18/6 sẽ có điểm thi tốt nghiệp
Thí sinh trao đổi bài tiếng Anh sau buổi thi cuối cùng kỳ thi tốt nghiệp THPT tại hội đồng thi Trường THPT Lương Thế Vinh, Q.1, TP.HCM
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012 đã kết thúc. Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, kỳ thi đã diễn ra an toàn, nghiêm túc, không có sự cố đáng tiếc.
Tỉ lệ thí sinh dự thi là 99,85% so với số đăng ký dự thi. Cả sáu môn thi chỉ có 27 thí sinh bị đình chỉ thi và tám giám thị bị đình chỉ coi thi. Đây là kỳ thi đầu tiên sau sáu năm Bộ GD-ĐT thực hiện “hai không” (nói không với bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử) và quay lại việc giao chủ động cho các địa phương trong việc tổ chức kỳ thi này.
Trao đổi với PV, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nói:
- Khi giao chủ động tổ chức kỳ thi, các địa phương quan tâm sát sao hơn, thể hiện trong việc chuẩn bị cơ sở vật chất, tập huấn lực lượng tham gia kỳ thi, việc sắp xếp, bố trí thí sinh ở các hội đồng thi và cán bộ coi thi đảm bảo khách quan hơn. Tuy nhiên qua các buổi thi, một số hội đồng coi thi, giám thị, thanh tra chưa thực hiện tốt nhiệm vụ. Ví dụ bố trí chỗ ngồi cho thí sinh không hợp lý, giám thị quên không ký vào giấy thi… Đặc biệt giám thị ở nhiều nơi chưa làm tốt, làm kỹ việc nhắc nhở thí sinh thực hiện quy chế.
* Nhiều ý kiến cho rằng đề thi văn nói riêng và đề thi môn khác nói chung năm nay đều quay về truyền thống, ít tính sáng tạo so với năm trước. Đây là đề thi khiến nhiều người không thỏa mãn, chỉ đảm bảo tính an toàn. Ông có ý kiến gì?
- Đề thi ra đúng định hướng của Bộ GD-ĐT, chính xác, khoa học, bám sát kiến thức cơ bản, phù hợp với trình độ thí sinh, đảm bảo kiểm tra được kiến thức cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức và phân hóa được trình độ thí sinh. Riêng đề văn, tôi không nghĩ như vậy, thực tế có nhiều người vẫn khen đề hay. Đề thi các môn xã hội gắn với thực tiễn đời sống chính trị xã hội.
Video đang HOT
* Xin ông cho biết tiến độ chấm thi năm nay thế nào? Bộ GD-ĐT chỉ đạo các địa phương thế nào để đảm bảo việc chấm thi khách quan khi bỏ chấm chéo? Liệu có xảy ra tình trạng sửa hướng dẫn chấm thi như năm trước tại đồng bằng sông Cửu Long?
- Theo quy định năm nay, trước ngày 18-6 các sở GD-ĐT phải hoàn tất việc chấm thi để báo kết quả thi về Bộ GD-ĐT. Năm nay không chấm chéo giữa các tỉnh thành nhưng Bộ GD-ĐT vẫn yêu cầu chấm chéo giữa các trường, không để giám thị chấm bài của học sinh mình đã dạy. Hướng dẫn chấm thi của bộ đã quy định chặt chẽ về nguyên tắc, quy trình chấm thi. Bộ không cho phép bất cứ địa phương nào viết lại hướng dẫn chấm thi, barem điểm. Năm trước xảy ra sự việc ở đồng bằng sông Cửu Long là do tổ chức chấm chéo. Năm nay, trách nhiệm được giao về cho từng sở GD-ĐT, sở nào làm sai sẽ bị xử lý nghiêm khắc.
Tuy nhiên để đảm bảo việc chấm thi chính xác, khách quan, năm nay Bộ GD-ĐT đề nghị hội đồng chấm thi các tỉnh tăng số lượng bài thi chấm chung để thống nhất phương án chấm, đồng thời yêu cầu thanh tra chấm thẩm định ít nhất 5% số bài thi ngẫu nhiên để kiểm soát việc thực hiện hướng dẫn chấm thi của Bộ GD-ĐT ở các địa phương.
* Năm nay, Bộ GD-ĐT quy định mọi thí sinh đều có quyền xin phúc khảo bài thi. Như vậy, số lượng thí sinh xin phúc khảo sẽ tăng lên. Bộ GD-ĐT có chỉ đạo gì để các địa phương đảm bảo tiến độ chấm thi, đủ thời gian công nhận tốt nghiệp cho thí sinh dự thi ĐH-CĐ?
- Quy định mới trong chấm thi phúc khảo nhằm đảm bảo công bằng cho mọi thí sinh. Việc có nhiều thí sinh xin phúc khảo có khó khăn cho các sở GD-ĐT, cho các hội đồng chấm thi, nhưng các sở GD-ĐT phải chủ động bố trí lực lượng chấm thi tương ứng với số bài thi chấm phúc khảo để đảm bảo công nhận tốt nghiệp cho thí sinh kịp dự thi ĐH-CĐ.
* Để kiểm soát tính nghiêm túc trong việc chủ động thực hiện kỳ thi, Bộ GD-ĐT có tổ chức hậu kiểm sau khi có kết quả thi tốt nghiệp không? Kết quả này có được công bố công khai?
- Việc kiểm tra sau kỳ thi năm nào Bộ GD-ĐT cũng làm. Trong đó sẽ có biện pháp để kiểm tra việc coi thi của các địa phương có nghiêm túc không. Nhưng việc có công bố công khai hay không còn tùy tính chất của sự việc.
Có chứng cứ mới xử lý Tại cuộc họp báo ngay sau khi kết thúc môn thi cuối cùng, trước phản ánh của báo giới về tình trạng phao thi vẫn xuất hiện nhiều ở các khu vực thi có thông tin từ thí sinh cho thấy có hiện tượng giám thị dung túng cho thí sinh quay cóp, chỉ thu tài liệu của thí sinh mà không lập biên bản đình chỉ thi, giám thị phòng thi này gửi gắm thí sinh cho giám thị phòng thi kia…, ông Nguyễn Huy Bằng, chánh thanh tra Bộ GD-ĐT, khẳng định nếu có chứng cứ rõ ràng về hiện tượng trên, Bộ GD-ĐT sẽ xử lý đúng quy chế.
Theo Vĩnh Hà (Tuổi trẻ)
Đề thi tốt nghiệp không nằm trong phần giảm tải
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp. (Ảnh minh họa).
Bộ GD-ĐT cho biết, đề thi tốt nghiệp THPT năm nay vẫn ổn định như năm trước, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12.
Vẫn có những câu hỏi mở
Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GDĐT) cho biết, đề thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ kiểm tra bao quát kiến thức cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức, sự hiểu biết về thực hành của người học phân loại được trình độ của người học...
Đề thi không ra trong phần giảm tải, thí sinh chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản là có thể đạt được điểm trung bình. Tuy nhiên, đề thi vẫn có những câu mang tính phân loại và những câu hỏi ra theo hướng mở nhằm phát huy tính sáng tạo của thí sinh.
Công tác ra đề và phản biện năm nay được thực hiện theo một quy trình nghiêm ngặt. Mỗi môn thi có một tổ ra đề thi gồm tổ trưởng, các cán bộ biên soạn đề thi và các cán bộ phản biện đề thi là giảng viên từ một số các ĐH, học viện, trường ĐH, CĐ chuyên viên của Sở GDĐT, giáo viên đang giảng dạy chương trình THPT ở trường THPT. Đề thi khi soạn thảo xong sẽ được tổ chức phản biện. Những người tham gia công tác ra đề thi các năm trước mà có xảy ra sai sót sẽ không được mời tham gia ra đề thi.
Chú ý lỗi mang điện thoại di động
Một trong những lỗi thí sinh hay vi phạm nhất, dù năm nào cũng được nhắc nhở, đó là mang điện thoại di động vào phòng thi.
Trước môn thi đầu tiên, thí sinh phải tập trung tại các hội đồng thi tốt nghiệp để nghe phổ biến quy chế thi, trong đó quy định rõ những vật dụng nào được phép và không được phép mang vào phòng thi. Quy chế tốt nghiệp đều khẳng định rõ, thí sinh mang tài liệu và điện thoại di động vào phòng thi, dù không sử dụng vẫn bị coi là vi phạm. Thực tế của những năm trước cho thấy, nhiều thí sinh mang tài liệu, điện thoại vào phòng thi vì sơ ý hoặc để giải quyết tâm lý "cho yên tâm", tuy nhiên, đây là những vật dụng bị cấm, không được phép mang vào phòng thi.
Một lỗi mà thí sinh hay bị mất điểm là làm cả hai phần tự chọn, trong khi yêu cầu chỉ làm một trong hai phần. Khi làm bài thi tự luận, thí sinh cần đọc kỹ đề trước khi làm bài để tránh hiểu sai đề. Tránh viết bài bằng hai loại mực, chọn những câu dễ làm trước, câu khó làm sau, nếu làm sai thì gạch bỏ và làm lại.
Để làm tốt môn thi trắc nghiệm, thí sinh cần phân phối thời gian làm bài hợp lý. Không nên dừng lại quá lâu ở một câu hỏi được cho là khó nhưng cũng không vội vàng chọn câu trả lời mà chưa đọc hết 4 chọn lựa (A, B, C, D). Thí sinh cần loại trừ nhanh 2 chọn lựa sai thì sẽ còn lại 1 chọn lựa đúng và một chọn lựa gần đúng, từ đó cẩn thận rút ra đáp án từ 2 chọn lựa này.
Theo Nguyên Minh (Lao động)
'Nhiều phao thi không có nghĩa coi thi không nghiêm' Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ GD - ĐT trước những thắc mắc của các báo về việc các hội đồng coi thi xuất hiện nhiều phao thi nhưng số thí sinh vi phạm quy chế thi lại giảm mạnh so với năm trước. Theo thống kê của Bộ GD - ĐT, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay có 27...