọc - hiểu văn bản cũng không thể không chú ý tới đặc điểm thể loại. Nhưng thể loại không phải là cái gì đó trừu tượng chung chung mà nó được thể hiện rất cụ thể ở nhiều yếu tố của tác phẩm: đề tài, ngôn ngữ, nhân vật, cốt truyện, chi tiết, lời văn... Vì thế hỏi về một yếu tố nào đó cũng là hỏi về đặc điểm thể loại. Mặt khác do đề thi cải tiến theo hướng hỏi toàn diện hơn bằng hình thức nhiều câu hơn nên khó có câu hỏi dành cho việc phân tích, đánh giá toàn bộ, tổng thể tác phẩm như kiểu đề thi 1 câu như trước đây.
Ngoài ra việc hỏi chi tiết buộc học sinh phải đọc tác phẩm, tránh việc nói theo, không đọc cụ thể... Tuy nhiên loại câu này, cần chọn được chi tiết nào cho có ý nghĩa, độc đáo, có giá trị cả về nội dung và nghệ thuật để hỏi mới là quan trọng. Không ai không chế số trang, nhưng viết so sánh hai tình huống truyện, hoặc hai đoạn thơ với những học sinh có năng lực thì 4-5 trang có gì là khó.
Đáp án là cái đáng bàn nhất
- Liệu bài viết của học sinh có nhất thiết phải đáp ứng đủ ý như đáp án của Bộ?
- Để kích thích tư duy, nên cho các em "phóng bút" và có những lối suy nghĩ hoàn toàn không giống "chuẩn" trong đáp án? Đây chính là cái nhiều người băn khoăn nhất. Là một kỳ thi chọn đỗ, trượt, nên bắt buộc phải có đáp án. Vấn đề là đáp án nên như thế nào ?
Theo tôi, không có một đáp án nào bao quát được tất cả mọi ý tưởng cho đề Văn, nhất là đề mở. Cho nên, Bộ chỉ nêu lên ý chính tối thiểu cần đạt. Sau đó, trong đáp án phân hóa theo các mức điểm khác nhau... Bài viết của học sinh không nhất thiết phải bám sát đáp án (cả nội dung và cách trình bày), miễn là nó logic, có lý.
Việc đánh giá cụ thể hoàn toàn dựa vào năng lực của người chấm. Các giám khảo phần lớn là có trình độ, sẽ xác định và đánh giá chính xác bài viết của học sinh. Nhưng chất lượng giám khảo là không đồng đều, vì thế các hội đồng thi rất cần tập huấn chấm thi, trao đổi đáp án và cách chấm thật kĩ càng để việc đánh giá được khách quan, chính xác.
- Có đề yêu cầu cảm nhận hai tình huống truyện hay hai đoạn thơ nhằm mục đích gì? Trong khi đáp án không nhấn mạnh thao tác so sánh, nhưng đây đáng lẽ là phần chính. Phải chăng người ra đề ít chú ý đến đáp án?
- Dạng đề so sánh văn học rất cần thiết đối với học sinh. Một trong những yêu cầu của cảm thụ văn học là tìm ra sự khác biệt, cái độc đáo trong nội dung, và hình thức ngôn từ của mỗi tác phẩm. Muốn thấy được sự độc đáo thì phải so sánh. Hơn nữa so sánh là thao tác tư duy rất cần thiết cần hình thành và rèn luyện cho học sinh. Đề thi nêu hai trích đoạn, hai tình huống, hai nhân vật... trở lên thì thường là có yêu cầu so sánh.
Phần đáp án trọng tâm phải có so sánh, chỉ ra sự độc đáo, khác biệt. Nếu chỉ lần lượt phân tích riêng rẽ, không so sánh thì theo tôi không nên cho điểm cao. Nếu đáp án không nhấn mạnh so sánh thì là do khâu làm đáp án chứ không phải việc ra đề.
- Đề nghị luận xã hội khiến môn Văn tới gần hơn với cuộc sống. Vậy làm thế nào để nghị luận văn học cũng làm được như vậy?
- Văn học cũng là cuộc sống. Kể cả những tác phẩm cổ điển xa xưa cũng vẫn đặt ra và nói với chúng ta một điều gì đó rất thiết thực và gần gũi. Cứ dạy và học tốt những tác phẩm văn học có giá trị khắc nó gắn với cuộc sống. Còn ngay cả với tác phẩm viết trực tiếp về cuộc sống hiện nay, nếu viết kém và dạy kém thì cũng chẳng có ý nghĩa gì.
- Theo ông, đề Văn của chúng ta đã kiểm tra được năng lực ngôn ngữ của học sinh chưa? Điều này có quan hệ như thế nào với việc dạy Văn hiện nay?
- Tiếng Việt là công cụ không chỉ cho việc học văn mà cho nhiều môn học và các hoạt động khác, nên rất quan trọng. Đánh giá năng lực tiếng Việt của học sinh chủ yếu là đánh giá năng lực vận dụng, thực hành. Vì thế phần lớn quan niệm qua bài viết của học sinh có thể đánh giá được năng lực này. Nhưng gần đây cũng có ý kiến cho rằng cần có câu hỏi về tiếng Việt riêng như một câu 2 điểm. Tôi cho rằng dù có hay không khi chấm bài văn của học sinh cần phải tính điểm của tiếng Việt.
Trong thực tế việc chấm thi tốt nghiệp, đại học, số lượng bài qúa lớn, áp lực phải hoàn thành nhanh nên nhiều giám khảo chỉ chấm ý, chấm nội dung ít chấm tiếng Việt (từ ngữ, câu, diễn đạt, hành văn...), trừ khi bắt gặp những bài văn thực sự gây "ấn tượng". Để đánh giá được đúng và hài hòa cả nội dung (văn) và hình thức (tiếng) là rất khó, đòi hỏi phải có trình độ và thời gian.
Theo VietnamNet
Bài thi có cách giải sáng tạo khác với đáp án sẽ được thưởng điểm Hiện nay, các trường đại học bắt đầu chấm thi. Theo Bộ GD-ĐT, bài thi được chấm 2 vòng độc lập nên khó có thể gian lận được. Những bài làm đúng, có cách giải sáng tạo, độc đáo khác với đáp án có thể được thưởng điểm. Ông Trần Văn Nghĩa - Cục phó Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng...