Bộ GD-ĐT công bố toàn cảnh xét tuyển NV2
Truy cập vào địa chỉ www.monet.gov.vn để biết chi tiết từng khối ngành, chỉ tiêu, điều kiện xét tuyển NV2 của từng trường.
Bộ GD-ĐT vừa công bố toàn cảnh NV2 của các trường ĐH, CĐ trên cả nước, gồm chỉ tiêu, thông tin ngành học, điểm xét tuyển… Bộ cũng đề nghị sở GD-ĐT các địa phương phải gửi thông báo điều kiện xét tuyển NV2 đến các trường THPT để thí sinh nắm rõ.
Theo đó, 273 trường ĐH, CĐ thông báo nhận hồ sơ xét NV2, trong đó có nhiều trường lấy tới hàng trăm chỉ tiêu. Đa số các trường đều có điểm tuyển từ điểm sàn trở lên, một số trường “tốp trên” như các trường thuộc ĐH Quốc gia, một số trường có ngành kinh tế… điểm tuyển cao hơn, từ 16 điểm trở lên…
Trong những ngày đầu tiên nhận hồ sơ NV2, đa số các trường cho biết lượng thí sinh tới nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) không nhiều, phần lớn là tới để tìm hiểu kỹ hơn ngành học. Do năm nay thời gian nhận hồ sơ ĐKXT kéo dài hơn, các thí sinh có nhiều thời gian suy nghĩ, lựa chọn trường thích hợp. Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng quy định trong 15 ngày đầu của thời hạn nhận hồ sơ ĐKXT, thí sinh được quyền rút lại hồ sơ ĐKXT đã nộp để nộp sang trường khác có khả năng trúng tuyển cao hơn. Nếu đã nộp hồ sơ ĐKXT vào một trường nào đó, căn cứ trên thông tin nhà trường công bố, thí sinh cũng có thể rút lại hồ sơ ĐKXT đã nộp để nộp vào trường khác có cơ hội trúng tuyển cao hơn. Năm nay, thời gian nộp hồ sơ NV2 của thí sinh từ ngày 25-8 đến 15-9. Các trường sẽ không thay đổi thời gian nhận hồ sơ sớm hơn hay muộn hơn thời gian trên, do vậy, các thí sinh cần chú ý để không nộp quá trễ.
Hệ ĐH có rất nhiều trường có chỉ tiêu NV2 lớn như trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội lấy 425 chỉ tiêu NV2 khối A với mức điểm thấp nhất là 16 điểm. Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên lấy 1.611 chỉ tiêu NV2 với mức điểm khối A bằng điểm sàn. Trường ĐH Nông Lâm lấy 557 chỉ tiêu với điểm xét tuyển khối A từ 13 và khối B từ 14 điểm. Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội lấy 650 chỉ tiêu, trong đó có một số chuyên ngành có số điểm xét tuyển từ 13,5 điểm như khoa học máy tính, kỹ thuật phần mềm, thiết kế thời trang, công nghệ may. Trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM lấy 670 chỉ tiêu NV2.
Thí sinh trao đổi bài thi. (Ảnh minh họa).
Một số ĐH vùng cũng lấy rất nhiều chỉ tiêu NV2 như Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh lấy 660 chỉ tiêu; Trường ĐH Đà Lạt 1.845 chỉ tiêu.
Ở hệ CĐ, nhiều trường công bố chỉ tiêu xét tuyển NV2 khá lớn như hệ CĐ của trường ĐH Công nghiệp Hà Nội lấy tới 4.750 chỉ tiêu; Trường CĐ Bán công Công nghệ và Quản trị doanh nghiệp lấy 700 chỉ tiêu NV2 với số điểm xét tuyển từ 10 điểm trở lên với khối A.
Video đang HOT
Để xem chi tiết từng khối ngành, chỉ tiêu và điều kiện xét tuyển của từng trường, thí sinh có thể truy cập địa chỉ website của từng trường hoặc của Bộ GD-ĐT: http://www.moet.gov.vn.
* Đến ngày 28-8, nhiều trường ĐH, CĐ vẫn chưa công bố thông tin hồ sơ NV2 như yêu cầu của Bộ GD-ĐT. Một số trường có công bố nhưng thông tin hồ sơ không đầy đủ
Tại TPHCM, sau 2 ngày nhận hồ sơ NV2, Trường ĐH Sài Gòn nhận được nhiều hồ sơ nhất (gần 4.500 hồ sơ); Trường ĐH Công nghiệp TPHCM nhận được gần 500 hồ sơ hệ ĐH và 600 hồ sơ hệ CĐ; Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM nhận được 400 hồ sơ, Trường ĐH Luật TPHCM nhận được 118 hồ sơ… Theo thống kê của các trường, các ngành khối kinh tế như tài chính ngân hàng, kế toán – kiểm toán nhận được nhiều hồ sơ, trong khi các ngành xã hội nhận được rất ít.
* Trường ĐH Y Dược TPHCM vừa chính thức thông báo điều chỉnh điểm chuẩn các ngành. Điểm chuẩn công bố trước đây gồm 2 mức cho hệ ngân sách và hệ ngoài ngân sách, nay điều chỉnh thành một mức điểm chung. Cụ thể, điểm chuẩn ngành bác sĩ đa khoa: 26; bác sĩ răng – hàm – mặt: 24,5; dược sĩ ĐH: 25,5; bác sĩ y học cổ truyển: 21,5; bác sĩ y học dự phòng: 20,5; điều dưỡng: 19,5; y tế công cộng: 17; xét nghiệm 21,5; vật lý trị liệu: 20; kỹ thuật hình ảnh: 21; kỹ thuật phục hình răng: 23; hộ sinh: 20; gây mê hồi sức: 21,5.
Như vậy, so với điểm chuẩn đối với hệ ngân sách mà Trường ĐH Y Dược TPHCM công bố trước đây thì có 3 ngành điểm chuẩn giảm 0,5 điểm, gồm: bác sĩ đa khoa, bác sĩ răng – hàm – mặt, dược sĩ ĐH. Tuy nhiên, so với mức điểm chuẩn của hệ ngoài ngân sách trước đây thì điểm chuẩn chung mới điều chỉnh cao hơn 1-2 điểm. Theo đó, trên 300 thí sinh trúng tuyển hệ ngoài ngân sách trước đây nay không trúng tuyển. Đại diện của trường cho biết lý do điều chỉnh là vì Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường chỉ công bố một mức điểm chuẩn cho tất cả thí sinh.
Theo PLXH
Quanh chuyện "hạ chuẩn" giáo viên
"Các em giờ đều là con 1 hoặc là con út trong gia đình, sinh ra đã được bố mẹ phục vụ đâu phải chăm sóc em út. Vậy hỏi cớ gì lớn lên, các em lại chọn công việc đi... đổ bô", một giáo viên mầm non chia sẻ.
Liên tục những năm gần đây, đầu năm học, ngành giáo dục lại vang lên điệp khúc thiếu giáo viên (GV). Từ bậc học thấp nhất cho đến bậc học cao nhất, đâu đâu cũng thiếu. Không chỉ thiếu hiện tại mà thì còn thấy rõ sự thiếu hụt nghiêm trọng ở thì tương lai khi mà thí sinh thi vào các trường Sư phạm năm sau luôn thấp hơn năm trước, điểm chuẩn hạ ầm ầm vẫn không tuyển đủ, thậm chí nhiều ngành Sư phạm ở một số trường còn phải đóng cửa vì không có người học.
Chuẩn giáo viên đang được hạ cả đầu vào lẫn đầu ra. (Ảình chỉ mang tính minh họa).
Chẳng phải nói dông dài nhiều người cũng hiểu được vì sao ngành Sư phạm ngày càng "rớt giá" như hiện nay. Nhưng từ chia sẻ của chính những nhà giáo có lẽ mới "thấm" hết được tại sao nghề giáo lại được "ưu tiên" hạ chuẩn đến vậy?
Thà đi giúp việc...
Tại một hội thảo về giáo dục tại TPHCM cách đây không lâu, một vị lãnh đạo thuộc phòng giáo dục ở Q.3 khi nói về tình trạng thiếu GV trên địa bàn mình đã... bật khóc. Bà khóc có lẽ không hẳn chỉ vì mai mốt các trường ở quận mình không có GV đứng lớp mà dường như dồn nén bấy lâu có dịp bật ra.
Vẫn là câu chuyện về đời sống GV. GV bây giờ gánh áp lực rất nhiều mà thu nhập thấp thì quá thấp. Bà không kêu thẳng ra như vậy mà nói ngắn gọn: "Có GV bỏ nghề đến nói với tôi: "Thà đi giúp việc còn tốt hơn chị ạ, thu nhập còn được 3 - 4 triệu, công việc nhẹ còn có thời gian lo cho gia đình, chồng con".
Từ nhỏ được phục vụ, lớn lên chịu đi... đổ bô?
Năm học này, chính thức về hưu, kết thúc hơn 35 năm gắn bó với nghề dạy trẻ, cô Vũ Thị Thanh Vân, nguyên phó hiệu trưởng trường Mầm non Thành phố (TPHCM) còn mang nhiều tâm tư về nghề. Theo cô Vân, tình trạng thiếu GV không có gì khó hiểu không chỉ riêng về vấn đề thu nhập mà còn xuất phát từ chính công việc. Nếu trường đây, ngành nghề nào cũng tương đương nhau, nghề nhà giáo cũng như bao nghề khác, thậm chí có phần được coi trọng thì giờ đang "tụt dốc", có sự khác biệt rõ ràng với các ngành khác.
"Hãy nghĩ xem, bây giờ mỗi gia đình chỉ sinh 1 hoặc 2 con, các em được bố mẹ phục vụ tận răng, không phải chăm sóc em út gì. Vậy hỏi cớ sao lớn lên các em lại phải chọn cái nghề mà tôi xin lỗi nói tuột ra là... đi đổ bô", cô Vân nói thẳng.
Cô Vân phân tích, ngày nay người ta đi học Sư phạm bởi 3 lý do. Một là đam mê nhưng lý do này rất ít vì nhiều em có đam mê đi nữa thì vẫn gạt bỏ theo nghề khác hai là những em vì điều kiện gia đình nên theo học Sư phạm để không mất học phí, sau này sẽ tìm cơ hội ở những lĩnh vực khác và cuối cùng là những người quá kém, chẳng vào nổi đâu nữa thì đi... Sư phạm.
Cô dẫn chứng, rất nhiều GV chấp nhận đến trường dạy học nhưng không bận tâm đến thành tích, khen thưởng, thậm chí kỷ luật vẫn... vui. Bởi họ tạm thời dừng chân ở trường học, còn vẫn tích học lên, học nâng cao, khi có cơ hội là đi ngay.
Sống một mình thì đủ
Trong hội nghị tổng kết năm học tại một tỉnh thành nọ, một phó hiệu trưởng xung phong hỏi lãnh đạo cao nhất trong Sở GD-ĐT: "Theo giám đốc, GV đã sống được bằng nghề của mình chưa?".
Vị giám đốc trả lời câu hỏi một cách đầy hài hước nhưng cũng không kém phần chua xót: "Nếu sống một mình thì sống được".
Câu trả lời của vị giám đốc làm tôi liên tưởng đến không ít GV khi lập gia đình phải bỏ dạy tìm công việc khác vì khi đó "họ không thể chỉ sống cho riêng mình". Hay có những thầy cô giáo vì công việc trồng người mà phải gác bỏ hạnh phúc riêng.
Một cô giáo 23 tuổi, dạy tại một trường THPT ở Q.8 (TPHCM) từ chia sẻ, thu nhập của mình chỉ đủ trang trải tiền nhà trọ, tiền ăn uống, sinh hoạt hàng ngày... Còn khi có việc "lớn" như đi cưới, đám giỗ, hay mua đồ dùng trong nhà, học thêm cô phải ngửa tay xin bố mẹ ở quê. Việc lập gia đình cũng bị cô gạt sang một bên vì "Lo cho mình không nổi, lấy gì lo cho gia đình cho con".
Nỗi lo lắng tương lai rồi không có GV đi dạy chứ chưa bàn đến việc GV giỏi không phải là không có cơ sở. Bởi khi thiếu GV, thiếu người theo học ngành Sư phạm buộc phải hạ chuẩn mong cho đủ, dù điều đó chẳng khác nào đồng nghĩa với hạ chất lượng giáo dục.
Chẳng đâu xa, những năm gần đây, điểm chuẩn vào các trường Sư phạm năm sau luôn thấp hơn năm trước, điểm chuẩn hạ ầm ầm vẫn không tuyển đủ người học. Nhiều ngành đã phải đóng cửa. Chẳng đâu xa, mới đây nhất, từ chuẩn năng lực ngoại ngữ bắt buộc với GV dạy tiếng Anh tiểu học là trình độ B2, giờ đã được hạ xuống "chuẩn" thấp hơn là B1 mong cho đủ GV. Nếu còn thiếu, ai dám đảm bảo chuẩn sẽ không tiếp tục hạ? Chuẩn nghề giáo đang hạ từ đầu vào lẫn đầu ra mà còn chưa chắc giải quyết được bài toán thiếu GV.
Theo Dân Trí
TPHCM: Đẩy mạnh phân luồng để thu hút học sinh vào trung cấp Chiều qua 26/8, Sở GD-ĐT TPHCM tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2011-2012 công tác giáo dục chuyên nghiệp và ĐH của TP. Theo đó, Sở cũng nhìn nhận những khó khăn của tuyển sinh vào trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) và đề ra hướng phát triển trong năm tới. Ông Huỳnh Minh Trí, Trưởng phòng Giáo dục chuyên...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

30 tuổi vẫn ế, tôi "mê như điếu đổ" chàng đối tác công ty nhưng càng tiếp xúc với anh tôi lại càng lo sợ
Góc tâm tình
23:05:01 15/04/2025
Lisa bị chê thảm họa tại Coachella
Nhạc quốc tế
23:03:28 15/04/2025
Người Pháp đổ xô đi mua xe Harley-Davidson, người Mỹ nhao đi mua ô tô
Xe máy
22:32:57 15/04/2025
Hàng nghìn ô tô ùn ứ tại các cảng biển ở Mỹ, chờ điều này từ ông Trump
Ôtô
22:29:47 15/04/2025
Nhóm ép khách mua 3 cây nhang 1,6 triệu đồng ở miếu Bà Chúa Xứ phải ngồi tù
Pháp luật
22:18:29 15/04/2025
Đen Vâu, Hoà Minzy, Thanh Thuỷ và các nghệ sĩ tham dự Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc
Sao việt
22:11:51 15/04/2025
50.000 người xem sao nam hạng A công khai quấy rối "nữ thần sexy xứ Hàn"?
Sao châu á
22:04:58 15/04/2025
Lấy chồng hơn 14 tuổi, cô gái Quảng Nam tổ chức đám cưới 'lạ lùng' giữa rừng
Netizen
21:24:20 15/04/2025
Nỗi lo thất nghiệp tăng cao nhất ở Mỹ kể từ sau đại dịch
Thế giới
21:20:29 15/04/2025
Vụ mỹ nhân bạc mệnh qua đời chỉ 4 ngày sau vụ tấn công tình dục: Điều gì thực sự xảy ra trong căn phòng 1219?
Sao âu mỹ
21:19:37 15/04/2025