Bộ GD-ĐT đề xuất mua SGK bằng ngân sách và đưa vào thư viện để sử dụng nhiều lần

Theo dõi VGT trên

Chiều 21/6, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp với lãnh đạo Bộ ( Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Tài chính, Ủy ban Văn hóa-Giáo dục của Quốc hội…

về các vấn đề liên quan đến sách giáo khoa (SGK).

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, đổi mới giáo dục là vấn đề rất lớn, trong đó đổi mới chương trình, SGK là nhiệm vụ nhận được sự quan tâm cao của người dân. Bộ GD-ĐT phải có biện pháp tuyên truyền, tham khảo, tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân vì SGK là vấn đề liên quan trực tiếp đến đông đảo giáo viên, phụ huynh và học sinh.

Phó Thủ tướng lưu ý, hội thảo về SGK do Bộ GD-ĐT tổ chức phải làm rõ các vấn đề quan trọng liên quan đến các bộ SGK mới trên tinh thần công khai, cởi mở, giữ vững định hướng của Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đồng thời tiếp thu xu thế của thế giới, phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Bộ GD-ĐT đề xuất mua SGK bằng ngân sách và đưa vào thư viện để sử dụng nhiều lần - Hình 1

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp về các vấn đề liên quan đến sách giáo khoa (SGK).

Tại cuộc họp, lãnh đạo Bộ GD-ĐT báo cáo, làm rõ một số vấn đề nóng liên quan đến SGK đang được người dân, xã hội quan tâm hiện nay như: Nội dung các bộ sách; những yếu tố cấu thành giá sách; tính ổn định của nội dung và khả năng sử dụng nhiều lần của các bộ sách hiện nay; việc sử dụng sách bổ trợ, sách giáo viên, sách tham khảo; quy mô thị trường sách; hệ thống phân phối; đề xuất ưu đãi về thuế cho các nhà xuất bản…

Với trách nhiệm là cơ quan quản lý nhà nước về chuyên môn, Bộ GD-ĐT đã tích cực triển khai các giải pháp để giảm giá SGK như sửa đổi, ban hành quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa SGK; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn SGK; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia Thẩm định GD-ĐT…

Đáng chú ý, tại cuộc họp, Bộ GD-ĐT đã đề xuất phương án sử dụng ngân sách nhà nước mua SGK đưa vào thư viện trường học cho học sinh mượn, sử dụng nhiều lần.

Phát biểu tại cuộc họp, đại diện Bộ Tài chính khẳng định, Bộ đã phối hợp chặt chẽ với Bộ GD-ĐT trong việc rà soát phương án kê khai giá SGK của các nhà xuất bản; khuyến nghị các đơn vị giảm chi phí trung gian để giảm giá SGK.

Theo đại diện Bộ Tài chính, giá SGK tăng do trong cơ cấu giá có chi phí phát hành, chi phí đầu tư để tổ chức bản thảo (trước đây sử dụng bằng toàn bộ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn ODA) và các khoản chi phí khác như truyền thông; triển khai thị trường; bồi dưỡng, tập huấn và sử dụng sách; chi phí tặng sách cho cơ sở giáo dục… Bên cạnh đó, do thay đổi về chất lượng, tăng khổ giấy lên 1,3 lần, sách mới tiên tiến hơn với các phần mềm điện tử ( video, hệ thống bài tập, đ.ánh giá năng lực học sinh…).

Đại diện Bộ Tài chính đề nghị Bộ GD-ĐT phân biệt rõ SGK và sách tham khảo; đồng thời quan tâm hơn nữa đến công tác truyền thông để người dân hiểu rõ các khoản mục chi phí trong biên soạn, in ấn, phát hành SGK…

Bộ GD-ĐT đề xuất mua SGK bằng ngân sách và đưa vào thư viện để sử dụng nhiều lần - Hình 2

Đồng quan điểm, đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Văn hóa-Giáo dục của Quốc hội cho rằng, trong thời gian qua, ngành Giáo dục đã có nhiều sự đổi mới tích cực trong vấn đề đổi mới sách giáo khi có sự thay đổi về chất lượng dựa trên quy chuẩn đã được nghiên cứu, tham khảo từ các bộ SGK trên thế giới. Tuy nhiên, đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến đông đảo người dân nên các ý kiến đề nghị Bộ GD-ĐT cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhận được sự đồng thuận, thống nhất cao của người dân.

Video đang HOT

Ghi nhận các ý kiến phát biểu tại cuộc họp, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết sẽ sớm tổ chức các diễn đàn, hội thảo về SGK; kết hợp triển lãm, trưng bày các bộ SGK nước ngoài, SGK điện tử để các chuyên gia, người dân, giáo viên, học sinh… thấy được những thay đổi về chất lượng và hình thức các bộ SGK ở Việt Nam hiện nay.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đề nghị, trên cơ sở việc tham khảo kinh nghiệm của các nước và thực tiễn triển khai ở Việt Nam, các ý kiến, tham luận tại hội thảo về SGK do Bộ GD-ĐT tổ chức cần trả lời được một số câu hỏi như: Dự kiến số lượng các bộ SGK ở Việt Nam trong thời gian tới; tính ổn định của nội dung, khả năng sử dụng lại nhiều lần của các bộ SGK sau khi hoàn thành lộ trình đổi mới, tiến tới thực hiện số hóa, triển khai SGK điện tử trong tương lai… Đồng thời, làm rõ các quy định, hướng dẫn sử dụng SGK, sách bổ trợ, sách tham khảo liên quan đến đổi mới việc dạy, kiểm tra, đ.ánh giá học sinh; công khai các quy định về thẩm định, biên soạn, phê duyệt các bộ SGK nhằm bảo đảm nội dung phù hợp với chương trình, cần công bố bản thảo để xã hội, cộng đồng vào “nhặt sạn”; đ.ánh giá quy mô thị trường SGK, sách bổ trợ, sách tham khảo để đề ra các giải pháp hỗ trợ học sinh, giáo viên hiệu quả; đưa ra giải pháp tháo gỡ những vướng mắc trong vấn đề định giá, hỗ trợ về thuế cho các doanh nghiệp…

Về hỗ trợ SGK cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu phương án sử dụng ngân sách nhà nước để mua SGK, đưa vào thư viện các trường học cho học sinh mượn dùng.

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Đề nghị quy định Lịch sử là môn học bắt buộc

Tại báo cáo gửi UBTVQH, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục nêu rõ đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp thu ý kiến các tầng lớp nhân dân, đội ngũ chuyên gia lịch sử, các đại biểu Quốc hội, quy định môn học Lịch sử cấp Trung học Phổ thông trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là môn học bắt buộc với khối lượng kiến thức phù hợp; tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và cách thức thi, kiểm tra, đ.ánh giá kết quả giáo dục đối với môn học.

Trước đó, theo tinh thần của Nghị quyết 29 của Trung ương và Nghị quyết 88 của Quốc hội về hai giai đoạn giáo dục phổ thông, ở cấp Trung học phổ thông phân hóa, giảm số môn học bắt buộc và tăng môn học, chủ đề tự chọn.

Nghị quyết 88 cũng nêu rõ: "Thực hiện một chương trình giáo dục phổ thông thống nhất nhưng mềm dẻo, linh hoạt. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình giáo dục phổ thông, quy định những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh cần đạt được sau mỗi cấp học, những lĩnh vực và nội dung giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc".

Tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 10 của Quốc hội diễn ra vào ngày 27/11/2015, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện các nghị quyết của Quốc hội khóa XIII, trong đó có yêu cầu tiếp tục giữ môn học Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới.

Chương trình giáo dục phổ thông đã được ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Riêng Lịch sử trở thành môn Lịch sử và Địa lí (bậc trung học cơ sở), đây cũng là môn lựa chọn của tổ hợp Khoa học xã hội (bậc trung học phổ thông).

Đáng nói, vào thời điểm tháng 4/2022, dư luận dấy lên tranh cãi trái chiều khi bàn về Lịch sử là môn học lựa chọn. Trên diễn đàn báo chí cũng đặt vấn đề lo ngại vì nếu Lịch sử là môn lựa chọn thì sẽ ít có học sinh đăng kí, rồi phai nhạt lòng yêu nước...

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Đề nghị quy định Lịch sử là môn học bắt buộc - Hình 1

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh

Liên quan vấn đề này, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội vừa có báo cáo chuyên đề gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về "Việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với môn Lịch sử cấp Trung học Phổ thông."

Báo cáo nêu rõ: Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhiều ý kiến cử tri, nhân dân và dư luận băn khoăn đối với quy định môn học Lịch sử cấp Trung học Phổ thông là môn học lựa chọn, không phải là môn học bắt buộc; đồng thời cho rằng quy định này sẽ ảnh hưởng tới mục tiêu giáo dục lòng yêu nước, truyền thống lịch sử dân tộc cho học sinh.

Trên cơ sở tổng hợp ý kiến cử tri trước Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giao Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tiếp tục giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, trong đó có nội dung liên quan đến môn học Lịch sử ở cấp Trung học Phổ thông, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến.

Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tổ chức Tọa đàm tham vấn chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà giáo; dự phiên họp của Văn phòng Chính phủ về môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông...

3 khả năng khi Lịch sử là môn tự chọn

Cơ quan của Quốc hội cho biết, trên cơ sở tổng hợp ý kiến cử tri trước Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giao Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tiếp tục giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, trong đó có nội dung liên quan đến môn học Lịch sử ở cấp trung học phổ thông, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến.

Thực hiện chỉ đạo trên, cơ quan này tổ chức Tọa đàm tham vấn chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà giáo; dự phiên họp của Văn phòng Chính phủ về môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông và nghiên cứu báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được phân chia 2 giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản 9 năm (từ lớp 1 đến lớp 9); giai đoạn định hướng nghề nghiệp 3 năm (từ lớp 10 đến lớp 12); thể hiện sự công phu, khoa học, nhìn chung đáp ứng yêu cầu đổi mới và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Đến nay Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được triển khai đối với lớp 1 (năm học 2020 - 2021), đối với lớp 2, 6 (năm học 2021-2022) và tiếp tục triển khai đối với lớp 3, 7 và lớp 10 (năm học 2022-2023).

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cho rằng, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã quán triệt tinh thần Nghị quyết của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo; Nghị quyết của Quốc hội và Quyết định của Chính phủ; được xây dựng và ban hành theo quy định của pháp luật; huy động lực lượng các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục tham gia xây dựng và thẩm định.

Chương trình môn học Lịch sử là nội dung bắt buộc trong toàn bộ giai đoạn giáo dục cơ bản (cấp tiểu học và trung học cơ sở) và là môn lựa chọn trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (trung học phổ thông), được thiết kế theo hướng chuyên sâu.

Khi môn Lịch sử cấp trung học phổ thông là môn học lựa chọn sẽ có 3 khả năng xảy ra:

Nếu học sinh lựa chọn môn Lịch sử là một trong 5 môn học lựa chọn, học sinh sẽ học tổng thời lượng 210 tiết/3 năm học (tăng 70 tiết so với Chương trình giáo dục phổ thông 2006).

Nếu học sinh lựa chọn môn Lịch sử là một trong 5 môn học lựa chọn, đồng thời lựa chọn chuyên đề học tập là môn Lịch sử, học sinh sẽ học tổng thời lượng 315 tiết/3 năm học (tăng 175 tiết).

Còn nếu học sinh không lựa chọn môn Lịch sử thì không học thêm tiết nào. Kiến thức phổ thông dừng lại ở kiến thức chương trình tiểu học, trung học cơ sở và tích hợp ở một số môn học khác. Về thời lượng học ít hơn Chương trình giáo dục phổ thông 2006 là 140 tiết.

Cũng như ở giai đoạn giáo dục cơ bản, ở cấp Trung học Phổ thông, nội dung giáo dục lịch sử cũng được đưa vào nội dung giáo dục của địa phương, trong đó có những chủ đề về lịch sử địa phương chiếm thời lượng khoảng 10 tiết/năm học cho mỗi lớp. Đồng thời, môn Giáo dục quốc phòng và an ninh cấp Trung học Phổ thông là môn học bắt buộc với thời lượng 35 tiết/năm học, trong đó giáo dục cho học sinh về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Là môn học bắt buộc với khối lượng kiến thức phù hợp

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cho rằng, so với Chương trình môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông 2006 thì Chương trình môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có nhiều điểm mới.

Theo đó, Chương trình được xây dựng theo hướng tinh giản, giảm những kiến thức mang tính hàn lâm, chú trọng đến việc hình thành năng lực và phẩm chất cho học sinh; chú trọng đổi mới về phương pháp, hình thức dạy học, kiểm tra, đ.ánh giá; khuyến khích tự học, học tập chủ động, sáng tạo của học sinh.

Nội dung Chương trình môn Lịch sử ở cấp Tiểu học được thiết kế theo phạm vi mở rộng dần về không gian địa lý và không gian xã hội; từ địa lý, lịch sử của địa phương, vùng miền, đất nước Việt Nam đến địa lý, lịch sử của các nước láng giềng, khu vực, thế giới, giúp học sinh làm quen với một số nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới.

Chương trình môn lịch sử ở bậc Trung học Phổ thông (từ lớp 10 đến lớp 12) được thiết kế theo hệ thống các chủ đề, chuyên đề học tập, giúp học sinh hình thành, phát triển tư duy lịch sử, tư duy hệ thống, tư duy phản biện, kĩ năng khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu, nhận thức, trình bày lịch sử trong logic lịch đại và đồng đại, kết nối quá khứ với hiện tại...

Kết quả tổng hợp kiến nghị của cử tri, nhân dân, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà giáo cho thấy, đa số các ý kiến không đồng tình đối với việc đưa môn Lịch sử cấp Trung học Phổ thông thành môn lựa chọn. Bởi Lịch sử là môn học đặc biệt quan trọng, giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng đối với thế hệ trẻ; giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống văn hóa, lịch sử; bồi dưỡng năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội; từ đó hình thành những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại.

Bên cạnh đó, xét về tâm sinh lý lứa t.uổi, học sinh Trung học phổ thông (từ 15 đến 17 t.uổi) có sự trưởng thành về nhận thức, khả năng tiếp nhận tốt hơn về lịch sử đất nước và lịch sử cách mạng Việt Nam. Đây cũng là lứa t.uổi quyết định sự hình thành thế giới quan, hệ thống quan điểm về tự nhiên, về xã hội, về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử, định hướng giá trị của con người.

Xét về khoa học giáo dục, việc bồi dưỡng kiến thức lịch sử cho học sinh Trung học Phổ thông là cần thiết nhằm phát triển con người toàn diện, khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của con người Việt Nam. Tuy nhiên, nếu học sinh không lựa chọn môn lịch sử ở cấp Trung học Phổ thông (thực tiễn cho thấy, số lượng này có thể lên tới 50%), các em sẽ không được tiếp cận với những kiến thức rất quan trọng, có ý nghĩa giáo dục đối với lứa t.uổi này.

Đặc biệt, ở nhiều nước trên thế giới, môn Lịch sử trong Chương trình Trung học Phổ thông luôn là môn học bắt buộc.

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục thống nhất với quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học và nhân dân đối với môn học Lịch sử; sự cần thiết cân nhắc phương án đối với việc dạy học môn Lịch sử cấp Trung học Phổ thông và xin ý kiến các cấp có thẩm quyền trong thời gian tới.

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cho rằng, môn Lịch sử cần được xác định vị trí đặc biệt quan trọng trong Chương trình giáo dục phổ thông theo đúng tinh thần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đúng tinh thần Nghị quyết số 113/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội, đồng thời bảo đảm mục tiêu "chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống văn hóa, lịch sử..." hình thành nhân cách, lòng yêu nước, sự hiểu biết, nhận thức về truyền thống dân tộc của học sinh và cho thế hệ trẻ.

Từ những phân tích này, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp thu ý kiến các tầng lớp nhân dân, đội ngũ chuyên gia lịch sử, các đại biểu Quốc hội, quy định môn học Lịch sử cấp Trung học Phổ thông trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là môn học bắt buộc với khối lượng kiến thức phù hợp; tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và cách thức thi, kiểm tra, đ.ánh giá kết quả giáo dục đối với môn học; đồng thời truyền cảm hứng cho học sinh yêu thích môn Lịch sử.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tăng cường công tác tuyên truyền về Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nói chung, Chương trình môn Lịch sử nói riêng để tăng thêm sự đồng thuận, ủng hộ của xã hội trong việc triển khai thực hiện

Cuối cùng thì ý kiến của cơ quan hữu quan cũng đã được chính thức đưa ra. Song có điều, ở một góc độ khác dư luận cũng cho rằng, các ý kiến của người dân, giáo viên, chuyên gia băn khoăn về việc môn Sử là môn lựa chọn có lẽ không phải đến thời điểm này mới có. Quá trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ít nhất cũng đã bắt đầu từ nhiều năm trước, nếu trong khoảng thời gian đó, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội có đề nghị Lịch sử là môn bắt buộc sớm hơn thì có lẽ ngành Giáo dục đã không rơi vào tình cảnh hiện nay.

Muộn kéo theo nhiều hệ lụy, sẽ còn rất nhiều việc phải làm trước đề nghị chính thức này của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, và nếu như Ủy ban Thường vụ Quốc hội chấp nhận đề nghị này, thì Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục đứng trước bài toán khó cần có những lời giải thông minh, sáng tạo và quyết đoán với một quyết tâm lớn lao để có thể giải quyết được vấn đề cho cả người dạy và người học cũng như làm an lòng cha mẹ học sinh và tìm được tiếng nói đồng thuận của dư luận, khi mà chỉ còn khoảng 3 tháng nữa là triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở lớp 10. Thời điểm này, các trường cũng đã sắp xếp nhân sự, thiết kế tổ hợp môn, lên kế hoạch năm học 2022-2023.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Giọt nước mắt của Ronaldo và luật bất thành văn của tuyển Bồ Đào Nha
19:02:29 02/07/2024
Mỹ nhân "Bản tình ca mùa đông" ôm hối hận lớn, giấu chồng suốt 6 năm
20:01:38 02/07/2024
Quang Lê cầm hai cọc t.iền mặt trả cát-xê cho Như Quỳnh: "Chỉ là chút xíu thôi, còn ngân phiếu nữa"
21:43:32 02/07/2024
Lisa bị mỉa mai thùng rỗng kêu to, viết lời vô nghĩa, sáo rỗng, vô ơn với Blink?
21:34:21 02/07/2024
Thái Trinh hé lộ mối quan hệ với mẹ chồng sau khi kết hôn
20:20:04 02/07/2024
Hai cháu bé mất liên lạc ở Lào Cai: Uống nước trong téc để duy trì sự sống
21:57:54 02/07/2024
Khốc liệt nhất lúc này: Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai và Anh Trai Say Hi, show nào đang viral hơn?
21:33:22 02/07/2024
Hôn nhân của Jennifer Lopez và Ben Affleck đã kết thúc nhiều tháng trước
19:45:28 02/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Mai Dora phơi nắng khoe đường cong đắt giá, không quên làm một điều

Netizen

01:02:36 03/07/2024
Mệnh danh là nữ hoàng sexy nhất làngMCEsports, mỗi bài đăng khoe đường cong n.óng b.ỏng, show da thịt táo bạo đều khiến Mai Dora trở thành tâm điểm chú ý. Dù là hoa có chủ, song sức hút của cô nàng chưa bao giờ giảm sút.

Euro 2024: Truyền thông Bồ Đào Nha kêu gọi đẩy Ronaldo lên ghế dự bị

Sao thể thao

00:16:51 03/07/2024
Sau trận đấu nhiều cảm xúc trước Slovenia rạng sáng 2-7, Cristiano Ronaldo bị một tờ báo chấm điểm 4/10 và có tờ báo còn kêu gọi không nên để anh đá chính ở trận tứ kết gặp Pháp sắp tới

Bí kíp pha chế trà sữa matcha đậm vị, thơm ngon cực đơn giản

Ẩm thực

23:54:01 02/07/2024
Hương matcha đậm đà kết hợp cùng vị béo ngậy và ngọt của sữa tạo nên một ly trà sữa matcha ngon tuyệt, kích thích mọi giác quan.

5 ưu điểm vượt trội của sữa rửa mặt dạng bọt chị em nên biết

Làm đẹp

23:45:28 02/07/2024
Lớp bọt mịn màng giống như một dụng cụ massage tự nhiên giúp kích thích lưu thông m.áu dưới da. Điều này giúp cung cấp dưỡng chất và oxy tốt hơn cho các tế bào da, giúp da trở nên tươi sáng và khỏe mạnh hơn.

Chiêu lừa trên không gian mạng khiến 282 lượt khách mất t.iền từ thẻ tín dụng

Pháp luật

23:43:30 02/07/2024
Ngày 1/7, kết thúc phiên tòa sơ thẩm, TAND tỉnh Phú Yên đã tuyên phạt 5 bị cáo về tội Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Chia sẻ bất ổn của Quỳnh Lương gây xôn xao

Sao việt

23:36:48 02/07/2024
Vào ngày 31/5 vừa qua, nữ diễn viên sinh năm 1995 đã bộc bạch cho biết bản thân đang có tâm trạng không tốt, gặp nhiều vấn đề khó khăn trong nhóm chat trên Instagram.

Sao nam sốc vì fan cuồng đột nhập vào nhà chụp trộm, cưỡng hôn

Sao châu á

23:04:16 02/07/2024
Cựu thành viên TVXQ Kim Jaejoong tiết lộ trải nghiệm kinh hoàng với những người hâm mộ đã xâm phạm nhà riêng của anh.

Ngoài kênh đào nổi tiếng, Panama còn có phố cổ, khu bảo tồn thiên nhiên xanh mát

Du lịch

22:56:21 02/07/2024
Panama, đất nước nổi tiếng với kênh đào Panama kỳ vĩ, không chỉ là điểm đến hấp dẫn cho những ai đam mê khám phá lịch sử và kỹ thuật.

Quyền Linh xót xa cho cô gái Nhật đến 'Bạn muốn hẹn hò' nhưng bị từ chối

Tv show

22:54:28 02/07/2024
Cô gái Nhật U.40 khiến Quyền Linh - Ngọc Lan thích thú khi đến chương trình Bạn muốn hẹn hò tìm bạn trai. Tuy nhiên, sau quá trình tìm hiểu, cô bị từ chối hẹn hò với lý do khác biệt văn hóa và ngôn ngữ.

Bùi Lý Thiên Hương, Bích Tuyền và loạt 'người quen' tại Miss Grand Vietnam 2024

Người đẹp

22:49:47 02/07/2024
Với kinh nghiệm trình diễn dày dạn, dàn người đẹp như Bùi Lý Thiên Hương, Lâm Thị Bích Tuyền... được đ.ánh giá cao khi trở lại đường đua Miss Grand Vietnam 2024.

Bên trong bữa tiệc sinh nhật hoành tráng mừng t.uổi 40 của Khloé Kardashian

Sao âu mỹ

22:46:58 02/07/2024
Em gái Kim siêu vòng 3 đã có bữa tiệc sinh nhật hoành tráng bên cạnh gia đình, bạn bè và nhiều ngôi sao nổi tiếng.